Mẫu hợp đồng hưởng hoa hồng

Hợp đồng môi giới thương mại là loại hợp đồng dịch vụ mà theo đó một bên (bên môi giới) làm trung gian cho bên có nhu cầu (bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.

2. Hình thức của hợp đồng môi giới thương mại

Hợp đồng môi giới thương mại được thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên.

3. Nội dung của hợp đồng môi giới thương mại

Hợp đồng môi giới thương mại có thể gồm các nội dung sau:

  • Đối tượng của hợp đồng: chính là công việc môi giới. Thỏa thuận về đối tượng của hợp đồng môi giới thương mại bao gồm các thỏa thuận về loại hàng hóa, dịch vụ; số lượng, chất lượng, giá bán,…
  • Yêu cầu và kết quả môi giới;
  • Thời hạn thực hiện;
  • Thù lao môi giới và phương thức thanh toán;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên;
  • Hiệu lực và chấm dứt hợp đồng.

Các bên có thể thỏa thuận và bổ sung thêm một số nội dung khác của hợp đồng không trái với quy định của pháp luật. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì các bên sẽ áp dụng những quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện hợp đồng.

4. Một số lưu ý về môi giới thương mại

Bên môi giới phải là thương nhân, có đăng ký kinh doanh để thực hiện hoạt động môi giới thương mại và không nhất thiết phải có ngành nghề đăng ký kinh doanh trùng với ngành nghề đăng ký kinh doanh của các bên được môi giới. Còn các bên được môi giới không nhất thiết phải là thương nhân.

Phạm vi của hoạt động môi giới thương mại rất rộng. Bao gồm nhiều hoạt động như: tìm kiếm và cung cấp các thông tin cần thiết về đối tác cho bên được môi giới, tiến hành các hoạt động giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ cần môi giới, thu xếp để các bên được môi giới tiếp xúc với nhau, giúp đỡ các bên được môi giới soạn thảo văn bản hợp đồng khi họ yêu cầu

5. Làm như thế nào để viết được một hợp đồng môi giới thương mại đúng quy định của pháp luật?

Để viết hợp đồng môi giới thương mại cần xác định cụ thể các nội dung trong hợp đồng như đã trình bày ở trên và các điều khoản giao kết trong hợp đồng cần tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Mục đích của môi giới là hình thức trung gian thương mại, nhằm tìm kiếm và mở rộng cơ hội bán hàng, tăng lợi nhuận, do đó, khi giao kết hợp đồng, các bên cần chú ý điều khoản về yêu cầu và kết quả môi giới – căn cứ để xác định hiệu quả tối thiểu khi thực hiện hình thức trung gian thương mại này. Lưu ý, mức phạt vi phạm hợp đồng đối với hợp đồng môi giới thương mại nói riêng, hợp đồng thương mại nói chung không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm. 

Hiện nay, việc môi giới đang rất phổ biến trong xã hội theo đó cũng xuất hiện nhiều loại hợp đồng môi giới.

Vậy hợp đồng môi giới là gì?

Qua bài viết dưới đây Luật Quang Huy chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc mẫu hợp đồng môi giới ở Việt Nam.


Tổng quan về bài viết

1. Hợp đồng môi giới là gì?

Hợp đồng môi giới là hợp đồng giữa các bên được môi giới và bên môi giới.

Theo đó, bên môi giới giới thiệu bên thứ ba ký kết hợp đồng cho bên được môi giới hoặc cung cấp những điều kiện để cho bên được môi giới ký kết hợp đồng và được hưởng hoa hồng về việc môi giới này.


2. Mẫu hợp đồng môi giới

Dưới đây là mẫu hợp đồng môi giới thương mại, bạn có thể tham khảo nội dung và cách thức soạn thảo hợp đồng:

TẢI MẪU HỢP ĐỒNG MÔI GIỚI


3. Cách viết hợp đồng môi giới

Để thực hiện giao dịch một cách thuận lợi và an toàn thì việc soạn thảo hợp đồng phải đúng, đủ và rõ ràng theo quy định của pháp luật.

Vì vậy cách soạn hợp đồng cùng rất quan trọng và khi soạn hợp đồng chúng ta phải chú ý những nội dung sau:

  • Thông tin hai bên: Bên môi giới, bên được môi giới ( thông tin về họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú,..)
  • Thông tin chi tiết về đối tượng và nội dung môi giới
  • Nhưng yêu cầu về kết quả trong quá trình môi giới: do 2 bên tự thỏa thuận
  • Phương thức thanh toán, thời gian thanh toán hợp đồng
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên phải được nêu rõ trong hợp đồng
  • Điều kiện giải quyết mâu thuẫn khi có tranh chấp.

4. Các loại hợp đồng môi giới

Luật Quang Huy chuyên hỗ trợ soạn các loại hợp đồng đặc biệt là về hợp đồng môi giới. Hợp đồng môi giới bao gồm rất nhiều loại như sau:

Thứ nhất, hợp đồng môi giới mà quyền và nghĩa vụ của các bên là đặc thù:

  •  Hợp đồng môi giới độc quyền
  •  Hợp đồng môi giới 2 bên, hợp đồng môi giới 3 bên hay nhiều bên

Thứ hai, hợp đồng môi giới với các mục đích khác nhau

    • Hợp đồng môi giới thương mại: hợp đồng môi giới mua bán hàng hóa, hợp đồng môi giới thương mại quốc tế,..
    • Hợp đồng môi giới nhà đất: Hợp đồng môi giới bất động sản, hợp đồng môi giới cho thuê nhà, hợp đồng môi giới chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng môi giới nhà đất cá nhân,…
    • Hợp đồng môi giới dự án

Thứ ba, hợp đồng môi giới dịch vụ tư vấn và môi giới

  • Hợp đồng môi giới xây dựng
  • Hợp đồng môi giới lao đồng,..

5. Quy định của pháp luật về hợp đồng môi giới

5.1 Chủ thể của hợp đồng môi giới

Chủ thể trong hợp đồng môi giới bao gồm bên môi giới và bên được môi giới.

Tùy vào từng loại hợp đồng môi giới mà pháp luật có quy định về điều kiện của chủ thể trong quan hệ môi giới.

Trong môi giới thương mại, pháp luật quy định tại điều 150 luật thương mại 2005 về chủ thể trong môi giới thương mại:

Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.

Như vậy bên môi giới phải là thương nhân, có đăng ký kinh doanh thực hiện môi giới thương mại.

Về bên được môi giới không nhất thiết phải là thương nhân.

5.2 Nội dung hợp đồng môi giới

Nội dung hoạt động môi giới thương mại rất rộng, bao gồm rất nhiều các hoạt động khác nhau như: tìm kiếm và cung cấp thông tin về đối tác cho bên được môi giới, tiến hành các hoạt động giới thiệu hàng hóa dịch vụ môi giới đến người được môi giới….. và thông thường trong hợp đồng môi giới quy định các nội dung như sau:

  • Thông tin các bên giao kết hợp đồng: bên môi giới và bên được môi giới
  • Thông tin các dịch vụ bên môi giới cung ứng
  • Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng
  • Mức thù lao bên môi giới được nhận, hình thức, thời hạn thanh toán…
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên giao kết hợp đồng:
  • Nghĩa vụ của bên môi giới:
  • Nghĩa vụ của bên được môi giới:
  • Các điều khoản khác do các bên thỏa thuận nhưng không trái với quy định của pháp luật.

5.3 Hình thức của hợp đồng môi giới

Pháp luật không có quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng môi giới.

Theo đó, Điều 199 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hình thức của giao dịch dân sự có thể thực hiện thông qua lời nói, hành vi và xác lập bằng văn bản.

Tuy nhiên để tránh xảy ra tranh chấp trong khi thực hiện hợp đồng môi giới các bên nên thực hiện xác lập hợp đồng bằng văn bản.


Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề: Mẫu hợp đồng môi giới.

Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.