Mía bao nhiêu 1 cây

Khánh Hòa - Niên vụ này, giá mía nông dân trồng được công ty mía đường thu mua với mức giá cao nhất trong so với các năm trở lại đây. Tuy giá cao nhưng niềm vui của nông dân trồng mía chưa trọn vẹn bởi áp lực lãi suất ngân hàng, chi phí sản xuất tăng. Từ thực tế này, đòi hỏi nông dân và doanh nghiệp cần có sự thay đổi để tồn tại…

Mía bao nhiêu 1 cây
Giá mía ở Khánh Hòa hiện đang cao kỷ lục nhưng người nông dân vẫn còn lo lắng.

Mía ngọt nhưng… không đều

Trải qua hơn 4 năm liên tục thua lỗ, niên vụ mía năm nay, gia đình ông Phan Dũng - thôn Bắc, xã Ninh Tân, thị xã Ninh Hòa mới cảm nhận được vị ngọt khi mía được công ty mía đường thu mua với giá cao nhất trong các năm trở lại đây.

Theo lời ông Dũng, trừ các chi phí sản xuất, thuê nhân công vận chuyển mía lên xe, gia đình ông chốt lãi hơn 20 triệu đồng/1 ha mía. Với số tiền 20 triệu đồng tuy không lớn nhưng cũng đủ cho gia đình ông Dũng tằn tiện chi tiêu sau một niên vụ mía vất vả.

Không chỉ riêng ông Dũng, tại các vùng trồng mía trọng điểm ở thị xã Ninh Hòa như Ninh Xuân, Ninh Tây, Ninh Sim, nông dân đa phần phấn khởi bởi giá mía được công ty thu mua cao, giá giao động từ 980-1 triệu đồng/tấn. Trừ các chi phí, trung bình nông dân thị xã Ninh Hòa thu nhập từ 15-30 triệu đồng/ tấn mía tùy năng suất.

Mía bao nhiêu 1 cây
Sau hơn 4 năm thua lỗ, người nông dân trồng mía ở Khánh Hòa bắt đầu có lãi.

Vui mừng là vậy nhưng có không ít nông dân lo lắng trước áp lực chi phí sản xuất mía tăng cao. Như trường hợp gia đình ông Đặng Văn Huy trồng hơn 30ha mía ở thôn Bắc, xã Ninh Tây với chí phí đầu tư khoảng 800 triệu đồng.

Trung bình năm nay 1ha mía ông huy thu hoạch khoảng 70 tấn, trừ các chi phí sản xuất, ông Huy có lãi từ 10-15 triệu đồng/ha mía. Theo lời ông Huy, giá phân bón năm nay lên cao cùng với thuê nhân công thu hoạch, vận chuyển mía đã làm giảm lãi của nông dân.

Cũng theo lời ông Huy, nông dân trồng mía thông thường phải đến niên vụ thứ 2, 3 mới có thể thu lãi. Trong thời gian đầu, nông dân đối với mặt thua lỗ, áp lực lãi suất vay vốn ngân hàng, chi phí sản xuất phân bón, vận chuyển. Cùng với đó, đa phần nông dân vẫn duy trì cách sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thiếu bài bản, từ đó giảm chất lượng cây mía bán ra.

Để bám nghề, nông dân trồng mía không còn cách nào khác ngoài phương án thuê đất để trồng tập trung. Cùng với đó, người nông dân cần áp dụng công nghệ cao, đầu tư máy móc, trang thiết bị trồng trọt, thu hoạch.

Nông dân cần thay đổi để tồn tại

Vào những năm 2013, 2014, xã Ninh Tân là một trong số ít địa phương ở thị xã Ninh Hòa có diện tích trồng mía trên 2.000ha mía. Sau thời hoàng kim, giờ đây địa phương này chỉ còn chưa đầy 300ha mía và con số này có khả năng giảm thêm trong các năm tới.

Mía bao nhiêu 1 cây
Nông dân trồng mía cần thay đổi để tồn tại.

Ông Võ Ngọc Phi Vũ - Chủ tịch xã Ninh Tân chia sẻ, nếu như trước đây đi dọc tuyến tỉnh lộ 5 đoạn qua địa bàn xã, đâu đâu cũng là những cánh đồng mía xanh mướt thì nay bà còn đã chuyển đổi dần sang các loại cây trồng khác. Vừa qua khi cơn sốt bất động sản đi qua, không ít nông dân có xu hướng bán đất nương rẫy để thu tiền...

Ông Vũ cho biết, tuy có giai đoạn trồi sụt nhưng không ít nông dân vẫn quyết bám trụ với cây mía. Như trường hợp nông dân Đặng Văn Huy đã bỏ tiền ra thuê lại hàng chục ha đất của nông dân để trồng mía diện tích lớn. Cũng có không ít nông dân đầu tư bài bản bằng công nghệ hiện đại về cây mía. Từ thu nhập cây mía, người nông dân lấy vốn đầu tư trồng keo theo hướng lấy ngắn nuôi dài.

Ông Biện Tuấn An – Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường Biên Hòa  - Ninh Hòa – hiện tổng hơn 5.000ha trên toàn địa bàn thị xã Ninh Hòa, năng suất hiện tại đã thu hoạch trung bình 60 tấn/ha. Năm nay tổng chi phí mà công ty mua mía của nông dân hơn 1,1 triệu đồng/tấn.

Ông Biện Tuấn An cũng thừa nhận có tình trạng giảm diện tích mía trên địa bàn thị xã Ninh Hòa. Nguyên nhân là do có một phần lớn diện tích đất ở Ninh Hòa hiện nằm quy hoạch các dự án lớn, từ đó khiến người nông dân có tâm lý chờ đợi để bán đất.

Để hỗ trợ nông dân, Công ty TNHH MTV Đường Biên Hòa  - Ninh Hòa đã hỗ trợ chi phí đầu tư ban đầu cho nông dân 4,8 triệu/ha gồm chi phí giống, phân bón vi chi, các chế phẩm; ban hành chính sách cam kết giá thu mua mía, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng mía như sử dụng máy bay không người lái vào việc phun chế phẩm; sử dụng máy thu hoạch liên hợp mía thu hoạch…

Giá mía cao từ đầu mùa vụ báo hiệu một vụ “mía ngọt” giữa lúc đại dịch COVID-19 đang gây ảnh hưởng nặng nề. (Ảnh: Quang Thái/TTXVN)

Gác lại nỗi buồn về mùa vụ không mấy suôn sẻ khi hạn hán đã gây ảnh hưởng lớn đến sản lượng vụ mía 2021, những người trồng mía ở phía Đông và Đông Nam tỉnh Gia Lai phấn khởi khi giá mía đạt mức cao nhất từ trước tới nay.

Giá mía cao từ đầu mùa vụ báo hiệu một vụ mía ngọt giữa lúc dịch COVID-19 đang gây ảnh hưởng nặng nề.

Vụ mía ngọt

Theo thông báo về giá mía nguyên liệu của nhà máy đường An Khê (thuộc Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi), giá mía cơ bản đầu vụ ép 2021-2022 ở mức từ 1,05-1,25 triệu đồng/tấn/10 chỉ số đường.

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thành Thành Công Gia Lai thu mua mía tại nhà máy từ hơn 1,16-1,22 triệu đồng/tấn mía tươi sạch 10 chữ đường. Đây có thể được xem là giá mía cao nhất từ trước đến nay.

Nhiều năm nay, gia đình bà Tôn Nữ Thị Trinh ở thôn 2, thị trấn Đăk Pơ, huyện Đăk Pơ gắn bó với 3ha đất trồng mía. Dù giá mía có thấp, sản lượng giảm do thời tiết thì nông dân ở đây vẫn phải bám trụ lấy cây mía. Bởi, ngoài trồng mía ra, đất ở đây chẳng bén nổi cây công nghiệp có giá trị kinh tế nào.

Thế nhưng đầu vụ mía 2021, bà Trinh vui bởi giá mía tăng cao. Nỗi buồn vì sản lượng giảm cùng với ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 như được trút bỏ.

Gặp bà Trinh lúc đang từ ruộng mía về nhà nghỉ trưa, với vẻ mặt phấn khởi bà Trinh cho biết vụ mía trước, trừ chi phí, công chặt mía thì với 3ha gia đình bà thu được khoảng 60 triệu đồng.

Nhưng năm nay, dù sản lượng không đạt do thời tiết hạn hán kéo dài, nhưng bù lại giá mía tăng nên cùng diện tích đó gia đình bà thu được trên 70 triệu đồng sau khi trừ hết các chi phí.

[Cơ hội nào cho doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước]

Không chỉ chịu bất lợi của thời tiết, năm 2021 thực sự là một năm buồn. Bên cạnh việc chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, giá vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao cũng khiến những hộ đầu tư lớn vào trồng mía điêu đứng.

Đầu tư trồng hơn 10ha mía, anh Nguyễn Hữu Hiếu, thôn 4, xã An Thành, huyện Đăk Pơ, đã sẵn sàng tâm lý đón một vụ “mía đắng.” Hạn hán kéo dài làm ảnh hưởng lớn đến sản lượng; giá phân bón, vật tư bảo vệ thực vật tăng cao khiến chi phí đầu tư cho hơn 10ha mía cũng vì thế tăng theo.

Tất bật thu hoạch những ruộng mía đầu vụ, anh Hiếu như trút bỏ được gánh nặng phải bù lỗ cho vụ mía mới khi giá mía tăng cao. So với vụ mía trước, giá mía tăng từ 100- 150 nghìn đồng/tấn đã “gánh” được sản lượng và chi phí đầu tư cho hơn 10ha của gia đình anh Hiếu.

Năm trước, đầu vụ giá mía chỉ thu được từ 580-590 nghìn đồng/tấn tùy từng chỉ số đường, sau khi đã trừ hết chi phí. Còn năm nay, đầu vụ giá mía giao động từ 700-720 nghìn đồng/tấn, có xe mức giá đạt từ 740-750 nghìn đồng/tấn.

Vì vậy, dù năm năm nay sản lượng chỉ đạt khoảng 60 tấn/ha, giảm 10 tấn so với vụ mía năm 2020, nhưng giá tăng cao đã bù lại cho sản lượng và chi phí đầu tư, anh Hiếu cho biết.

Chung niềm vui, những hộ trồng mía ở khu vực phía Đông Nam tỉnh Gia Lai cũng đang rộn rã cho vụ thu mới. Bước vào vụ ép 2021-2022, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thành Thành Công Gia Lai đã công bố chính sách thu mua mía tại nhà máy từ hơn 1,16 triệu đồng đến 1,22 triệu đồng/tấn mía tươi sạch 10 chữ đường.

Đây là mức giá cao nhất từ năm 2018 đến nay, giúp người trồng mía khu vực Đông Nam tỉnh yên tâm đầu tư sản xuất.

Làm giàu cùng cây mía

Để người trồng mía an tâm phát triển vùng nguyên liệu cho nhà máy, tránh tình trạng “được mùa, mất giá,” những chính sách bảo hiểm về giá mía giữa nhà máy và người trồng mía cũng đã được ký kết. Điều này đã góp phần giúp nông dân an tâm gắn bó với cây mía.

Mía bao nhiêu 1 cây
Giá mía cao từ đầu mùa vụ báo hiệu một vụ “mía ngọt” giữa lúc đại dịch COVID-19 đang gây ảnh hưởng nặng nề. (Ảnh: Quang Thái/TTXVN)

Cùng với việc công bố giá thu mua mía cơ bản đầu vụ ép 2021-2022 với giá 1,05 triệu đồng/tấn/10 chỉ số đường, Nhà máy Đường An Khê cũng đã đưa ra giá mía bảo hiểm trong 3 vụ ép tiếp theo (2022-2023; 2023-2024; 2024-2025) với mức giá 900.000 đồng/tấn/10 chỉ số đường.

Ông Nguyễn Hoàng Phước, Phó Giám đốc Nhà máy Đường An Khê, cho biết những năm trước, giá đường thấp đã khiến giá mía cũng xuống thấp. Vì thế, nhiều hộ dân đã không còn mặn mà với cây mía, kéo theo diện tích vùng nguyên liệu của nhà máy giảm.

Để người dân an tâm phát triển vùng nguyên liệu, nhà máy đã đưa ra chính sách giá mía bảo hiểm. Nếu giá mía những năm tiếp theo có xuống, nhà máy vẫn bảo đảm thu mua mức giá thấp nhất 900.000 đồng/tấn/10 chỉ số đường. Còn ngược lại, giá mía tăng cao, nhà máy vẫn sẽ thu mua theo giá cao của thị trường.

Bên cạnh chính sách bảo hiểm giá mía như của nhà máy Đường An Khê, nhà máy đường của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thành Thành Công Gia Lai đóng tại thị xã Ayun Pa cũng có nhiều chính sách hỗ trợ người dân, giúp người dân an tâm với cây mía.

Công ty tiếp tục cải tiến và thực hiện quản lý 100% nhân công thu hoạch mía, đồng hành cùng người dân kiểm soát các tiêu chí thu hoạch và giá đốn mía thấp nhất.

Bên cạnh đó, qua ứng dụng công nghệ số, các tài xế vận chuyển mía chủ động kết nối, thao tác nhận lệnh chở mía trên điện thoại thông minh đảm bảo kịp thời, thuận lợi nhất, hạn chế tiếp xúc trong điều kiện dịch COVID 19.

Mía được thu hoạch và vận chuyển về nhà máy kịp thời giúp các hộ dân dọn ruộng chăm sóc sớm, góp phần tiết giảm chi phí, nâng cao chất lượng.

Bà Vũ Thị Lan, giám đốc công ty Thành Thành Công Gia Lai, cho biết song song với chính sách thu mua mía, vụ ép 2021-2022, công ty đã ban hành nhiều chính sách đầu tư ưu đãi về vốn, vật tư và kỹ thuật canh tác, khuyến nông… Qua đó, tiếp thêm nguồn lực để người trồng mía chủ động cải tạo đất, mở rộng diện tích thâm canh.

Đặc biệt, để phát triển vùng nguyên liệu mía ổn định và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành mía đường, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa công ty và người trồng mía, doanh nghiệp đã có chính sách bảo hiểm giá thu mua 3 vụ liên tiếp từ niên vụ 2022-2023; 2023-2024 và 2024-2025 để người dân yên tâm làm giàu cùng cây mía./.

Một bó mía bao nhiêu tiền?

Một bó mía khoảng 40 cây có giá khoảng 60 ngàn đồng (có thể tăng giảm tùy thời điểm). 1 cây là bán được 1 ly nước mía. Như vậy 1 bó mía bán được khoảng 40 ly. Giá bán nước mía hiện nay khoảng 10 ngàn đồng /ly, như vậy doanh thu khoảng 400 ngàn đồng/ bó mía.

1 cây mía khoảng bao nhiêu kg?

Chiều cao lóng thân là thành phần quan trọng quyết định năng suất mía, chiều cao lóng thân trung bình của các giống mía được khảo sát biến động từ 1,95 – 2,67 m, trung bình là 2,28 m. Trọng lượng cây của các giống biến động từ 1,21 - 1,65 kg, trung bình là 1,46 kg.

1 cây mía có bao nhiêu dưỡng?

Về mặt kinh tế chúng ta nhận thấy trong thân mía chứa khoảng 80-90% nước dịch, trong dịch đó chứa khoảng 16-18% đường.

1 lít nước mía giá bao nhiêu?

"Một cây làm được khoảng 4 cốc mía nguyên chất. Mỗi lít bán giá 20.000-25.000 đồng, tôi lời được khoảng 10.000-12.000 đồng.