Mỗi ngày chúng ta cần ngủ bao nhiêu thời gian để có sức khỏe

Ngủ đủ giấc là mong muốn của mỗi người, đây cũng là yêu cầu quan trọng để có được sức khoẻ tốt và tinh thần sảng khoái mỗi ngày. Chúng ta tiêu tốn thời gian bằng ⅓ cuộc đời để ngủ, cho dù thời gian được ví rằng quý như vàng đi chăng nữa thì ở một góc độ khác, các nhà khoa học đã khẳng định vai trò hết sức quan trọng của việc ngủ đủ giấc, đó là nền tảng cho sự khoẻ mạnh, tinh thần minh mẫn và cải thiện trí nhớ của bạn.


Hầu hết chúng ta đều biết rằng ngủ đủ giấc là quan trọng, nhưng không phải ai trong chúng ta cũng ngủ đủ 8 tiếng (mức trung bình) vào mỗi buổi tối. Điều này có thể là do cám dỗ từ những buổi karaoke, ăn uống không hợp lý vào bữa tối hay mải nhìn vào màn hình điện thoại thông minh mà quên mất rằng cơ thể mình đang rất mệt mỏi và cần một giấc ngủ ngon.

Con người cần ngủ đủ giấc và ngủ ngon giấc. Thời gian ngủ mấy tiếng mỗi ngày tuỳ thuộc vào độ tuổi cũng như trạng thái tinh thần hay sự căng thẳng mà bạn phải đối mặt trong suốt thời gian làm việc. Trước hết, hãy nhìn vào bức tranh tổng thể, khuyến nghị thời gian ngủ dành cho bạn và những người thân yêu của mình.

Mỗi ngày chúng ta cần ngủ bao nhiêu thời gian để có sức khỏe

Đây là mức khuyến nghị được đưa ra dựa trên kết quả nghiên cứu của NFS (tổ chức nghiên cứu về giấc ngủ). Đây được xem là kết quả nghiên cứu và khuyến nghị chính xác nhất của các nhà khoa học dựa trên tri thức mà con người đã tích luỹ được từ xa xưa đến nay cũng như thống kê giấc ngủ của rất nhiều người trên toàn thế giới.

Bảng khuyến nghị không đưa ra một con số cụ thể và duy nhất cho mọi người, kể cả ở một độ tuổi nhất định, thay vào đó là khuyến nghị một số giờ tương đối cho giấc ngủ. Có thể hiểu điều này là do mỗi độ tuổi, mỗi giới tính, mỗi người có tình trạng thể chất và trạng thái tinh thần khác nhau, không ai giống ai cho nên dựa theo khuyến nghị này, bạn cần áp dụng thử đối với bản thân mình để tìm ra con số phù hợp nhất.

Bên dưới là một số gợi ý giúp bạn cân nhắc thời gian ngủ phù hợp nhất đối với mình:

  • Bạn làm việc có năng suất không, có cảm thây vui vẻ và sảng khoái không nếu ngủ mỗi ngày 7 tiếng. Tương tự, nếu bạn ngủ mỗi ngày 9 tiếng thì có tốt hơn cho thể chất và tinh thần của bản thân mình không.
  • Bạn có đang bị các vấn đề về sức khoẻ không? Có bị béo phì hay bệnh nào khác không?
  • Bạn có bị chứng rối loạn giấc ngủ không?
  • Bạn có uống cà phê, uống bia rượu, hút thuốc hay uống thức uống có ga mỗi ngày không?
  • Bạn có cảm thấy buồn ngủ khi đang làm việc hoặc lái xe?
  • Từ các trải nghiệm thực tế vê thời gian ngủ và theo dõi các dấu hiệu từ gợi ý ở trên, bạn sẽ đưa ra được thời gian ngủ hợp lý cho bản thân mình.

Dựa theo các nghiên cứu mới nhất, thời gian ngủ cần thiết mỗi ngày đã được cập nhật cho bạn

Mỗi ngày chúng ta cần ngủ bao nhiêu thời gian để có sức khỏe

  • Trẻ sơ sinh (0-3 tháng tuổi): Thời gian ngủ hợp lý từ 14-17 tiếng mỗi ngày (số liệu cũ là 12-18)
  • Trẻ dưới 11 tháng tuổi (4-11 tháng tuổi): Thời gian ngủ đủ giấc từ 12-15 tiếng (số liệu cũ là 14-15)
  • Trẻ tập đi (1-2 năm): Thời gian ngủ hợp lý từ 11-14 tiếng (số liệu cũ là 12-14)
  • Trẻ mẫu giáo (3-5): Thời gian ngủ hợp lý từ 10-13 tiếng (số liệu cũ là 11-13)
  • Trẻ độ tuổi đi học (6-13): Thời gian ngủ hợp lý từ 9-11 tiếng (số liệu cũ là 10-11)
  • Thiếu niên (14-17): Thời gian ngủ hợp lý từ 8-10 tiếng (số liệu cũ là 8.5-9.5)
  • Thanh niên (18-25): Thời gian ngủ hợp lý từ 7-9 tiếng (đã bổ sung thêm)
  • Người trưởng thành (26-64): Thời gian ngủ tốt nhất từ 7-9 tiếng
  • Người già (65+): Thời gian ngủ phù hợp từ 7-8 tiếng (đã bổ sung thêm)

>Hãy ưu tiên hơn cho thời gian ngủ của mình

Nhịp sống hiện đại, sự bận rộn khiến bạn dành nhiều thời gian cho các hoạt động hàng ngày đồng thời thu hẹp thời gian ngủ của mình. Điều này dần dần đã trở thành một thói quen và có những tác động xấu đến sức khoẻ. Hãy cẩn thận với thói quen này. Nếu thiếu ngủ, bạn có thể mất đi nhiều thứ hơn mình nghĩ, đó là mất đi tinh thần thoải mái, mất đi sức khoẻ tốt, mất đi trí nhớ tốt cũng như khả năng sống thọ.

Bài viết đề xuất

Không bao giờ là quá muộn để xây dựng thói quen ngủ đủ giấc. Điều này có thể làm được nếu như bạn sắp xếp thời gian biểu của mình một cách hợp lý, phối hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn mỗi ngày. Một phần ba cuộc đời là để ngủ và bạn sẽ nhận được nhiều hơn nhờ điều này.

Khi nói đến giấc ngủ, mọi người thường nghĩ "ngủ càng nhiều càng tốt". Nhưng theo một nghiên cứu mới của Đại học Tim mạch Mỹ thì không đơn giản như vậy.

Nghiên cứu nói gì?

Đối với nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu được thu thập trong Khảo sát Kiểm tra Dinh dưỡng và Sức khỏe Quốc gia Mỹ, theo dõi phản hồi từ hơn 14.000 người trong thời gian trung bình 7,5 năm. Những người được khảo sát ở lứa tuổi trung bình là 46 tuổi.

Các nhà nghiên cứu đã đặc biệt thu thập thời gian ngủ của những người tham gia cũng như điểm số nguy cơ mắc bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch và mức độ protein phản ứng C của họ - đây là một dấu hiệu viêm dẫn đến bệnh tim.

Điều thú vị là kết quả cho thấy ngủ trong khoảng thời gian này dẫn đến điểm số nguy cơ mắc bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch thấp hơn hẳn. Điểm số này càng cao thì nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ càng cao.

Cụ thể, những người ngủ từ 6 - 7 giờ mỗi đêm thực sự có nguy cơ tử vong do đau tim hoặc đột quỵ thấp nhất so với những người ngủ ít hơn 6 tiếng hoặc nhiều hơn 7 tiếng, theo Mbg.

Mỗi ngày chúng ta cần ngủ bao nhiêu thời gian để có sức khỏe

Để giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và các vấn để về tim khác, một trong những cách đơn giản nhất là tuân theo một lịch trình ngủ ổn định

Shutterstock

Dựa trên những kết quả này, nghiên cứu cho thấy ngủ từ 6 - 7 tiếng ít là tốt nhất cho tim. Tác giả chính của nghiên cứu, bác sĩ Kartik Gupta, lưu ý rằng, những người ngủ ít hơn 6 tiếng hoặc nhiều hơn 7 tiếng có nguy cơ tử vong do bệnh tim cao hơn, theo Mbg.

Nếu ngủ nhiều hơn 7 tiếng thì điểm số nguy cơ mắc bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch không cao hơn, nhưng mức độ protein phản ứng C cao hơn.

Cần lưu ý rằng nghiên cứu mới này đưa ra khoảng thời gian ngủ tốt nhất là 6 - 7 tiếng, trong khi Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Mỹ khuyến nghị, nên ngủ từ 7 - 9 tiếng mỗi đêm. Vì vậy, cần nhiều nghiên cứu thêm để xác nhận thêm các kết quả.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, nhu cầu ngủ của mỗi người mỗi khác. Ngoài việc đặt mục tiêu ngủ bao nhiêu mỗi đêm, cần phải xem cảm giác của bạn khi thức dậy vào buổi sáng để biết bạn ngủ có ngon giấc hay không, theo Mbg.

Bởi vì không phải ngủ đủ 7 tiếng là ngủ ngon giấc cả 7 tiếng, bác sĩ Gupta nhắc lại.

Tất nhiên, đừng hoảng sợ nếu thỉnh thoảng có một đêm khó ngủ. Tác hại của việc thiếu ngủ tích lũy theo thời gian, phải sau một thời gian dài thì thiệt hại mới xảy ra", bác sĩ Gupta lưu ý.

Nhưng để giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và các vấn để về tim khác, một trong những cách đơn giản nhất là tuân theo một lịch trình ngủ ổn định.

Tin liên quan

Theo điều tra của Hiệp hội chống ung thư của Mỹ cho thấy, những người bình quân mỗi tối ngủ 7~8 tiếng có tuổi thọ cao nhất; Người mà bình quân mỗi ngày ngủ khoảng 4 tiếng trở xuống  thì có 80% là người có tuổi thọ thấp. Nhưng Trung tâm trị liệu bệnh hô hấp – giấc ngủ của Bệnh viện Triều Dương – Bắc Kinh đồng thời cũng đã chỉ ra rằng, ở những độ tuổi khác nhau thì thời gian của giấc ngủ cũng khác nhau, nên dựa theo độ tuổi của mình để có giấc ngủ khoa học. 

Người già từ 60 tuổi trở lên mỗi ngày ngủ 5,5~7 tiếng

 Người già mỗi tối nên ngủ trước 12h đêm, thời gian ngủ khoảng 7 tiếng, thậm chí 5,5 tiếng đã là đủ rồi. Hiệp hội Alzheimer công bố dữ liệu cho thấy, người già mỗi đêm nên hạn chế giấc ngủ trong vòng 7 tiếng, thoái hóa não có thể lùi được 2 năm. Còn ngủ nhiều hơn 7 tiếng hay ngủ không đủ đều có thể dẫn đến giảm trí nhớ, thậm chí xuất hiện chứng bệnh ngớ ngẩn, tăng nguy cơ tử vong sớm. 

Kiến nghị: Những vấn đề về giấc ngủ của người già thường thấy là lắm mộng và mất ngủ. Lắm mộng (nằm mơ nhiều) là do người già chức năng não đã bị thoái hóa; Mất ngủ phần lớn là do lượng tố melatonin trong cơ thể giảm phân tiết dẫn đến, melatonin là một trong những nhân tố quan trọng quyết định giấc ngủ. Chuyên gia kiến nghị rằng những người già có chất lượng giấc ngủ ban đêm không tốt thì tốt nhất nên tạo thói quen ngủ trưa, thời gian giấc ngủ trưa không nên quá 1 tiếng, nếu không trung khu thần kinh đại não sẽ càng bị ức chế sâu, làm cho lượng máu lưu thông trong não tương đối giảm, quá trình trao đổi chất trong cơ thể cũng giảm, dễ dẫn đến sau khi thức dậy toàn thân khó chịu, thậm chí là mệt mỏi.

 

Người trung niên từ 30~60 tuổi mỗi ngày nên ngủ khoảng 7 tiếng

 Nam giới tuổi này cần giấc ngủ khoảng 6,49 tiếng, còn nữ giới cần 7,5 tiếng, đồng thời phải đảm bảo “thời gian giấc ngủ chất lượng nhất” là buổi tối ngủ lúc 10h và thức dậy vào 5h sáng hôm sau. Bởi vì con người trong khoảng thời gian này dễ đạt được giấc ngủ sâu nhất, có tác dụng giảm mệt mỏi. Một nghiên cứu của Phần Lan nghiên cứu và theo dõi 21.000 người  trong suốt 22 năm và phát hiện, nguy cơ tử vong của nam giới ngủ không đủ 7 tiếng cao hơn 26% so với những người ngủ đủ 7~8 tiếng, tương tự với nữ giới là 21%; Nguy cơ tử vong của nam giới ngủ nhiều hơn 8 tiếng cao hơn 24% so với những người ngủ vừa đủ 7~8 tiếng, tương tự với nữ giới con số này là 17%. 

Kiến nghị: Những người trong độ tuổi này nếu thiếu ngủ phần lớn có liên quan đến áp lực cao dẫn đến ăn uống vô độ hoặc não lực giảm. Chuyên gia nhắc nhở rằng, ngoài việc cố gắng giảm nhẹ áp lực thì còn nên thay đổi môi trường trong phòng ngủ như giảm bớt tiếng ồn, thông gió, che bớt ánh sáng ở mức độ thích hợp…, đồng thời nằm gối cố độ cứng mềm vừa phải, cao chừng 10~15cm. Những người ngủ không đủ có thể dùng giấc ngủ trưa khoảng 1 tiếng để bổ sung.

 

Thanh niên từ 13~29 tuổi mỗi ngày ngủ khoảng 8 tiếng

 Thanh thiếu niên trong độ tuổi này thông thường cần ngủ mỗi ngày 8 tiếng, hơn nữa cần tuân theo nguyên tắc ngủ sớm dậy sớm, đảm bảo vào lúc 3h là ngủ sâu nhất. Bình thường phải đảm bảo muộn nhất là 12h đêm phải lên giường ngủ, thức dậy vào lúc 6h. Cuối tuần cố gắng không ngủ nướng, bởi vì thời gian ngủ quá dài sẽ làm đảo lộn đồng hồ sinh học của cơ thể làm cho tinh thần không tỉnh táo, ảnh hưởng đến trí nhớ, hơn nữa lại dễ bỏ qua bữa sáng gây ra rối loạn bữa ăn. 

Kiến nghị: Nhiều thanh niên có thói quen thức thâu đêm, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến trạng thái tinh thần của ngày hôm sau, dễ làm cho da bị tổn thương gây ra mụn nhọt, tàn nhang.. Thức đêm trong một thời gian dài liên tục ảnh hưởng đến nội phân tiết, dẫn đến khả năng miễn dịch giảm, cảm mạo, viên vị tràng, dị ứng, còn có thể sinh ra các trạng thái tinh thần xấu như cáu bẳn, lo lắng bất an…. Do đó, tuổi thanh niên quan trọng nhất là tạo ra cuộc sống có quy phạm cho chính mình, 1 tiếng trước khi đi ngủ không nên ăn gì, buổi trưa ngủ nửa tiếng, như vậy rất tốt cho cơ thể.

 

Trẻ em từ 4~12 tuổi mỗi ngày nên ngủ 10~12 tiếng

 Trẻ em từ 4~10 tuổi mỗi ngày cần phải ngủ khoảng 12 tiếng, mỗi tối khoảng 8h lên giường đi ngủ, buổi trưa có thể ngủ giấc ngắn. Trẻ em lớn hơn một chút thì ngủ khoảng 10 tiếng, thậm chí 8 tiếng là đủ. Trẻ em nếu mà ngủ không đủ không những tinh thần không tốt, khả năng miễn dịch thấp, hơn nữa còn ảnh hưởng đến sự phát triển sinh lý. Tuy nhiên thời gian ngủ cũng không được quá dài, nếu ngủ nhiều hơn 12 tiếng có thể gây ra béo phì. 

Kiến nghị: Trẻ em về cơ bản không có trở ngại gì về giấc ngủ, chỉ cần tạo một môi trường tốt là được. Trước khi đi ngủ không nên ăn đồ, phòng ngủ không được để đèn quá sáng hoặc âm nhạc mang tính kích thích; tốt nhất nên đặt thời gian biểu cho trẻ, giám sát đôn đốc trẻ ngủ đúng giờ; trước khi ngủ để trẻ làm các vệ sinh cá nhân cần thiết như đánh răng, rửa mặt, chuẩn bị giường, quá trình này nhìn tưởng đơn giản nhưng như một lời nhắc nhở “đến lúc đi ngủ rồi”.

 

Trẻ nhỏ từ 1~3 tuổi mỗi tối ngủ 12 tiếng, ban ngày ngủ 2~3 giấc ngủ ngắn

 Trẻ nhỏ mỗi tối cần đảm bảo ngủ đủ 12 tiếng, ban ngày cần ngủ thêm 2~3 giấc ngủ ngắn. Thời gian ngủ ngắn cụ thể có thể dựa theo nhịp điệu của chúng mà định, ví dụ như có một số trẻ có giấc ngủ ngắn vào sát giờ ngủ trưa hoặc buổi chiều tối. 

Kiến nghị: Trẻ trong độ tuổi này có thể do chơi quá hưng phấn mà ảnh hưởng đến giấc ngủ. Có khi chúng đã đi vào giấc ngủ nhưng não vẫn đang hoạt động, ngủ rồi nhưng lại có thêm các biểu hiện như nghiến răng, đạp chăn, tè dầm… Những điều này đều ảnh hưởng đến não và sự phát triển sinh lý của trẻ. Do đó, đề nghị cha mẹ nên tắm bằng nước ấm cho bé trước khi ngủ 1 tiếng để thư giãn toàn thân, kể chuyện hoặc mở nhạc nhẹ cho bé nghe cũng giúp bé đi vào giấc ngủ dễ dàng.

 

Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi mỗi ngày ngủ 16 tiếng

 Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi cần thời gian ngủ dài nhất, mỗi ngày khoảng 16 tiếng. Giấc ngủ chính là khoảng thời gian bé phát triển cơ thể, do đó giấc ngủ của bé nhất thiết phải được đảm bảo.

Kiến nghị: Vấn đề giấc ngủ của trẻ sơ sinh phần lớn là do thiếu canxi, ban ngày bị sợ hãi, chức năng tiêu hóa rồi loạn gây ra; cũng có những trẻ buổi tối ngủ không tốt vì ban ngày ngủ quá nhiều. Đối với việc này, các vị phụ huynh nên chú ý bổ sung canxi cho trẻ, cho ăn khoa học; còn phải đảm bảo giấc ngủ đêm của bé được hoàn chỉnh, không nên nửa đêm tần suất cho bú sữa hay thay tã đêm quá nhiều, đặc biệt là nửa sau của đêm, bởi vì nửa sau đêm lượng kích tố phân tiết nhanh nhất.

 

Đức Thuận (Theo Báo điện tử Dân trí)