T t payment là gì

ĐIỆN CHUYỂN TIỀN - T/T
TTR VÀ T/T CÓ PHẢI LÀ MỘT?

Trong kinh doanh ngày nay, thanh toán quốc tế đang ngày trở nên phổ biến. Những phương thức thanh toán truyền thống như tiền mặt đã dần được thay thế bằng những phương thức thanh toán hiện đại hơn, nhanh chóng hơn. Bạn thử hình dung nếu bạn có quan hệ đối tác làm ăn với các thương nhân nước ngoài mà bạn không có các phương thức thanh toán quốc tế thì sẽ như thế nào? Hẳn là không thể kinh doanh được rồi. Những phương thức thanh toán quốc tế ngày nay ngày càng nhiều. Các doanh nhân sử dụng chúng cũng một cách thông dụng hơn trong hoạt động giao thương của mình. Nhưng do tính chất đặc biệt của nó nên rất dễ gặp rủi ro. Chẳng hạn gần đây một hãng chuyên nhập khẩu đồ gỗ nội thất của Mỹ khi nhận một hoá đơn thanh toán theo phương thức nhờ thu của đối tác nước ngoài. Hãng đã theo những chỉ dẫn chung đã thực hiện việc chuyển tiền qua ngân hàng, nhưng do chưa tìm hiểu kỹ càng ngân hàng nhờ thu nên đã mất không một khoản tiền. Không những thế còn bị phạt Hợp đồng vì thành toán muộn. Đó chỉ là một trong rất nhiều các trường hợp doanh nghiệp gặp phải rủi ro trong quá trình thanh toán quốc tế. Yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp là cần có kiến thức vững chắc về phương thức thanh toán quốc tế nhất định được áp dụng trong từng lần giao thương.

T t payment là gì


Dưới đây cùng tìm hiểu về phương thức thanh toán quốc tế bằng ĐIỆN CHUYỂN TIỀN ( T/T )
T/T (Telegraphic Transfer - chuyển tiền bằng điện): nó nằm trong hình thức thanh toán By remittance - By transfer. Có rất nhiều định nghĩa về hình thức này nhưng theo quan điểm cá nhân thì hình thức chuyển tiền bằng điện được hiểu đơn giản như thế này: Theo yêu cầu của người mua hàng , ngân hàng của người mua trích tài khoản người mua lập điện chuyển tiền để chuyển cho ngân hàng của người bán. Hầu hết các trường hợp là thanh toán trước khi giao hàng ( T/T in advance). Đây có lẽ là phương thức thanh toán mong muốn nhất của người bán vì họ không phải chịu sức ép về rủi ro phát sinh và có thể thu được tiền hàng ngay nếu sử dụng phương thức điện chuyển tiền. Tuy nhiên, phương thức này gây nhiều khó khăn về dòng tiền và tăng rủi ro cho người mua cho nên thông thường họ ít khi chấp nhận trả tiền trước khi nhận được hàng, sơ đồ được thể hiện đơn giản như sau: B1: Người mua đến ngân hàng của người mua ra lệnh chuyển tiền để trả cho nhà xuất khẩu. B2: Ngân hàng người mua gửi giấy báo nợ đến người mua. B3: Ngân hàng bên mua chuyển tiền cho ngân hàng bên bán. B4: Ngân hàng người bán gửi giấy báo có cho người bán.  B5: Người bán giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người mua.

Khi chuyển tiền đi, nghiệp vụ ngân hàng diễn ra theo 4 bước: 

(1) tiếp nhận hồ sơ xin chuyển tiền; (2) Kiểm tra hồ sơ chuyển tiền đi; (3) Lập điện chuyển tiền và (4) Hạch toán – Lưu hồ sơ Các yêu cầu về chuyển tiền

Chuyển tiền thanh toán trong ngoại thương phải có các giấy tờ sau đây:

(1) Hợp đồng mua bán ngoại thương (2) Bộ chứng từ gửi hàng của người xuất khẩu gửi đến (3) Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu (4) Ủy nhiệm chi ngoại tệ và phí chuyển tiền

Người chuyển tiền cần viết đơn chuyển tiền gửi đến một ngân hàng thương mại được phép thanh toán quốc tế, trong đơn cần ghi đủ:

(1) Tên địa chỉ của người hưởng lợi, số tài khoản nếu người hưởng lợi yêu cầu (2) Số ngoại tệ xin chuyển cần ghi rõ bằng số và bằng chữ, loại ngoại tệ (3) Lý do chuyển tiền (4) Những yêu cầu khác (5) Ký tên, đóng dấu Để đảm bảo lợi ích cho cả hai bên, bạn nên thỏa thuận với người mua về phương thức thanh toán. Trong trường hợp người mua không chấp nhận thanh toán toàn bộ tiền hàng trước khi vận chuyển, để giảm bớt rủi ro, bạn có thể cân nhắc đến phương thức trả ngay từng phần. Để giảm thiểu rủi ro, trong hợp đồng ngoại thương có thể qui định như sau: “người mua phải trả cho người bán 30% tiền hàng sau khi hợp đồng được ký kết; phần còn lại sẽ được thanh toán khi người mua nhận được bản copy bộ chứng từ gửi hàng” hoặc “người mua phải trả cho người bán 30% tổng giá trị hợp đồng sau khi hai bên ký kết hợp đồng; phần còn lại sẽ được thanh toán bằng thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận”.

Thuật ngữ TTR: Nhiều bạn thắc mắc T/T có phải TTR không? Và chắc hẳn đã lên mạng tìm hiểu về thuật ngữ này, ví dụ như trong phần mềm hải quan T/T được hiểu chính là TTR, nhưng nếu tìm hiểu nhiều định nghĩa trên mạng, thì chắc chắn 2 phương thức này khác hẳn nhau, nguyên nhân do đâu. 

Thì theo mình, việc giống hay khác có thể là do cách viết tắt của nó Cụm từ TTR có thể là viết tắt của 2 cụm từ - Telegraphic transfer remittance : Phương thức điện chuyển tiền, trong trường hợp này nó giống như T/T

- Telegraphic Transfer Reimbursement: Phương thức này được áp dụng trong thanh toán L/C. Nếu L/C cho phép TTR, người xuất khẩu khi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ cho ngân hàng thông báo sẽ được thanh toán ngay. NH thông báo sẽ gởi điện đòi tiền cho NH phát hành L/C và được hoàn trả số tiền này trong vòng 3 ngày làm việc kể từ lúc NH phát hành nhận được điện. Bộ chứng từ gởi tới

Thanh toán T/T là một trong những thuật ngữ trong kinh doanh, tài chính được tìm hiểu nhiều hiện nay. Phương thức này được sử dụng dụng rộng rãi bởi sự tiện lợi, phù hợp với các hợp đồng giá trị nhỏ, và có sự tin tưởng lẫn nhau. Cùng phonghopamway.com.vn tìm hiểu tất tần tật về phương thức này nhé.

Bạn đang xem: Tt payment là gì


Khi mà sự phát triển của kỹ thuật ngày càng cao. Thì việc thanh toán sẽ trở nên đa dạng hơn với nhiều phương thức khác nhau. Và thanh toán T/T là một kiểu phương thức thanh toán mới và hỗ trợ nhiều tiện ích cho người dùng.

Thanh toán TT là gì?

Thanh toán T/T là phương thức thanh toán chuyển tiền bằng điện có tên tiếng Anh là (Telegraphic Transfer). Đây là phương thức thanh toán quốc tế, trong đó ngân hàng thực hiện chuyển một số tiến nhất định cho người hưởng lợi bằng phương tiện chuyển tiền (điện Swift/telex). Được thực hiện trên cơ sở chỉ dẫn của người trả tiền.


T t payment là gì

T t payment là gì

Sơ đồ


Cụ thể:

(1) Theo thỏa thuận đã ký kết trong hợp đồng mua bán, người xuất khẩu giao đầy đủ hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ và bộ chứng từ (hóa đơn) cho người nhập khẩu.

(2)Sau khi nhận được hàng, người nhập khẩu viết lệnh chuyển tiền và gửi bộ hồ sơ chuyển tiền yêu cầu ngân hàng chuyển số tiền cần thanh toán để trả cho người xuất khẩu.

(3) Ngân hàng chuyển tiền tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Ngân hàng sẽ trích tiền để trả cho người xuất khẩu và báo nợ tài khoản của người nhập khẩu. Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ và tài khoản đủ thanh toán.

(4) Ngân hàng chuyển tiền sẽ phát lệnh thanh toán cho ngân hàng đại lý.

Xem thêm: Cách Đi Nhật Bản Miễn Phí : Khó Hay Dễ, Xuất Khẩu Lao Động Nhật Bản Miễn Phí

(5) Ngân hàng đại lý sẽ chuyển tiền cho người xuất khẩu (báo có tài khoản).

Chú ý:

Với chuyển tiền trả trước, quy trình tương tự như trên, chỉ có sự khác biệt là sau khi nhận được tiền thì bên xuất khẩu mới chuyển hàng hóa và các chứng từ cho bên nhập khẩu.

Ưu điểm và hạn chế của thanh toán TT

Thanh toán TT cũng có ưu điểm cùng những hạn chế mà bạn nên cân nhắc khi sử dụng dịch vụ này. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn ngay thông tin bên dưới.

Ưu điểm

– Đối với 2 bên xuất nhập khẩu: Thủ tục chuyển tiền rất đơn giản, không yêu cầu các chứng từ phức tạp. Thời gian chuyển tiền ngắn nên bên xuất khẩu nhanh chóng nhận được tiền.

– Đối với ngân hàng: Ngân hàng chỉ đóng vai trò là trung gian để thực hiện lệnh thanh toán để hưởng hoa hồng (phí chuyển tiền) và không chịu trách nhiệm về số tiền và thời hạn thanh toán.

Hạn chế

– Hai phương thức thanh toán T/T đều có các mặt hạn chế cho 2 bên xuất – nhập khẩu:

Với TT chuyển tiền trước: Thiệt hại cho bên mua hàng trả tiền trước nhưng nếu bên bán hàng không giao hàng, giao hàng chậm trễ hoặc giao hàng không đúng mẫu mã như đã thỏa thuận…Với TT chuyển tiền sau: Bên bán hàng đã giao hàng đầy đủ số lượng, mẫu mã, bên mua hàng không trả tiền, trả tiền chậm, trả thiếu…

– Ngoài ra rất khó điều chỉnh nếu có phát hiện nhầm lẫn hay sai sót do ưu điểm thanh toán được thực hiện bằng điện nên khá nhanh

Lời kết

Bất kì phương thức thanh toán quốc tế không riêng T/T cũng phải có ưu và nhược điểm. Hy vọng khách hàng sẽ đưa ra lựa chọn hợp lý để đảm bảo quyền lợi cho mình. Hãy truy cập thường xuyên vào phonghopamway.com.vn để cập nhập thông tin hữu ích về lĩnh vực tài chính – tín dụng – ngân hàng nhé.

  • Tóm tắt văn bản uy-lít-xơ trở về
  • Thử thai đúng cách
  • Yadom là gì
  • Kaizen là gì

Trong kinh doanh với nước ngoài thì việc dùng hình thức thanh toán thế nào cho hợp lý và cho an toàn để không bị rủi ro đó là một vấn đề cần phải suy nghĩ và quan tâm, nay mình xin chia sẽ với các bạn thế nào là thanh toán T/T, Thanh Toán D/A, và thanh toán D/P.

tức là chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer ) tức là bạn thanh toán cho bên người bán hàng một số tiền thông qua ngân hàng mà bạn có tài khoản $, ví dụ trên invoice  và hợp đồng của mình trị giá lô hàng là 10,000$ mà trong điều khoản hợp đồng quy định rõ là chuyển trước 30% tiền hàng và 70% còn lại sau khi có bill tàu (bill of lading nháp).

Từ đó ngân hàng căn cứ vào điều khoản đó để thanh toán cho bên bán hàng số tiền  là 3000$ tiền hàng trước, và 70% còn lại sẽ thanh toán khi bên người bán cung cấp cho bên người mua cái bill of lading nháp, người mua sẽ cầm bill nháp này đem ra ngân hàng và yêu cầu thanh toán phần còn lại cho bên bán.(30/70% hay 40/60% hay 50%, 50% đó là tùy vào thỏa thuận trong hợp đồng giữa 2 bên nhé)

+ Thanh toán T/T đó là hình thức thanh toán, nếu bạn muốn an toàn trong việc kinh doanh với đối tác làm ăn lầu đầu thì bạn nên hiểu thêm về phương thức vận chuyển, để kết hợp được phương thức vận chuyển và hình thức thanh toán thì bạn sẽ giảm được rủi ro khi chuyển tiền, giảm chứ ko phải là tuyệt đối nhé.

+ Bạn sẽ gặp rủi ro 100% nếu như bạn thanh toán T/T (30% trước và 70% sau khi có bill nháp) và mua theo điều kiện vận chuyển là CNF hay CIF (nói chung là nhóm C và giao hàng tại cảng người mua). vì sao ? vì mua theo điều kiện giá CNF hay CIF thì người bán chủ động vận chuyển hàng đến cảng người mua, bên mua bị động, ko biết hàng khi nào ra cảng, và khi nào về Vn, trong khi đó điều kiện thanh toán là 30% trước và 70% trả sau khi có bill nháp, thì mặt nhiên bên bán gửi cho bên mua cái bill tàu nháp.

Bên mua sẽ không kiểm tra bill đó là thật hay giả nếu như không có kinh nghiệm, vậy là thấy có bill tàu thì nghĩ họ gửi hàng rồi, đem ra chuyển thêm 70% còn lại, mà ai ngờ đâu bill tàu đó là giả thì sao? ngồi ở Vn đợi hàng về, nt với người bán, gọi điện cho nó, thì nó nói ok ok, đợi đi đợi đi hàng đang về, mà đợi hoài không thấy, lúc sau liên hệ lại thì không nt hay trả lời gì luôn. vậy là coi như bạn bị mất 100% tiền hàng vì cái tội tin người quá trớn…

Nếu bạn muốn giảm rủi ro 100% xuống còn 30% thì mình có ý này. hợp đồng cũng là thanh toán T/T và điều kiện thanh toán cũng là 30% trả trước và 70% trả sau khi có bill nháp, nhưng mình sẽ thay đổi một chút là điều kiện vận chuyển là FOB, tức là người bán vận chuyển hàng ra cảng người bán và làm mọi thủ tục xuất khẩu, còn lại việc vận chuyển hàng về Việt Nam là do người mua lo liệu, (bên mua sẽ thuê 1 người vận chuyển ở Vn đứng ra nhận hàng tại nước người bán, khi người bán giao hàng thì có nhiệm vụ phát hành bill of lading nháp, có giao hàng thì có phát hành bill, không giao hàng thì không phát hành bill) Bill này sẽ là bill nháp thật 100% nhé.

Vì sao ? vì người phát hành bill tàu là đại lý của người vận chuyển ở đầu Vn, họ mà lừa bạn thì bạn có thể kiện họ, vì bạn biết văn phòng họ, biết công ty họ rất rõ ràng và thêm vào đó là bạn làm hợp đồng với họ, nên vấn đề này thì bạn yên tâm hơn nhiều, sẽ không bị lừa vì vụ này.

Vậy tại sao mình lại nói là giảm rủi ro từ 100% xuống 30%, vì nếu gặp thằng làm ăn tồ lô thì bạn chuyển cho nó 30%, nó dù luôn vậy coi như bạn ra đi 3000%, nhưng mình bảo đảm là 70% kia nó ko lừa được bạn, vì bạn mua theo điều kiện FOB mà. bạn chịu trách nhiệm vận chuyển hàng mà.

p/s: mua hàng nên mua giá FOB và bán hàng nên bán giá CNF hay CIF (nói chung là nhóm C) vì ai là người book tàu (vận chuyển hàng) coi như người đó là chủ hàng. nói chung hình thức T/T thì cầm hợp đồng hay invocie ra ngân hàng kêu họ chuyển tiền cho người bán hàng thôi, mà quan trọng nên đọc điều kiện thanh toán trong hợp là thanh toán 100% tiền hàng hay bao nhiêu,trả trước hay trả sau khi có bill tàu (bill of lading) lúc đó có cách mà thương thảo với họ.

Làm ăn với china hay nước nào cũng vậy, tốt nhất chịu bỏ chi phí một lần qua tới tận kho hàng họ luôn, xem quy mô và cách thức công ty họ làm việc như thế nào mà ra quyết định cho tối ưu nhất. (đây cũng là cách mà người Hàn và Nhật họ đang dùng khi mua hàng ở Vn, cứ bay qua thẳng kho, xem kho hàng, xem công ty, xem này xem nọ, giá có cao chút cũng ok) vì không sợ bị lừa.

D/P : (Documents against payment): Giao tiền thì giao chứng từ ( tiền trao thì cháo múc), tức là người mua muốn nhận được chứng từ lô hàng để mở tờ khai hải quan thì đồng nghĩa với việc thanh toán tiền tươi liền cho ngân hàng, ngân hàng sẽ release bộ chứng từ ngay và luôn.
D/A: (Document against Acceptance): tức là người bán rất tốt, thôi thì anh mua ơi ra ngân hàng lấy bộ chứng từ về mà làm thủ tục hải quan đi và nhận hàng đi, anh chỉ cần ký giấy nợ cho ngân hàng (hối phiếu) thì A lấy được bộ chứng từ rồi. Ngân hàng sẽ có nhiệm vụ đòi tiền anh sau. ^^ đù tốt dễ sợ ^^^ hình như giờ hình thức này bị trôi vào lãng quên rồi, không có thằng bán nào chấp nhận nữa.

Hy vọng có thể giúp được các bạn.

SHARING IS GIVING

0938.24.4404

Skype: mr.hieu.logistics1

Liên quan:

THANH TOÁN L.C VÀ ÁP DỤNG L.C VÀO TỪNG LÔ HÀNG NHẬP KHẨU THỰC TẾ.

Xin Giấy Phép Nhập Khẩu Của 9 Cục đã kết nối với hệ thống 1 cửa của Hải Quan

THỦ TỤC NHẬP KHẨU KEM ĐÁNH RĂNG, NƯỚC SÚC MIỆNG

THỦ TỤC NHẬP KHẨU BỘT HUYẾT, BỘT XƯƠNG THỊT, BỘT LÔNG VŨ TỪ ĐỘNG VẬT

THỦ TỤC NHẬP KHẨU BỒN TANK, BỒN ĐỰNG NƯỚC DÙNG TRONG XÂY DỰNG