Bút toán theo dõi tscđ thuê hoạt động năm 2024

Làm sao để hạch toán thuê tài chính tài sản cố định một cách chi tiết và chính xác? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của ACB Leasing nhé!

Hạch toán thuê tài chính tài sản cố định là nghiệp vụ mà doanh nghiệp cần thực hiện, nhất là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Vậy, tài sản cố định thuê tài chính là gì? Làm sao để hạch toán thuê tài chính tài sản cố định? Bài viết dưới đây của ACB Leasing sẽ đưa ra hướng dẫn chi tiết cách hạch toán tài sản thuê tài chính trong doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu nhé!

Bút toán theo dõi tscđ thuê hoạt động năm 2024

Hướng dẫn hạch toán thuê tài chính tài sản cố định

Tài sản cố định thuê tài chính là gì?

Theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính: “Tài sản cố định thuê tài chính là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính”.

Những tài sản cố định (viết tắt là TSCĐ) phải thỏa mãn ít nhất một trong những yêu cầu sau:

  • Chi phí thuê TSCĐ sẽ được quy định trong hợp đồng thuê tài chính, số tiền này phải chiếm tối thiểu 60% giá trị của tài sản tại thời điểm ký hợp đồng.
  • Doanh nghiệp có thể sử dụng TSCĐ thuê tài chính mà không cần phải thay đổi, sửa chữa lớn nào.
  • Khi hết hạn hợp đồng, doanh nghiệp được chuyển giao quyền sở hữu TSCĐ.
  • Doanh nghiệp được lựa chọn mua tài sản thuê với mức giá thấp hơn giá trị hợp lý của tài sản thuê.
  • Thời gian thuê phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của TSCĐ.

Nguyên tắc kế toán tài khoản 212 trong hạch toán thuê tài chính

Nguyên tắc kế toán đối với tài khoản 212 - Tài sản cố định thuê tài chính được quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC.

  • Tài khoản 212 là tài khoản được sử dụng để phản ánh giá trị hiện có và sự biến động tăng, giảm của toàn bộ tài sản thuê tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ sử dụng tài khoản này để hạch toán thuê tài chính TSCĐ. Doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý và sử dụng TSCĐ thuê tài chính như tài sản của doanh nghiệp, mặc dù chưa có quyền sở hữu.
  • Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính sẽ được ghi nhận bằng tổng giá trị hợp lý của tài sản hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu (nếu giá trị hợp lý cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu) và những khoản phí trực tiếp phát sinh ban đầu mà doanh nghiệp phải chịu khi thuê tài chính. Trong trường hợp thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ thì doanh nghiệp không cần hạch toán thuê tài chính khoản tiền này vào giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu phải trả cho công ty cho thuê tài chính.
  • Doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ lệ lãi suất ngầm định, tỷ lệ lãi suất cho thuê tài chính hiện nay được quy định trong hợp đồng thuê tài chính hoặc tỷ lệ lãi suất biên đi vay của doanh nghiệp khi tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu.
  • Trong trường hợp thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ thì doanh nghiệp phải trả cho công ty cho thuê tài chính. Hạch toán thuê tài chính được ghi nhận như sau: Nếu doanh nghiệp thanh toán một lần ngay thời điểm ghi nhận TSCĐ thuê tài chính cho khoản thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ thì nguyên giá của TSCĐ sẽ bao gồm cả thuế giá trị gia tăng. Nếu doanh nghiệp thanh toán từng kỳ cho khoản thuế này thì sẽ ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ phù hợp với khấu hao của TSCĐ thuê tài chính.
  • Giá trị của TSCĐ thuê vận hành sẽ không được ghi nhận vào tài khoản 212 này.
  • Doanh nghiệp có trách nhiệm tính, trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo định kỳ với chính sách tương tự như chính sách khấu hao của tài sản cùng loại mà doanh nghiệp sở hữu. Nếu chưa xác định về quyền sở hữu TSCĐ thuê tài chính của doanh nghiệp khi hết hạn hợp đồng thì tài sản này sẽ được trích khấu hao theo thời hạn thuê (trong trường hợp thời gian thuê tài chính ngắn hơn thời gian sử dụng hữu ích của tài sản).
  • Tài khoản 212 sẽ được mở chi tiết để hạch toán thuê tài chính cho từng loại, từng tài sản thuê.

Bút toán theo dõi tscđ thuê hoạt động năm 2024

Nguyên tắc kế toán tài khoản 212 trong hạch toán thuê tài chính của doanh nghiệp

Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 212

Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 212 khi doanh nghiệp hạch toán thuê tài chính TSCĐ được ghi nhận như sau:

  • Bên Nợ: Nguyên giá của tài sản thuê tài chính tăng.
  • Bên Có: Nguyên giá của tài sản thuê tài chính giảm do doanh nghiệp phải chuyển trả cho công ty cho thuê tài chính khi hết hạn hợp đồng hoặc mua lại tài sản thuê.
  • Số dư bên Nợ: Nguyên giá của tài sản thuê tài chính hiện có.

Tài khoản 212 có 2 tài khoản cấp 2 là:

  • Tài khoản 2121 - TSCĐ hữu hình thuê tài chính: Phản ánh giá trị hiện có và sự tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ hữu hình thuê tài chính.
  • Tài khoản 2122 - TSCĐ vô hình thuê tài chính: Phản ánh giá trị hiện có và sự biến động tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ vô hình thuê tài chính.

Có thể bạn quan tâm: Các hình thức cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

Phương pháp hạch toán thuê tài chính trong một số giao dịch kinh tế chủ yếu

Dưới đây là hướng dẫn hạch toán tài sản cố định thuê tài chính trong một số giao dịch kinh tế chủ yếu của doanh nghiệp.

Phương pháp hạch toán thuê tài chính thứ nhất

Thứ nhất: Phương pháp hạch toán thuê tài chính khi phát sinh chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến TSCĐ thuê tài chính trước khi doanh nghiệp nhận tài sản như: chi phí đàm phán, ký kết hợp đồng thuê tài chính,... ghi nhận như sau:

  • Nợ tài khoản 242 - Chi phí trả trước.
  • Có tài khoản 111, 112,...

Phương pháp hạch toán thuê tài chính thứ hai

Thứ hai: Phương pháp hạch toán thuê tài chính khi doanh nghiệp chi tiền ứng trước khoản tiền thuê tài chính hoặc ký quỹ đảm bảo việc thuê tài sản, ghi nhận như sau:

  • Nợ tài khoản 341 - Vay và nợ thuê tài chính (3412) (số tiền thuê trả trước).
  • Nợ tài khoản 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược.
  • Có tài khoản 111, 112,...

Phương pháp hạch toán thuê tài chính thứ ba

Thứ ba: Phương pháp hạch toán thuê tài chính khi doanh nghiệp nhận TSCĐ thuê tài chính từ công ty cho thuê tài chính, kế toán căn cứ vào hợp đồng và các chứng từ phản ánh giá trị tài sản thuê theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng đầu vào, ghi nhận như sau:

  • Nợ tài khoản 212 - TSCĐ thuê tài chính (giá chưa có thuế giá trị gia tăng đầu vào).
  • Có tài khoản 341 - Vay và nợ thuê tài chính (3412) (giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ thuê tài chính không kèm theo các khoản thuế được hoàn trả).

Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính của doanh nghiệp được ghi nhận vào nguyên giá của tài sản thuê, kế toán tiến hành hạch toán thuê tài chính như sau:

  • Nợ tài khoản 212 - TSCĐ thuê tài chính.
  • Có tài khoản 242 - Chi phí trả trước hoặc Có tài khoản 111, 112,... (các chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động thuê tài chính của doanh nghiệp phát sinh khi nhận tài sản).

Phương pháp hạch toán thuê tài chính thứ tư

Thứ tư: Phương pháp hạch toán thuê tài chính định kỳ, khi doanh nghiệp nhận được hóa đơn thanh toán tiền thuê tài sản.

Khi doanh nghiệp trả nợ gốc, trả tiền lãi thuê cho công ty cho thuê tài chính, ghi nhận như sau:

  • Nợ tài khoản 635 - Chi phí tài chính (tiền lãi thuê trả trong kỳ).
  • Nợ tài khoản 341 - Vay và nợ thuê tài chính (3412) (nợ gốc trả trong kỳ).
  • Có các tài khoản 111, 112,...

Phương pháp hạch toán thuê tài chính thứ năm

Thứ năm: Phương pháp hạch toán thuê tài chính khi doanh nghiệp nhận được hóa đơn của công ty cho thuê tài chính, yêu cầu doanh nghiệp thanh toán thuế giá trị gia tăng đầu vào.

Trong trường hợp thuế giá trị gia tăng được khấu trừ thì ghi nhận như sau:

  • Nợ tài khoản 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332).
  • Có tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng (nếu doanh nghiệp tiến hành trả tiền ngay).
  • Có tài khoản 338 - Phải trả khác (thuế giá trị gia tăng đầu vào mà doanh nghiệp phải trả công ty cho thuê tài chính).

Trong trường hợp thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ thì ghi nhận như sau:

  • Nợ tài khoản 212 - TSCĐ thuê tài chính (nếu thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ và doanh nghiệp thực hiện thanh toán một lần ngay tại thời điểm ghi nhận tài sản thuê).
  • Nợ tài khoản 627, 641, 642 (nếu thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ và doanh nghiệp thực hiện thanh toán định kỳ).
  • Có tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng (nếu doanh nghiệp trả tiền ngay).
  • Có tài khoản 338 - Phải trả khác (thuế giá trị gia tăng đầu vào mà doanh nghiệp phải trả công ty cho thuê tài chính).

Phương pháp hạch toán thuê tài chính thứ sáu

Thứ sáu: Phương pháp hạch toán thuê tài chính khi doanh nghiệp trả phí cam kết sử dụng vốn phải trả cho công ty cho thuê tài chính, ghi nhận như sau:

  • Nợ tài khoản 635 - Chi phí tài chính.
  • Có các tài khoản 111, 112,...

Phương pháp hạch toán thuê tài chính thứ bảy

Thứ bảy: Phương pháp hạch toán thuê tài chính khi doanh nghiệp trả lại TSCĐ thuê tài chính cho công ty cho thuê tài chính theo quy định trong hợp đồng, kế toán ghi nhận giảm giá trị TSCĐ thuê tài chính như sau:

  • Nợ tài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ (2142).
  • Có tài khoản 212 - TSCĐ thuê tài chính.

Phương pháp hạch toán thuê tài chính thứ tám

Thứ tám: Phương pháp hạch toán thuê tài chính khi doanh nghiệp chỉ thuê hết một phần giá trị của TSCĐ, sau đó tiến hành mua lại tài sản thuê. Lúc doanh nghiệp nhận chuyển giao quyền sở hữu tài sản, kế toán ghi nhận giảm tài sản thuê tài chính và ghi nhận tăng tài sản hữu hình mà doanh nghiệp sở hữu. Thời điểm chuyển giao từ tài sản thuê thành tài sản do doanh nghiệp sở hữu, kế toán sẽ hạch toán tài chính như sau:

  • Nợ tài khoản 211 - TSCĐ hữu hình.
  • Có tài khoản 212 - TSCĐ thuê tài chính (giá trị còn lại của TSCĐ thuê tài chính).
  • Có các tài khoản 111, 112,... (số tiền doanh nghiệp phải trả thêm).

Đồng thời chuyển giá trị hao mòn, ghi nhận như sau:

  • Nợ tài khoản 2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính.
  • Có tài khoản 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình.

Phương pháp hạch toán thuê tài chính thứ chín

Thứ chín: Phương pháp hạch toán thuê tài chính khi doanh nghiệp có giao dịch bán và thuê lại tài sản từ công ty cho thuê tài chính.

Nếu doanh nghiệp bán và thuê lại tài sản với giá bán cao hơn giá trị còn lại thì kế toán ghi nhận giao dịch bán (tài khoản 711). Các bước hạch toán thuê tài chính được thực hiện theo hướng dẫn hạch toán TSCĐ thuê tài chính ở trên, từ điều thứ nhất đến điều thứ sáu.

Định kỳ, kế toán sẽ tính và trích khấu hao tài sản vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ghi nhận như sau:

  • Nợ các tài khoản 623, 627, 641, 642,...
  • Có tài khoản 2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính.

Định kỳ, kết chuyển chênh lệch nhỏ hơn (lỗ) giữa giá bán và giá trị còn lại của tài sản, kế toán ghi nhận tăng chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.