Bài toán tăng giảm khối lượng kim loại 9 năm 2024

Bài toán tăng giảm khối lượng là một trong những dạng toán phổ biến trong các phản ứng trao đổi giữa các dung dịch muối hay dung dịch muối tác dụng với axit.

Vậy cách giải bài toán tăng giảm khối lượng hóa học 9 như thế nào? Hãy cùng hay học hỏi tìm hiểu qua vài viết dưới đây nhé.

  1. Cách giải bài toán tăng giảm khối lượng

1. Bài toán tăng giảm khối lượng giữa muối clorua của kim loại Ba, Ca, Mg tác dụng với natri cacbonat.

- Cho a gam muối clorua (của kim loại Ba, Ca, Mg) tác dụng với muối Na2CO3 tạo muối cacsbonat có khối lượng b gam. Hãy tính khối lượng muối clorua của kim loại?

- Để giải bài toán này, ta phải tìm số mol (n) của muối như sau:

Độ giảm khối lượng muối = a - b; là do Cl2 (71) thay bằng CO3 (60).

Tìm: nmuối = (a - b)/(71 - 60) = (Độ tăng khối lượng theo đề bài)/(Độ tăng khối lượng muối theo phương trình).

* Lưu ý: Phải so sánh nmuối với nNa2CO3 để xem chất nào hết, chất nào dư.

Bài toán tăng giảm khối lượng kim loại 9 năm 2024

2. Bài toán tăng giảm khối lượng giữa muối cacbonat của kim loại hóa trị II tác dụng với axit H2SO4 loãng dư

- Bài toán cho m gam muối cacbonat của kim loại hóa trị II tác dụng với axit H2SO4 loãng dư thu được n gam muối sunfat. Hãy tìm công thức phân tử muối cacbonat?

- Muốn tìm công thức muối cacbonat ta phải tìm số mol muối:

nmuối = (n - m)/(96 - 60) ; do thay muối cacbonat CO3 (60) bằng muối sunfat SO4 (96).

Xác định công thức phân tử của muối (MCO3):

M + 60 = m/nmuối ⇒ M = ?

3. Dạng bài tập tăng giảm khối lượng khi cho kim loại vào dung dịch muối của kim loại B

Để phản ứng xảy ra thì kim loại A phải hoạt động mạnh hơn kim loại B và đều không tác dụng với H2O ở điều kiện thường

Khi nhúng thanh kim loại A vào dd muối của kim loại B, nếu B bị đẩy hết và bám vào thanh kim loại A, khối lượng thanh kim loại A, khối lượng của thanh kim loại có thể tăng hoặc giảm.

- Nếu sau khi nhúng, đề bài cho khối lượng thanh kim loại giảmg (hoặc khối lượng thanh kim loại B bám < khối lượng thanh kim loại A tan) thì:

Câu 4: Hoà tan muối nitrat của một kim loại hoá trị II vào nước được 200 ml dung dịch (A). Cho vào dung dịch (A) 200 ml dung dịch K3PO4, phản ứng xảy ra vừa đủ, thu được kết tủa (B) và dung dịch (C). Khối lượng kết tủa (B) và khối lượng muối nitrat trong dung dịch (A) khác nhau 3,64 gam.

PHƯƠNG PHÁP TĂNG GIẢM KHỐI LƯỢNG I.Kiến thức cần nhớ

  1. Nguyên tắc: Dựa vào sự chênh lệch khối lượng khi biến đổi chất này thành chất khác, để từ khối lượng tăng (hay giảm này), kết hợp với quan hệ tỉ lệ mol giữa 2 chất này giải quyết yêu cầu đặt ra.
  2. Các phương pháp giải bài toán tăng giảm khối lượng: * Phương pháp đại số : +) Đặt ẩn cho số mol chất phản ứng +) Lập phương trình biểu diễn độ tăng ( hoặc giảm ) +) Giải tìm ẩn và kết luận * Phương pháp suy luận tăng giảm: Từ độ tăng( giảm) theo đề và tăng (giảm) theo PTHH ta tìm được số mol của các chất bằng hệ số. Phạm vi sử dụng: Đối với các bài toán xảy ra thuộc phản ứng: - Phản ứng phân hủy - Phản ứng giữa kim loại mạnh, kim loại không tan trong nước đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối. Đặc biệt khi chưa biết rõ phản ứng xảy ra là hoàn toàn hay không thì việc sử dụng phương pháp này càng đơn giản hóa các bài toán hơn. 3. Các dạng toán thường gặp Dạng 1: Bài toán nhúng thanh kim loại A vào dung dịch muối của kim loại B. Khi nhúng thanh kim loại A vào dung dịch muối kim loại B (kim loại A mạnh hơn kim loại B). - Nếu sau khi nhúng, đề bài cho khối lượng thanh kim loại tăng (hoặc khối lượng kim loại B bám > khối lượng kim loại A tan) thì: Độ tăng khối lượng thanh = mKim loại B bám – mKim loại A tan. - Nếu sau khi nhúng, đề bài cho khối lượng thanh kim loại giảm (hoặc khối lượng kim loại B bám < khối lượng kim loại A tan) thì: Độ giảm khối lượng = mKim loại A tan – mKim loại B bám. Chú ý : Nếu gặp trường hợp một kim loại tác dụng với hỗn hợp muối ( hoặc ngược lại ) thì phản ứng nào có khoảng cách giữa 2 kim loại xa hơn thì sẽ xảy ra trước. Khi phản ứng này kết thúc thì mới xảy ra các phản ứng khác. * Phương pháp tăng giảm khối lượng vẫn có thể áp dụng trong trường hợp bài tập vừa có phản ứng tăng, vừa có phản ứng giảm. Dạng 2: Bài toán nhiệt luyện VD: CuO + H2 → Cu + H2O Độ giảm khối lượng chất rắn = mO = mCuO phản ứng – mCu tạo thành Dạng 3: Bài toán nhiệt phân VD: A → B + C + D↑ Độ giảm khối lượng chất rắn = Lượng khí D giải phóng Dạng 4: Dạng khác - Kim loại + dung dịch axit - Muối này chuyển hóa thành muối khác … Một số bài tập áp dụng VD1: Kim loại + Dung dịch muối Nhúng một thanh sắt nặng 8 gam vào 500 ml dung dịch CuSO4 2M. Sau một thời gian lấy lá sắt ra cân lại thấy nặng 8,8 gam. Xem thể tích dung dịch không thay đổi thì nồng độ mol/lit của CuSO4 trong dung dịch sau phản ứng là bao nhiêu?

Giải:

Phương trình hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (1) Theo bài ra: x mol x mol Khối lượng KL tăng = mCu bám vào – mFe tan ra = 64x – 56x = 8x = 8,8 – 8 \=> x = 0,1 mol Số mol CuSO4 ban đầu là: 0,5. 2 = 1 (mol) CM(CuSO4 dư) = (1 – 0,1)/0,5 = 1,8M VD2: Kim loại + dd axit Ḥòa tan m gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M (hóa trị II) trong dung dịch HCl dư thu được 1,008 lít khí (đktc) và dung dịch chứa 4,575 gam muối khan. Tính giá trị của m? Giải: R + 2nHCl → RCln + nH2 nH2 = 0,045 mol => nHCl = 0,09 mol Khối lượng muối khan = mKL + mCl ð mKL = m Muối khan – mCl = 4,575 – 0,09.35,5 = 1,38 gam VD3: Muối này chuyển hóa thành muối khác Khối lượng muối thu được có thể tăng hoặc giảm do có sự thay thế anion gốc axit này bằng gốc anion gốc axit khác, sự thay thế luôn tuân theo quy tắc hóa trị ( nếu hóa trị của nguyên tố kim loại không thay đổi) *Từ 1 mol CaCO3 1 mol CaCl2 = 35,5.2-(12.16.3)=11 (cứ 1 mol CO32- hóa trị II phải được thay thế bằng 2 mol Cl- hóa trị 1) *Từ 1 mol CaBr2 2mol AgBr = 2.108-40 = 176 (cứ 1 mol Ca2+ hóa trị II phải được thay thế bằng 2 mol Ag+ hóa trị I) VD4: Bài toán nhiệt luyện Ví dụ: Cho 4,48l CO (đktc) tác dụng với FeO ở nhiệt độ cao một thời gian, sau phản ứng thu được chất rắn X có khối lượng nhỏ hơn 1,6g so với khối lượng FeO ban đầu. Tính khối lượng Fe thu được và % thể tích CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng? Giải: FeO + CO → Fe + CO2 mgiảm =mO (oxit đã pư) = 1,6/16 = 0,1 mol ⇒ nFe = = 0,1 mol mFe = nFe. MFe = 0,1.56 = 5,6g Theo bảo toàn nguyên tố ta có: nhỗn hợp khí sau pư = nCO ban đầu = 0,2 mol \=>% thể tích khí CO2 = .100% = 50% Vận dung: Thổi từ từ V(l) hỗn hợp khí CO và H2 đi qua hỗn hợp bột CuO, Fe2O3, Al2O3 trong ống sứ đung nóng. Sau khi xảy ra phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y chỉ gồm khí CO2 và hơi nước, nặng hơn hỗn hợp X ban đầu 0,32g.Tính giá trị của V? VD5: Bài toán nhiệt phân Ví dụ: Nhiệt phân a(g) Zn(NO3)2 sau 1 thời gian dừng lại làm nguội và đem cân thấy khối lượng giảm đi 6,48 (hiệu suất phản ứng là 60%). Tính giá trị của a? Giải: Zn(NO3)2 → ZnO + 2NO2 + O2 x 1,2x 0,3x (mol) (Vì H = 60%) mrắn giảm = mNO2 + mO2 = 1,2x.46 + 0,3.32x = 6,48 \=>x = 0,1 mol a = 18,9 gam