Một năm đại học có bao nhiêu ký?

Trước hết là xét về mặt lợi ích, việc đào tạo 3 học kỳ giúp người học có thể rút ngắn thời gian học tập, thay vì phải học đầy đủ 4 năm thì có thể học trong 2 năm rưỡi hoặc 3 năm là có thể tốt nghiệp ra trường. Điều này giúp người học giảm bớt chi phí học tập được một năm. Bên cạnh đó, nhờ tốt nghiệp sớm nên sinh viên có thể sớm tham gia vào thị trường lao động hoặc có thể dùng một năm còn dư ấy để học thêm những khóa học ngắn hạn khác nhằm tăng các kỹ năng và nhờ đó có thể thêm cơ hội có việc làm sớm hơn.

Một năm đại học có bao nhiêu ký?

Hầu hết trường ĐH hiện nay đào tạo theo tín chỉ, trong đó thường thiết kế 3 học kỳ/năm học

ĐÀO NGỌC THẠCH

Khó “tiêu hóa” chương trình, khó tham gia hoạt động xã hội

Tuy nhiên, việc đào tạo liên tục 3 học kỳ cũng có những hạn chế không thể không tính đến. Việc học cũng giống như việc ăn uống vậy, cần phải có thời gian để “tiêu hóa” và thẩm thấu những kiến thức đã học. Việc học 3 học kỳ sẽ buộc người học phải học liên tục, không có quãng nghỉ để có thể trải nghiệm hay chiêm nghiệm những gì mình vừa học bởi đa số các trường đào tạo 3 học kỳ thì gần như sinh viên vừa thi kết thúc học kỳ thì lập tức phải vào học kỳ mới. Như vậy gần như người học chỉ có học và thi liên tục, như thế rất khó để sinh viên có thể “tiêu hóa”, thẩm thấu những nội dung đã học.

Bên cạnh đó, việc học liên tiếp 3 học kỳ cũng có nghĩa là người học không thể có khoảng thời gian nghỉ hè đủ dài để tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tình nguyện như Mùa hè xanh hay Kỳ nghỉ hồng, vốn là những hoạt động hết sức cần thiết để trui rèn kỹ năng cho sinh viên.

Đối với những ngành học thuộc khối kỹ thuật, y khoa, khoa học cơ bản, những ngành học mang nặng tính nghiên cứu thì việc học liên tục hay học rút ngắn là hoàn toàn không phù hợp. Làm sao mà một sinh viên y khoa có thể liên tục đi học ở lớp, không có thời gian để thực hành những gì đã học lại có thể trở thành một bác sĩ y khoa lành nghề?

Như vậy, việc đào tạo 3 học kỳ, học liên tục chỉ phù hợp với những ngành học mang nặng tính kỹ năng chứ không thể phù hợp với những ngành thực hành và nghiên cứu được.

Về phần người dạy cũng thế. Việc giảng dạy liên tục, không có quãng nghỉ để đọc sách, nghiên cứu, bổ sung kiến thức, cập nhật kiến thức mới thì làm sao có thể cung cấp được nội dung dạy có chất lượng và mang tính cập nhật cho người học được?

Vì vậy, các trường ĐH cần phải tính thật kỹ các khía cạnh có liên quan đến việc đào tạo, tránh tình trạng đào tạo mang tính cấp tốc, để từ đó ra quyết định nên hay không nên đào tạo 3 học kỳ. Con người không phải là cái máy, cần phải được nghỉ ngơi và bồi bổ thì năng suất lao động mới cao được.

Ý kiến:

Học kỳ hè nên là tự nguyện

Hầu hết giảng viên và sinh viên đều mong muốn có kỳ nghỉ dài để nghỉ ngơi bên gia đình, về quê, hoặc có những kế hoạch khác sau một năm dạy và học. Vì vậy tôi nghĩ nên tổ chức 2 học kỳ chính thức, còn học kỳ hè là tự nguyện, bạn nào có nhu cầu học vượt hoặc cải thiện điểm tốt hơn thì đăng ký, chứ không phải là học kỳ chính thức bắt buộc toàn bộ sinh viên.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hoàn (giảng viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM)

Thích có kỳ nghỉ dài để thực hiện nhiều kế hoạch

Bản thân em vẫn thích có được kỳ nghỉ hè dài sau một năm học vất vả. Không chỉ để thư giãn mà còn có thời gian thực hiện nhiều kế hoạch riêng như về quê với ba mẹ, đi du lịch, làm thêm… Thầy cô nói khi chia làm 3 học kỳ thì sẽ giúp sinh viên giảm bớt thời lượng học liên tục kéo dài gây áp lực nhưng em thấy cũng vậy. Nếu 1 năm phải học 12 môn, tổ chức 2 học kỳ/năm thì mỗi học kỳ 5 tháng sẽ phải học 6 môn, trong khi tổ chức 3 học kỳ/năm thì mỗi học kỳ hơn 3 tháng phải học 4 môn, áp lực cũng vẫn vậy.

Nguyễn Quang Tuấn(sinh viên năm 4 Trường ĐH Mở TP.HCM)

Học 3 học kỳ cảm thấy bớt căng thẳng

Em lại đồng tình với việc tổ chức mỗi năm 3 học kỳ vì việc đóng học phí sẽ được giãn ra làm 3 đợt thay vì 2 đợt như trước đây. Số tiền phải đóng mỗi lần sẽ ít hơn. Hơn nữa em cũng cảm thấy việc học cũng được chia nhỏ ra, đỡ căng thẳng hơn. Khi học 3 học kỳ thì cứ sau mỗi học kỳ tụi em sẽ được nghỉ hơn 2 tuần. Em nghĩ một đợt nghỉ tầm 2, 3 tuần là được nên em ủng hộ học 3 học kỳ.

Trong quá trình học tập, một trong những khái niệm cơ bản mà các tân sinh viên cần phải hiểu rõ đó là học kỳ và số tín chỉ tương ứng.Bước vào cuộc sống đại học là một thử thách lớn đối với bất kỳ ai. Đây là giai đoạn khi các tân sinh viên sẽ bắt đầu hành trình tìm kiếm kiến thức, đồng thời phải hòa nhập vào môi trường mới và tập luyện kỹ năng sống.

Ngoài ra, để có thể hoàn thành tốt chương trình học và tránh những khó khăn trong quá trình học, các tân sinh viên cũng cần lưu ý một số điểm quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

1 học kỳ đại học có bao nhiêu tháng?

Nội dung bài viết

Một năm đại học có bao nhiêu ký?
1 học kỳ đại học có bao nhiêu tháng?

Đây là thắc mắc khá nhiều bạn sinh viên đại học, nhất là bạn đang theo học tại những trường tính học phí theo tháng. Nếu nắm rõ được số tháng của một học kỳ sẽ giúp cho bạn tính được học phí một kỳ của mình dễ dàng.

Đại học và cao đẳng ở Việt Nam thường chia năm học thành hai học kỳ: học kỳ 1 và học kỳ 2. Mỗi học kỳ thường kéo dài trong khoảng 4-5 tháng, tùy thuộc vào trường và ngành học. Vì vậy, một năm học đại học hoặc cao đẳng sẽ kéo dài từ 8 đến 10 tháng.

Tuy nhiên, nếu bạn đăng ký học các khóa học mùa hè, thì thời gian học tập sẽ kéo dài hơn. Các khóa học mùa hè thường có thời gian từ 2-3 tháng và được tính vào số tín chỉ của học kỳ.

Định nghĩa số tín chỉ

Một năm đại học có bao nhiêu ký?
Định nghĩa số tín chỉ

Tín chỉ là một đơn vị để đo lường khối lượng học phần của một môn học. Tín chỉ thường được sử dụng để đánh giá sự tiến bộ của sinh viên trong quá trình học tập. Tùy thuộc vào trường và ngành học, số tín chỉ của một môn học có thể khác nhau.

Số tín chỉ của một môn học thường được quy định trong chương trình đào tạo của trường. Để đạt tốt nghiệp, sinh viên cần phải tích lũy đủ số tín chỉ được quy định bởi trường.

Theo hệ thống ECTS, 1 tín chỉ tương đương với 15 tiết học lý thuyết hoặc 30 tiết học thực hành. Ngoài ra, 1 tín chỉ còn có thể tương đương với 60 giờ thực tập, 45 giờ làm bài tập lớn, đồ án hoặc khóa luận tốt nghiệp. Điều này có nghĩa là sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ để chuẩn bị ngoài giờ lên lớp để có thể tiếp thu được 1 tín chỉ.

Hiện nay, có khoảng hơn 60 định nghĩa tín chỉ được sử dụng trong hệ thống đào tạo. Mỗi định nghĩa này có những khía cạnh định lượng và định tính khác nhau, nhấn mạnh vào các mục tiêu và chuẩn đầu ra khác nhau của chương trình học.

Một trong những định nghĩa tín chỉ được sử dụng phổ biến nhất là của học giả James Quan thuộc đại học Washington. Theo ông, tín chỉ học tập là một đại lượng đo toàn bộ số thời gian bắt buộc của một sinh viên để có thể học một môn học cụ thể, bao gồm cả thời gian lên lớp, thời gian thực hành ở phòng thí nghiệm, thời gian nghiên cứu, giải quyết vấn đề, viết bài hay chuẩn bị bài.

Các Thông Tin & Dịch Vụ Liên Quan.

Các Loại Hình Đào Tạo Phổ Biến Hiện Nay
Các Thí Sinh Tự Do Thi Lại Đại Học Như Thế Nào?
Thông Tin Cập Nhật Mới Nhất Về Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Một số lưu ý dành cho các bạn tân sinh viên

Một năm đại học có bao nhiêu ký?
Một số lưu ý dành cho các bạn tân sinh viên

Bạn sắp bước vào một hành trình mới tại đại học, và để có thể trải nghiệm tốt nhất chuyến đi này, bạn cần lưu ý đến những yếu tố quan trọng như sau:

Mức học phí của các trường

Đầu tiên, bạn nên tính toán kỹ mức học phí để có thể sắp xếp chi tiêu cho hợp lý và tránh những khoản không cần thiết. 

Các phương tiện di chuyển trong thành phố

Nếu bạn sử dụng xe máy, hãy tìm hiểu kỹ nơi trọ để tránh bị mất cắp. Nếu sử dụng xe bus, hãy đăng ký vé theo tháng để tiết kiệm chi phí. Đồng thời, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cá nhân cần thiết như giấy tờ tùy thân và tiền bạc. 

Tìm phòng trọ phù hợp

Đặc biệt, việc tìm phòng trọ cũng rất quan trọng. Bạn cần tìm hiểu kỹ về giá cả và điều kiện phòng trọ, đồng thời lưu ý các quy định và thời gian cho thuê để tránh bị lừa đảo. Nếu bạn lưu ý đến những yếu tố này, chắc chắn bạn sẽ có một kỳ học đại học tốt đẹp và tràn đầy trải nghiệm.

Ngoài những lưu ý trên, các tân sinh viên cũng cần lưu ý đến một số vấn đề khác để có một trải nghiệm học tập tốt nhất:

Tham gia các hoạt động ngoại khóa và tổ chức sinh viên

Để có một trải nghiệm đầy đủ và đa dạng, các tân sinh viên nên tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ và tổ chức sinh viên của trường. Điều này giúp các bạn gặp gỡ và kết bạn với những người có sở thích và ý tưởng giống nhau, cũng như phát triển các kỹ năng mềm như giao tiếp, lãnh đạo, tổ chức sự kiện,..

Tìm kiếm nguồn hỗ trợ và tư vấn

Khi cần hỗ trợ về học tập hoặc vấn đề cá nhân, các tân sinh viên cần tìm đến các nguồn tư vấn và hỗ trợ của trường như trung tâm tư vấn sinh viên, trung tâm hỗ trợ học tập,..

Điều chỉnh lịch học để phù hợp với bản thân

Trong quá trình học tập, có thể có những môn học không phù hợp với lịch trình hoặc sở thích của sinh viên. Vì vậy, các tân sinh viên cần điều chỉnh lịch học sao cho phù hợp và thuận tiện cho bản thân.

Tạo thói quen học tập

Để đạt được kết quả tốt trong học tập, các tân sinh viên cần tạo cho mình thói quen học tập đều đặn và cố định. Điều này giúp tăng khả năng tập trung và hiệu quả học tập.

Tóm lại, để có một trải nghiệm học tập tốt nhất, các tân sinh viên cần lưu ý đến nhiều yếu tố như học phí, phương tiện di chuyển, đồ dùng cá nhân, chỗ ở, các hoạt động ngoại khóa, tư vấn hỗ trợ, điều chỉnh lịch học và tạo thói quen học tập.

1 năm học đại học có bao nhiêu ký?

Một năm học có hai học kỳ chính và một học kỳ phụ (kỳ hè). Học kỳ chính là học kỳ bắt buộc phải học. Học kỳ hè không bắt buộc phải học.

1 năm học đại học là bao lâu?

Nói chung thì số lượng tháng của 1 học kỳ sẽ được tính như sau: Đa số các trường đại học đều mỗi năm sẽ có 2 học kỳ chính, đây là số học kỳ bắt buộc với 15 tuần học và 3 tuần để thi cử.

1 năm học đại học có bao nhiêu tín chỉ?

Để các bạn có thể rõ ràng hơn việc đăng ký, trong một ngày các bạn có thể học 18 tiết (6 tiết sáng, 6 tiết chiều, 6 tiết tối). Vậy trong một năm học ta có thể đăng ký tối đa là 84 tín chỉ (với những bạn không học hè là 70 tín chỉ).

1 năm cao đẳng có bao nhiêu tín chỉ?

Thời gian khoá học theo niên chế được quy định như sau: Thời gian khoá học đối với trình độ cao đẳng từ 2 đến 3 năm học và phải đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu theo từng ngành, nghề đào tạo là 60 tín chỉ.