Na2co3 là nguyên liệu chính dùng trong y học công nghệ thực phẩm chế tạo nước giải khát đúng hay sai

Skip to content

Na2CO3 là gì? Tại sao hóa chất này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Chúng đem lại nhiều công dụng nhưng không phải ai cũng biết cách bảo quản đảm bảo an toàn. Vậy nên trong bài viết ngày hôm nay Nhựa Thanh Phúc sẽ cung cấp đến bạn thông tin hữu ích về sản phẩm. Cùng tìm hiểu nhé!

Na2CO3 là gì?

Na2CO3 có tên khoa học là Natri Cacbonat hay còn gọi là soda, chúng xuất hiện nhiều trong nước biển, nước khoáng và trong lòng đất. Hóa chất là muối dinatri của axit cacbonic có tính kiềm hóa. Khi hòa tan natri cacbonat với nước, hóa chất sẽ tạo thành axit cacbonic và natri hidroxit.

Trong tự nhiên hóa chất trữ lượng lớn, quá trình khai thác dễ dàng, điều chế đơn giản nên soda xuất hiện phổ biến trên thị trường với giá thành rất rẻ.

Tính chất của Na2CO3

Natri cacbonat khan là hóa chất phổ biến trên thị trường, chúng mang những tính chất như:

Tính chất vật lý natri cacbonat

Ở dạng khan, hóa chất là tinh thể màu trắng, hút ẩm cao và nóng chảy ở nhiệt độ

851 ℃. Soda dễ tan trong nước, quá trình tan tỏa nhiệt và tạo thành hydrat:

  • Ở nhiệt độ dưới 32,5 độ C, hóa chất được kết tinh tạo ra Na2CO3·10H2O
  • Nhiệt độ từ 32,5–37,5 ℃, hóa chất Na2CO3·7H2O
  • Trên mức nhiệt 37,5 độ C, Na2CO3 sẽ thành Na2CO3·H2O
  • Đến 107 độ C thì mất nước hoàn toàn trở thành dạng khan.

Tính chất vật lý của Na2CO3

Tính chất hóa học

Trong tự nhiên, Natri cacbonat có thể tác dụng được với cả axit và bazo, hóa chất là một dạng muối trung hòa, sở hữu tính chất hóa học như:

Tác dụng với bazơ tạo thành muối mới và bazo mới:

  • Na2CO3 + Ca(OH)2 → 2NaOH + CaCO3↓

Tác dụng với axit mạnh tạo thành muối, nước và giải phóng khí CO2

  • Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2↑

Tác dụng với muối tạo thành hai muối mới

  • Na2CO3 + CaCl2 → 2NaCl + CaCO3

Chuyển đổi qua lại với natri bicacbonat theo phản ứng

  • Na2CO3 + CO2 + H2O ⇌ 2NaHCO3

Na2CO3 có đặc điểm như thế nào?

Natri cacbonat được khai thác từ 4.000 năm trước, chắc hẳn người ta đã tìm hiểu được hóa chất có những đặc điểm như:

Na2CO3 làm quỳ tím chuyển màu gì?

Khi tác dụng với nước, soda thủy phân tạo thành môi trường bazơ làm đổi màu chất chỉ thị:

  • Na2CO3 → 2Na+ + CO32−
  • CO32− + H2O ⇌ HCO3− + OH−

⇒ Dung dịch Na2CO3 có tính bazơ yếu.

  • Quỳ tím hóa xanh khi tác dụng với dung dịch Natri cacbonat
  • Dung dịch Phenolphtalein chuyển thành màu hồng

Quy tím chuyển xanh khi tác dụng với Natri Cacbonat

Na2CO3 là muối gì?

Natri cacbonat (Na2CO3) là muối cacbonat của natri, chúng xuất hiện nhiều trong tự nhiên. Quá trình hình thành, do sự thay đổi của Trái Đất làm một số hồ gần biển và vịnh bị khép kín lại, làm lượng muối bị tích tụ lại dần dần và chôn vùi sâu xuống lòng đất tạo thành các mỏ muối. Lượng muối còn lại hình thành trong nước biển và qua quá trình hòa tan khí CO2.

Na2CO3 là chất điện li mạnh hay yếu?

Soda là chất điện li mạnh, nhất là khi tác dụng với nước. Khi đó các phân tử sẽ được phân li hoàn toàn. Phương trình hóa học biểu thị cho điều này là:

Na2CO3 có lưỡng tính không?

Do hóa chất có thể tác dụng với cả dung dịch axit và bazo nên natri cacbonat là muối lưỡng tính. Cùng tìm hiểu rõ hơn về điều này qua hai phương trình sau đây nhé:

  • Na2CO3 + NaOH → NaCO3 + Na2OH
  • Na2CO3 + 2HNO3 → 2NaNO3 + CO2 + H2O

4. Ứng dụng của muối Natri cacbonat trong thực tế

Trong thực tế, hóa chất được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, cụ thể như:

  • Sản phẩm là nguyên liệu không thể thiếu trong sản xuất thủy tinh, chúng chiếm đến 13-15%, soda sẽ làm giảm nhiệt độ tan chảy của cát từ đó quá trình chế tác thủy tinh sẽ được rút ngắn lại.
  • Được dùng làm chất phụ gia trong quá trình sản xuất xà phòng và chất tẩy rửa.
  • Làm nguyên liệu trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, hàng tiêu dùng.
  • Được dùng để tẩy trắng nguyên liệu bột giấy, giúp tối ưu chi phí sản xuất, đem lại hiệu quả cao.
  • Trong ngành sản xuất dược phẩm, Natri cacbonat được dùng để làm thuốc chữa dạ dày và nước xúc miệng.
  • Ngoài ra sản phẩm còn được sử dụng trong ngành thủy sản, nhiếp ảnh, hóa chất thí nghiệm,…

Ứng dụng của muối Na2CO3

5. Lưu ý khi sử dụng hóa chất

Để quá trình sử dụng soda đảm bảo an toàn bạn nên lưu ý những điều sau đây:

  • Sau khi sử dụng bảo quản sản phẩm trong thùng phi nhựa kín, để nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Tránh xa tầm tay trẻ em.
  • Nên chuẩn bị đồ bảo hộ cần thiết, đảm bảo hóa chất không dính vào da, mắt và miệng.
  • Nếu chẳng may nuốt phải, bạn phải nhanh chóng xúc miệng bằng nước sạch và uống thật nhiều nước. Cần thiết phải đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Sử dụng liều lượng theo đúng sự chỉ dẫn của chuyên gia và nhà sản xuất.

Trên đây là tất cả thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp đến bạn về hóa chất Na2CO3. Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc, hãy liên hệ ngay với Nhựa Thanh Phúc để được hỗ trợ.

Na2CO3 có dạng bột trắng, nóng chảy ở nhiệt độ 851 độ C - Ảnh: MSDSonline

Mới đây, Thanh tra Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã phạt hành chính trên 780 triệu đồng đối với 3 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và An Giang do hành vi sử dụng nguyên liệu là hóa chất công nghiệp (soda Na2CO3) để sản xuất nước mắm. Chất này là gì, lợi hại ra sao?

Natri cacbonat, còn gọi là soda, là một loại muối cacbonat của natri có công thức hóa học là Na2CO3. Na2CO3 có nhiều trong tự nhiên như nước khoáng, nước biển, tro của rong biển và muối mỏ trong lòng đất.

Theo các ghi chép lịch sử, từ 4.000 năm trước, người Ai Cập cổ đã biết khai thác Na2CO3. Đến thế kỷ XV - XVI, tro rong biển đã được dùng để sản xuất xà phòng và thủy tinh. 

Ngày nay, Na2CO3 được dùng trong ngành sản xuất công nghiệp để nấu thủy tinh, xà phòng, làm giấy, đồ gốm, phẩm nhuộm, dệt, keo dán gương, và điều chế nhiều muối khác của natri như borat, cromat...

Theo PGS.TS Vũ Đình Hoàng - Trưởng bộ môn hóa dược và bảo vệ thực vật Đại học Bách khoa Hà Nội, trong quy ước quốc tế, Na2CO3 trong thực phẩm được ký hiệu là E500i còn NaHCO3 là E500ii. Cả hai đều là phụ gia thực phẩm và đều được Bộ Y tế cấp phép (phụ lục 1 ban hành kèm thông tư 24/2019/TT-BYT) là "chất tạo xốp, chất điều chỉnh độ axit, chất chống đông vón, muối nhũ hóa, chất ổn định, chất làm dày". Tuy nhiên, do NaHCO3 (E500ii) có tính kiềm nhẹ nên được sử dụng nhiều hơn Na2CO3. 

Na2CO3 dùng trong thực phẩm phải là loại tinh khiết và ở mức độ được cho phép. Còn Na2CO3 dùng trong công nghiệp luôn có lẫn tạp chất tẩy rửa mạnh nên bị cấm dùng trong thực phẩm. Nếu sử dụng thực phẩm bị nhiễm Na2CO3 công nghiệp (có lẫn tạp chất) thì chắc chắn ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Vụ việc 3 doanh nghiệp sản xuất nước mắm ở Vĩnh Long và An Giang bị phạt trên 780 triệu đồng chính vì sử dụng Na2CO3 công nghiệp trong sản xuất nước mắm, vi phạm vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Mặc dù bản chất Na2CO3 không phải là chất gây ung thư nhưng nó có thể trở thành một loại khí carbon monoxide nguy hiểm nếu tiếp xúc với thực phẩm có chứa đường khử (đường chứa nhóm aldehyde (-CHO) hoặc ketone (-CO) như glucose, fructose, arabinose, maltose, lactose).

Hít phải hóa chất này có thể dẫn đến các tác dụng phụ như kích thích đường hô hấp, ho, khó thở và phù phổi. Nếu nuốt phải Na2CO3, đặc biệt là với số lượng lớn, có thể gây bỏng miệng, cổ họng, dạ dày hoặc thực quản hoặc nôn mửa, buồn nôn, tiêu chảy.

Ngoài ra, da cũng có thể bị kích ứng đỏ hoặc sưng sau khi tiếp xúc Na2CO3 trong thời gian dài. Với người mắc các bệnh về da, việc ăn uống thực phẩm chứa nhiều Na2CO3 càng khiến tình trạng tổn thương da nặng thêm.

Trong trường hợp tiếp xúc mắt trực tiếp với Na2CO3 có thể gây tổn thương giác mạc vĩnh viễn.

MINH HẢI (Tổng hợp)

Video liên quan

Chủ đề