Nếu ví dụ về nội dung và hình thức

Trình bày khái niệm, ý nghĩa (vai trò) của cặp phạm trù nội dung và hình thức trong cuộc sống. Vận dụng cặp phạm trù nội dung và hình thức vào đời sống.

Những nội dung liên quan:

Mục lục:

Nếu ví dụ về nội dung và hình thức

1. Khái niệm nội dung và hình thức

Nội dung là gì?

Nội dung là phạm trù chỉ tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật.

Hình thức là gì?

Hình thức là phạm trù chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó.

Lưu ý: Cần phân biệt giữa phạm trù “hình thức” trong triết học với hình thức bên ngoài của sự vật. Phạm trù “hình thức” chủ yếu để chỉ hình thức bên trong của sự vật, tức là cơ cấu bên trong của nội dung.

2. Ví dụ về nội dung và hình thức

Ví dụ về nội dung

Ví dụ: Nội dung của chiếc xe hơi là có 04 bánh cao su, chứa được 4 8 người, sử dụng nhiên liệu là xăng hoặc dầu, tốc độ chạy từ 20 160 km/giờ.

Ví dụ về hình thức

Ví dụ: Hình thức của chiếc xe hơi là các bộ phận được làm từ thép, nhựa, cao su…, động cơ được bố trí ở phần trước của xe, có nút đề khởi động động cơ, có ghế lái xe và ghế ngồi đệm mút…

3. Ý nghĩa của cặp phạm trù nội dung và hình thức trong cuộc sống

Nội dung và hình thức là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lenin và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng giữa Nội dung tức phạm trù chỉ tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật và Hình thức là phạm trù chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó.

Do nội dụng và hình thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau nên trong hoạt động thực tiễn, ta cần chống lại mọi khuynh hướng tách rời nội dung với hình thức. Ở đây cần chống lại hai thái cực sai lầm:

+ Hoặc là tuyệt đối hóa hình thức, xem thường nội dung.

Ví dụ: Trong cuộc sống chỉ coi trọng vật chất xa hoa mà coi nhẹ tâm hồn con người.

+ Hoặc là tuyệt đối hóa nội dung, xem thường hình thức.

Ví dụ: Trong cuộc sống, chỉ biết đến rèn luyện nhân cách, tâm hồn mà không chú ý đến phương tiện vật chất tối thiểu.

Vì nội dung quyết định hình thức nên để xét đoán sự vật nào đấy, cần căn cứ trước hết vào nội dung của nó. Và nếu muốn làm biến đổi sự vật thì cần tác động để thay đổi trước hết nội dung của nó.

Vì hình thức có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy sự phát triển của dung, nên trong hoạt động thực tiễn cần luôn theo dõi mối quan hệ giữa hình thức và nội dung của sự vật để có thể  kịp thời phát hiện, can thiệp vào tiến trình phát triển của sự vật theo hướng có lợi nhất. Nếu muốn sự vật phát triển tiếp, cần tạo điều kiện để hình thức phù hợp với nội dung. Ngược lại, nếu thấy sự vật phát triển lên sẽ có hại, cần tìm cách để hình thức không phù hợp với nội dung.

Vì cùng một nội dung, trong tình hình phát triển khác nhau, có thể có nhiều hình thức, ngược lại, cùng một hình thức có thể thể hiện những nội dung khác nhau, nên cần sử dụng một cách sáng tạo mọi loại hình thức có thể có (mới và cũ), kể cả phải cải biến những hình thức cũ vốn có, để phục vụ hiệu quả cho việc thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn. Ở đây cũng cần tránh hai thái cực sai lầm:

+ Hoặc chỉ bám lấy hình thức cũ, bảo thủ, trì trệ mà không áp dụng cái mới.

+ Hoặc phủ nhận, bỏ qua hoàn toàn cái cũ trong hoàn cảnh mới. Chủ quan, nóng vội, thay đổi hình thức một cách tùy tiện, không có căn cứ.

Các tìm kiếm liên quan đến ý nghĩa của cặp phạm trù nội dung và hình thức trong cuộc sống, vận dụng cặp phạm trù nội dung và hình thức, vận dụng cặp phạm trù nội dung và hình thức vào đời sống, ví dụ của nội dung và hình thức, tiểu luận cặp phạm trù nội dung và hình thức, những câu hỏi về nội dung và hình thức, mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong nghệ thuật, ví dụ về phạm trù bản chất và hiện tượng, phạm trù hình thức dùng để chỉ

(Last Updated On: 15/01/2022)

Phân tích nội dung và ý nghĩa cặp phạm trù nội dung và hình thức?

Khái niệm nội dung và hình thức

Nội dung chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật. Ví dụ: Nội dung của một tác phẩm nghệ thuật, là toàn bộ các yếu tố, như tư tưởng của tác phẩm, bố cục, hình tượng nghệ thuật, v.v…đã phản ánh, và giải quyết những vấn đề nào đó của cuộc sống hiện thực. Hoặc, nội dung của một cơ thể sống là toàn bộ các yếu tố vật chất, như tế bào, khí quan, quá trình sống v.v…

Hình thức chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững của nó. Ví dụ: Hình thức của một tác phẩm nghệ thuật văn chương, được thể hiện thông qua phương thức diễn đạt nội dung của tác phẩm… là cách sắp xếp trình tự các chương, mục, cách diễn đạt, hình dáng, mầu sắc trang trí của tác phẩm.

Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức

Triết học duy vật biện chứng cho rằng sự tồn tại, vận động và phát triển ở các sự vật đều bao hàm sự thống nhất, sự tác động qua lại lẫn nhau giữ nội dung và hình thức. Trong mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức, thì nội dung quyết định hình thức, hình thức có tính độc lâïp tương đối, v.v…

+ Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức được thể hiện là, không có hình thức nào lại không chứa đựng nội dung và không có một nội dung nào lại không tồn tại trong một hình thức nhất định. Tuy nhiên, không phải lúc nào nội dung và hình thức cũng phù hợp với nhau. Bởi vì, không phải một nội dung bao gìơ cũng chỉ được thể hiện ở một hình thức nhất định, nội dung trong điều kiện phát triển khác nhau, lại được thể hiện ở dưới nhiều hình thức khác nhau. Cũng như cùng một hình thức, có thể biểu hiện những nội dung khác nhau….

+ So với hình thức, nội dung luôn giữ vai trò quyết định quá trình phát triển của sự vật, nó là yếu tố động và luôn thay đổi. Còn hình thức, là yếu tố tương đối ổn định của sự vật. Vì vậy, sự biến đổi và phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ nội dung, còn sự biến đổi của hình thức thì chậm hơn. Nhưng luôn có khuynh hướng phù hợp với nội dung.

+ Hình thức do nội dung quyết định, nhưng hình thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại nội dung. Sự tác động trở lại của hình thức với nội dung có thể thúc đẩy sự phát triển hoặc kìm hãm sự phát triển của nội dung.

Ý nghĩa phương pháp luận

Thứ nhất, hình thức của sự vật, hiện tượng do nội dung của nó quyết định, là kết quả những thay đổi của nội dung và để đáp ứng những thay đổi đó, thì sự thay đổi hình thức phải dựa vào những thay đổi thích họp của nội dung quyết định nó; do vậy, muốn biến đổi sự vật, hiện tượng thì trước hết phải tác động, làm thay đổi nội dung của nó.

Thứ hai, hình thức chỉ thúc đẩy nội dung phát triển khi nó phù hợp với nội dung nên để thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển nhanh, cần chú ý theo dõi mối quan hệ giữa nội dung đang phát triển với hình thức ít thay đổi, và khi giữa nội dung với hình thức xuất hiện sự không phù hợp thi, trong những điều kiện nhất định, phải cạn thiệp vào tiến trình khách quan, đem lại sự thay đổi cần thiết về hình thức để nó trở nên phù hơp với nội dung đã phát triển và bảo đảm cho nội dung phát triển hơn nữa, không bị hình thức cũ kìm hãm.

Thứ ba, một nội dung có thể có nhiều hình thức thể hiện và ngược lại nên cần sử dụng mọi hình thức có thể có, mới cũng như cũ, kể cả việc phải cải biến các hình thức vốn có, lấy hình thức này bổ sung, thay thế cho hình thức kia để làm cho bất kỳ hình thức nào cũng trở thành công cụ phục vụ nội dung mới. V.I. Lênin kịch liệt phê phán thái độ chỉ thừa nhận các hình thức cũ, bảo thủ, trì trệ, chỉ muốn làm theo hình thức cũ, đồng thời cũng phê phán thái độ phủ nhận vai trò của hình thức cũ trong hoàn cảnh mới, chủ quan, nóng vội, thay đổi hình thức cũ một cách tuỳ tiện, vô căn cứ.