Ngôi thai đầu thường vị là gì

Ngôi thai đầu là vị trí cũng như tư thế phổ biến nhất của thai nhi từ tuần thứ 36 của thai kỳ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho chị em một số thông tin cơ bản về ngôi thai đầu.

Xác định ngôi thai của thai nhi đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp sinh cho mẹ bầu trong quá trình vượt cạn. Điều này đặc biệt cần thiết trong những tuần cuối thai kỳ hoặc vài ngày trước ngày dự sinh.

Trong đó, ngôi thai đầu (ngôi thai thuận) là tư thế phổ biến nhất của thai nhi đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mẹ bầu khi sinh.

Ngôi thai đầu là gì?

Ngôi thai đầu hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: ngôi đầu, ngôi chỏm trước, ngôi thai thuận. Trong thai sản, đây là tư thế mà đầu của thai nhi sẽ hướng về phía âm hộ, mông hướng về phía ngực của mẹ. .

Ngôi thai đầu cũng được xem là tư thế lý tưởng nhất giúp mẹ bầu vượt cạn thuận lợi bằng phương pháp sinh thường.

Nhận biết ngôi thai đầu như thế nào?

Cách xác định ngôi thai chính xác nhất là siêu âm. Qua những mốc khám thai quan trọng, bác sĩ có thể xem và xác định chính xác ngôi thai bằng hình ảnh hoặc sờ nắn bụng mẹ và lắng nghe tim thai nhờ vào kinh nghiệm. Từ đó có thể xác định chính xác vị trí đầu, mông, lưng,... của thai nhi.

Siêu âm

Siêu âm là phương pháp xác định ngôi thai hiện đại và có độ chính xác tương đối cao. Thông thường, ngôi thai sẽ ổn định ở tuần thứ 35 của thai kỳ và đây cũng là thời điểm vàng để siêu âm xác định ngôi thai.

Siêu âm còn cung cấp cho mẹ bầu những thông tin quan trọng khác của thai nhi như: Cân nặng và tư thế nằm của thai nhi, mức độ phát triển các cơ quan của thai nhi, tình trạng nước ối,...

Xác định qua cử động của thai nhi

Thông qua vị trí cử động chân tay của thai nhi, bác sĩ sẽ dự đoán được ngôi thai. Nếu thai nhi đạp phía bụng trên thì con đã ở đúng vị trí. Ngôi của thai nhi trong trường hợp này là ngôi thuận. Nếu thai nhi đạp phía bụng dưới thì tức là vẫn chưa xoay chuyển về đúng vị trí.

Xác định bằng tay

Phương pháp này tuy đơn giản nhưng cần được hỗ trợ bởi bác sĩ để nhận được kết quả chính xác nhất.

Bác sĩ sẽ đặt tay nhẹ nhàng vào phần đáy tử cung của người mẹ và phần khớp mu. Cảm giác thấy cứng, chắc, tròn ở đâu thì đó là đầu của em bé, phần mông của thai khối sẽ mềm hơn.

Các dạng của ngôi thai đầu

Tùy vào mức độ cúi hoặc ngửa đầu của thai nhi, ngôi thai đầu còn được chia thành 4 dạng là:

  • Ngôi chỏm

Ngôi chỏm là ngôi mà tư thế thai nhi nằm xuôi, trục của thai nhi song song với trục tử cung. Có đặc điểm đầu thai nhi ở dưới, đầu cúi tốt. Ngôi chỏm chiếm đa số khoảng 95% trong tổng số các cuộc sinh đẻ. Mốc của ngôi là xương chẩm.

  • Ngôi thóp trước

Ngôi thóp trước là ngôi đầu hơi ngửa, ngôi trung gian giữa ngôi chỏm và ngôi trán. Ngôi thóp trước cũng được coi là một loại ngôi trán, cách xử trí cũng tương tự như ngôi trán.

  • Ngôi trán

Là ngôi trung gian giữa ngôi mặt và ngôi chỏm. Tình trạng này thường gặp ở thai kỳ thiếu tháng hoặc phụ nữ có khung chậu hẹp. Mốc của ngôi thai là gốc mũi.

  • Ngôi mặt

Thai nhi ở tư thế ngôi mặt có đầu ngửa tối đa, mốc của ngôi thai là cằm. Tỉ lệ xuất hiện rất thấp, chỉ chiếm khoảng 0,2% trong tổng số các ca chuyển dạ.

Sinh ngôi mặt gặp nhiều khó khăn do đoạn dưới thành lập chậm, cổ tử cung mở chậm, tầng sinh môn khó dãn và ngôi mặt chỉ sanh được nếu xoay về phía cằm vệ (ngôi mặt cằm sau không thể sổ được vì đường kính ức- thóp trước > 15 cm).

Ngôi thai đầu có thể sinh con bằng phương pháp nào?

Như đã tìm hiểu ở phần trên, ngôi thai đầu được chia thành 4 dạng. Ở mỗi dạng, tư thế đầu của thai nhi là không giống nhau và có những đặc điểm cá biệt.

Chính vì vậy, chị em có thể sinh thường hay sinh mổ còn phụ thuộc vào dạng của ngôi thai đầu cũng như một số yếu tố khác.

Ngôi chỏm

Đây là ngôi mà thai nhi cúi đầu nhiều nhất xuống phía hạ vị. Đây là dạng ngôi thai thuận lợi nhất, có thể sinh thường khi chuyển dạ nếu sức khỏe của mẹ đáp ứng được và không gặp vấn đề nào khác.

Ngôi thóp trước

Nếu ngôi thai không lọt hay ối vỡ, có nguy cơ vỡ tử cung thì phải tiến hành mổ lấy thai. Nếu đầu em bé cúi thêm trở thành ngôi chỏm, hay ngửa thêm thành ngôi mặt thì người mẹ có thế đẻ đường dưới.

Ngôi trán

Khi thai nhi đủ tháng và cân nặng ở mức bình thường, nếu chẩn đoán thấy ngôi trán thì phải mổ lấy thai ngay. Trường hợp khi sinh mà ối chưa vỡ, ngôi cao lỏng thì nên chờ đợi và theo dõi vì thai nhi có thể sẽ chuyển thành ngôi chỏm hay ngôi mặt trong quá trình chuyển dạ.

Ngôi mặt

Khi đỡ đẻ ngôi mặt, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng khung xương chậu. Nếu nghi ngờ khung xương chậu bị hẹp, bác sĩ sẽ tiến hành làm quang kích chậu. Ngoài ra bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai nếu có thấy dấu hiệu bất xứng đầu chậu.

Ngôi thai chỏm mặc dù chiếm đa số nhưng chị em không được chủ quan. Cần chủ động theo dõi sức khỏe và thăm khám định kỳ để có thể đảm bảo thai nhi được chào đời an toàn, thuận lợi.

Thai bao nhiêu tuần thì ngồi có định?

Khoảng 34 – 36 tuần ngôi thai mới cố định, tuy nhiên còn tùy con so hay con rạ. Con so cố định sớm hơn( khoảng 34 tuần) con rạ có khi 38 – 40 tuần.

Mang thai 17 tuần em bé nặng bao nhiêu?

2. Tìm hiểu về bảng cân nặng thai nhi theo tuần.

Thai nhi 25 tuần tuổi nặng bao nhiêu gam?

Tuy nhiên tại tuần thai thứ 25 thì mi mắt của bé vẫn đóng kín. Ở thời điểm này, thai nhi thường có cân nặng khoảng 756 gram, chiều dài là 33,7 cm, kích thước bằng một bắp ngô. Vì thai 25 tuần còn khá nhỏ nên em bé vẫn xoay chuyển khá tự do trong bọc ối nên chưa thể định hình được ngôi thai chuẩn bị cho tư thế chào đời.

Ngôi thai di động là như thế nào?

Ngôi thai di động có nghĩa là thai nhi chưa cố định vị trí cố định. Bé có thể ở tư thế nằm ngang, nhưng sau này có thể xoay tư thế rất linh hoạt. Các bác sĩ ước tính rằng thai nhi dưới 35 tuần vẫn có thể di chuyển và bác sĩ không thể xác định vị trí xác định của thai nhi.