Người lý tưởng hóa là gì

INFP là gì?  INFP - Người lý tưởng hóa là từ viết tắt ghép lại của 4 chữ (Introversion, iNtuition, Feeling, Perception), là 1 trong 16 loại hình tính cách được nghiên cứu từ các chỉ báo nhận dạng tính cách của MBTI (Myers-Briggs Type Indicator). INFP - Người lý tưởng hóa vì họ có thường có xu hướng thông cảm về sự vị tha và lòng trắc ẩn để giúp đỡ đối với những người khác và INFP - Người lý tưởng hóa là 1 trong 4 loại hình tính cách của một nhóm tính khí Idealist (Nhà lý tưởng).

Tính cách INFP là gì? Theo đánh giá MBTI thì ước tính đánh giá chính xác đến 75% theo chỉ báo cáo hướng dẫn của nó, bằng các câu hỏi trắc nghiệm nhanh trên cơ sở bốn “nhị phân” INFP - Người lý tưởng hóa là 1 trong 16 kết quả của loại tính cách và được xác định bằng bốn chữ mà chữ cái viết tắt ký tự đầu tiên (riêng có iNtuition ngoại lệ vì I dùng cho Introversion) như sau đây:

  • Introversion: sự ưa thích tính hướng nội nên thường có xu hướng thiên về sự yên tĩnh, chỉ thích tương tác, trao đổi với những người bạn thân của họ. Việc giao tiếp xã hội với những người không quen biết khiến họ bị tổn thất nhiều năng lượng.
  • iNtuition: Là xu hướng dùng trực giác nhiều hơn là việc cảm nhận cụ thể, vì vậy họ thường tập trung sự chú ý vào toàn cảnh hơn là vào những chi tiết nhỏ nhặt, cũng như những điều mà nó có thể xảy ra trong tương lai hơn là việc chú ý vào thực tại.
  • Feeling: là đưa ra quyết định dựa vào những cảm nhận, trạng thái cảm xúc tình cảm và giá trị cá nhân hơn là dựa vào những yếu tố khách quan hoặc quy luật logic;
  • Perception: Họ thường không vội đánh giá hay nhanh chóng đưa ra một quyết định phán xét về sự quan trọng nào đó , thay vào đó họ luôn nhìn nhận mọi việc một cách linh hoạt  và có thể thay đổi tuỳ theo hoàn cảnh.

Độ phổ biến của INFP là gì? Hiện có khoảng 4,5% dân số thế giới mang tính cách này, các INFP - Người lý tưởng hóa thường được coi là người điềm tĩnh, kín đáo hoặc thậm chí có chút nhút nhát. Tuy nhiên, bạn đừng để vẻ bề ngoài đánh lừa. Dù cho các INFP - Người lý tưởng hóa có hơi thận trọng, nhưng bạn không thể xem thường về ngọn lửa và sự đam mê ở bên trong họ. Những người có loại hình tính cách này đều rất trìu mến, một đặc điểm sẽ không thường thấy ở các loại hình tính cách khác.

Hầu hết các INFP - Người lý tưởng hóa sẽ có các nguyên tắc mạnh mẽ và giá trị ở bên trong họ. Những người có loại hình tính cách này thường không ngừng nghỉ trong việc bảo vệ và đưa ra ý tưởng mà họ tôn trọng và thường rất tận tâm tới cá nhân và nguyên nhân. Đặc điểm này thể hiện giá trị cốt lõi trong một số nghề nghiệp tốt nhất đối với INFP - Người lý tưởng hóa - ví dụ, các INFP thường có xu hướng trở thành một nhà văn xuất sắc và họ khả năng thuyết phục người khác rất tốt khi viết về một số nguyên nhân mà họ cho là chúng quan trọng. Có rất nhiều nhà văn nổi tiếng mang tính cách INFP - loại tính cách này hay có kỹ năng viết tốt nhất trong các nhóm tính cách. Nếu bạn là một người  INFP - Người lý tưởng hóa và chẳng hạn đang có một nhành nghề thu hút bạn, bằng mọi cách bạn hãy thử nó, đặc biệt là khi internet đang cung cấp cho bạn một nền tảng tuyệt vời.  

Loại hình tính cách INFP - Người lý tưởng hóa là một trong số ít các nhóm về tính cách có trong danh sách sự nghiệp lý tưởng bao gồm về vị trí hướng đến phục vụ. Các INFP - Người lý tưởng hóa sẽ chân thành quan tâm đến người khác, họ có xu hướng đặt mong muốn của người khác lên trên của mình. Kết hợp với sự sáng tạo, cá tính này làm cho các INFP - Người lý tưởng hóa sẽ trở thành nhà tư vấn khéo léo, nhân viên xã hội hoặc nhà tâm lý học. Một số ngành nghề điển hình khác có thể áp dụng những đặc điểm tính cách như vậy là rất tốt - nhiều INFP - Người lý tưởng hóa có thể được tìm thấy trong các học viện hoặc các ngành nghề khác có liên quan.

Các INFP - Người lý tưởng hóa có định hướng phát triển rõ ràng, nhưng họ cũng rất nhạy cảm và rất dễ bị chỉ trích. Điều này càng phức tạp hơn bởi họ có xu hướng làm việc một mình - các INFP - Người lý tưởng hóa không thấy thỏa mái đối với các nghề nghiệp có môi trường làm việc căng thẳng hoặc làm việc nhóm đã định hướng. Một số nghề nghiệp tốt nhất giúp INFP - Người lý tưởng hóa biến yếu điểm này thành một lợi thế lớn - ví dụ, các INFP thật sự cảm hứng khi trở thành một tín đồ tôn giáo, nhạc sĩ hoặc huấn luyện viên cá nhân. Những nghề nghiệp có xu hướng rất cá nhân và đòi hỏi rất nhiều nỗ lực cá nhân - điều này sẽ làm cho hầu hết các INFP - Người lý tưởng hóa rất hạnh phúc.

Nhìn chung, những người mang loại tính cách INFP là rất hiếm, phức tạp và bí ẩn - các INFP - Người lý tưởng hóa tìm kiếm nghề nghiệp mà nó không chỉ là việc làm, những người có loại tính cách này cần phải biết rằng những gì họ làm phải tạo ra tiếng vang lớn bằng các nguyên tắc cốt lõi và các giá trị bên trong họ. Như đã đề cập, có một vài sự nghiệp rất thích hợp cho INFP - Người lý tưởng hóa - họ chỉ đơn giản là cần phải tìm một nguyên nhân xứng đáng để tiến hành công việc đó.

Để tìm kiếm chỗ đứng trong xã hội hay cần định hướng xem mình có đang đi đúng hướng hay không, thì điều quan trọng nhất là bạn cần phải hiểu chính mình và các đặc điểm tính cách có thể tác động đến thành công hay thất bại trong lĩnh vực bạn sẽ làm hay đang làm. Bạn cần phải biết được những gì có ý nghĩa hay quan trọng đối với bạn. Khi bạn hiểu được ưu điểm và nhược điểm của mình và nhận thức được điều quan trọng và ý nghĩa đối với cuộc đời bạn thì bạn sẽ chọn được nghề nghiệp phù hợp nhất với bản thân, toàn bộ thế mạnh của bạn sẽ được phát huy. Bạn sẽ thấy yêu công việc và cuộc sống hơn.

Phân loại nhóm tính khí của tính cách INFP:

  • Nhóm tính cách Artisan (SP): ISFP (Composer), ISTP (Crafter), ESFP (Performer), ESTP (Promoter)
  • Nhóm tính cách Guardian (SJ): ISTJ (Inspector), ISFJ (Protector), ESFJ (Provider), ESTJ (Supervisor)
  • Nhóm tính cách Idealist (NF): ENFP (Champion), INFJ (Counselor), INFP (Healer), ENFJ (Teacher)
  • Nhóm tính cách Rational (NT): INTP (Architect), ENTJ (Fieldmarshal), ENTP (Inventor), INTJ (Mastermind)

Những người nổi tiếng mang tính cách INFP

  • Thánh John - Tổng đồ được chúa Jesus
  • William Shakespeare, Nhà soạn kịch lỗi lạc người Anh
  • Jean-Jacques Rousseau, Nhà Triết học và văn học
  • Julia Roberts, Diễn viên nổi tiếng
  • C.S. Lewis, Tác giả của 'The Chronicles of Narnia'
  • J.K. Rowling, Tác giả của 'Harry Potter'
  • Antoine de Saint-Exupery, Tác giả 'The Little Prince'
  • A. A. Milne, Tác giả của 'Winnie The Pooh'

Nhóm tính cách INFP được tạo nên bởi các chữ:

– (I) Introversion: Hướng nội

– (N) iNtuition: Trực giác

Người lý tưởng hóa là gì

– (F) Feeling: Cảm xúc

– (P) Perception: Sự nhận thức

Là nhóm tính cách chiếm 4,5% dân số, INFP là nhóm tính cách lý tưởng nhất trong 16 nhóm tính cách. Họ mong muốn tìm kiếm sự hài hòa trong cuộc sống của bản thân, họ luôn ý thức được rõ ràng về danh dự những điều xung quanh bản thân. Họ là những người cầu toàn, luôn tìm kiếm sự hoàn hảo trong cuộc sống.

Chính những điều đó đôi khi là những tác nhân vô hình thúc đẩy bản thân các INFP cố gắng và hoàn thành những mục tiêu của họ một cách thuận lợi nhất.

Nhóm tính cách INFP có những đặc trưng điển hình sau:

– Có xu hướng cá nhân, muốn tách khỏi đám đông

– Thích làm việc một mình

– Giỏi giao tiếp bằng văn bản hơn giao tiếp trực tiếp

– Thường có xu hướng đặt nhu cầu của người khác hơn nhu cầu của bản thân

– Là người dễ tính, thoải mái nhưng không muốn bị xâm phạm vào nguyên tắc sống của bản thân

– Không thích làm việc theo thủ tục hoặc những nguyên tắc cứng nhắc

Với những nét tính cách trên, không quá ngạc nhiên khi những nhà văn những tác giả nổi tiếng trên thế giới đều thuộc nhóm tính cách INFP. Một số nhân vật điển hình như:

J.K.Rowling: Tác giả Harry Potter

– William Shakespeare: Nhà soạn kịch lỗi lạc người Anh

– Jean-Jacques Rousseau: nhà triết học kiêm văn học

Thánh John: Tổng đồ được chúa Jesus yêu mến nhất

– A. A. Milne: Tác giả của ‘Winnie The Pooh’

– C.S. Lewis: Tác giả của ‘The Chronicles of Narnia’

2. Nhóm tính cách INFP trong cuộc sống

Người lý tưởng hóa là gì

Các INFP đôi khi cũng khá nhạy cảm

Trong mắt những người xung quanh, các INFP là những người rất khó hiểu. Ngay cả những người bạn rất thân, các INFP cũng ít khi cởi mở và bộc lộ cảm xúc thật của bản thân. Các INFP không quan tâm nhiều đến số lượng bạn bè, họ thích kết bạn với ít người nhưng là những người hiểu họ nhất hơn là nhiều người bạn xã giao.

INFP là những người bạn rất trung thành và hay giúp đỡ người khác, họ tinh tế nhận ra được trạng thái tình cảm của người khác một cách chính xác, bởi vậy đôi khi họ cũng khá nhạy cảm. 

Dù vậy, INFP là những người mạnh mẽ, đam mê và duy tâm, đừng để bề ngoài yên tĩnh của họ đánh lừa bởi sâu trong nội tâm họ là những cơn sóng ngầm, họ rất dễ bị tổn thương bởi những lời nói vô tình của người khác.

2.1 Ưu điểm

– Quan tâm và lo lắng cho mọi người xung quanh

– Trung thành, muốn có những mối quan hệ nghiêm túc

– Nhạy cảm, dễ dàng nắm bắt tâm lý người khác

– Linh hoạt và đa dạng

– Có xu hướng đáp ứng nhu cầu của người khác

2.2 Nhược điểm

– Dễ nổi nóng nếu căng thẳng

– Không muốn người khác biết được tâm lý của mình

– Không thích xung đột

– Cầu toàn khiến họ không hài lòng vì nhiều việc

– Có xu hướng tự khiển trách bản thân

– Cảm thấy khó khăn khi từ bỏ một mối quan hệ xấu

3. Nhóm tính cách INFP trong công việc

Với những đặc điểm tính cách nổi bật trên, có thể thấy rõ trong công việc, các INFP có ưu điểm và hạn chế gì?

3.1 Ưu điểm

Với INFP, những suy nghĩ về chất lượng cuộc sống hay những giá trị bản thân mới là điều mà họ quan trọng. Việc làm gì và kiếm được bao nhiêu tiền không quá quan trọng mặc dù họ thuộc tuýp người cầu toàn, kỹ tính.

INFP thích làm những công việc phù hợp với mình hơn là tìm công việc quan tâm đến vị trí, tiền bạc. Họ không phải là những người chỉ chăm chú vào kiếm tiền mà quên hưởng thụ cuộc sống một cách đúng nghĩa. Những điểm mạnh của INFP trong công việc:

– Sáng tạo: Các INFP là những người rất sáng tạo, họ luôn nghĩ ra những ý tưởng thú vị nhờ khả năng tưởng tượng và xâu chuỗi các sự kiện. Bởi vậy, không có gì là lạ nếu có rất nhiều người thuộc nhóm tính cách INFP là những nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng.

– Tràn đầy năng lượng: Mặc dù có vẻ bề ngoài khá yên tĩnh và có phần nhút nhát, nhưng các INFP là những người giàu niềm tin và sẵn sàng chiến đấu cho những gì mà họ tin tưởng.

– Tư tưởng thoáng và linh hoạt trong mọi tình huống: INFP không thích bị ràng buộc bởi những quy tắc cũ, họ khá cởi mở trong công việc, điều đó giúp họ dễ dàng nghĩ ra những ý tưởng độc đáo.

– Đề cao sự hài hòa: INFP không muốn trở thành một lãnh đạo, họ đề cao sự hài hòa của mọi người trong công việc và muốn tất cả mọi người đều được tiếp nhận ý kiến.

– Lý tưởng: Các INFP là nhóm tính cách duy tâm nhất trong các nhóm tính cách, họ tin rằng mọi người đều làm hết sức mình để chống lại điều ác và những bất công trên thế giới. 

– Cần cù và tận tâm: Các INFP là những người cực kỳ tận tâm trong công việc, họ không dễ dàng bỏ cuộc chỉ vì những ý kiến chủ quan của mọi người mà sẽ cố gắng hết mình để hoàn thành mục tiêu của bản thân.

3.2 Nhược điểm

– Không thích làm việc với dữ liệu: INFP thích làm việc với những ý tưởng, sáng tạo. Vậy nên, sẽ là điều dễ hiểu nếu phần lớn các INFP không thích và cũng không giỏi khi làm việc với những dữ liệu. 

– Quá vị tha: Bởi vì luôn tập trung giúp đỡ mọi người và làm việc tốt, các INFP có thể bỏ qua nhu cầu của bản thân.

– Tư tưởng cá nhân cao: Các INFP khó có thể chấp nhận những lời chỉ trích từ người khác với những dự án, ý tưởng của họ. Họ là những người trân trọng lý tưởng của mình đặt ra và tự mình giải quyết vấn đề nếu cảm thấy bản thân không được trân trọng.

– Đôi khi quá lý tưởng: Sự lý tưởng của bản thân vừa là điểm tốt nhưng đôi khi các INFP dễ dàng bị mơ mộng và quá lý tưởng khi nghĩ đến các vấn đề về công việc, cuộc sống mà quên đi những gì thực tế đang diễn ra. Họ có thể thần tượng đối tác hay sếp của họ mà quên rằng bất kỳ ai cũng có khuyết điểm, nên đến khi nhận ra họ sẽ thất vọng cực kỳ và oán trách.

3.3 Công việc phù hợp với nhóm tính cách INFP

Dựa trên các nguyên tắc và đặc điểm tính cách đặc trưng, các INFP có thể phù hợp với những công việc thuộc các lĩnh vực sau:

– Dịch vụ cộng đồng và xã hội (chuyên viên tư vấn tâm lý; giám đốc dịch vụ cộng đồng, chuyên viên tư vấn trường học, nghề nghiệp; Cán bộ công tác xã hội; Giám đốc dịch vụ cộng đồng)

– Nghệ thuật và thiết kế (Thiết kế thời trang; Nghệ sĩ; Nhân viên thiết kế đồ họa)

– Chăm sóc sức khỏe (Nhà dinh dưỡng học; Nhà vật lý trị liệu; Bác sĩ thú y; Nhà thính học; Kỹ thuật viên thú y)

– Quản trị kinh doanh

– Nhà khoa học

– Truyền thông (Biên tập viên; Biên tập phim; Nhiếp ảnh gia; Chuyên viên Quan hệ công chúng; Nhà văn).

– Marketing