Người môi giới trên thị trường chứng khoán sơ cấp là

Thị trường chứng khoán là một cơ quan có tổ chức, nơi các nhà môi giới giao dịch cổ phiếu của các công ty đại chúng, những người này giới thiệu cổ phiếu của họ thông qua các đợt chào bán lần đầu ra công chúng. Giá cổ phiếu trên thị trường phản ánh cung và cầu, và các nhà giao dịch cố gắng dự đoán hành vi của cổ phiếu.

1. Đặc điểm

Thị trưòng chứng khoán sơ cấp là thị trường phát hành lần đầu các chứng khoán mới. Một thị trường sẽ được gọi là sơ cấp khi tổ chức phát hành chứng khoán nhận được tiền từ việc bán chứng khoán. Như vậy, qua hoạt động huy động vốn của thị trường, nguồn vốh nhàn rỗi trong xã hội có thể được chuyển thành vốn đầu tư dài hạn cho tổ chức phát hành chứng khoán.

Thị trường sơ cấp có đặc điểm chủ yếu là hoạt động không liên tục, vô hình, chỉ hoạt động khi có các đợt phát hành chứng khoán mới. Vì vậy, thị trường này là tập hợp của nhiều đợt phát hành riêng lẻ của các loại chứng khoán mới, qua đó thực hiện chức năng huy động vốn của thị trường chứng khoán.

Người môi giới trên thị trường chứng khoán sơ cấp là

Các chứng khoán lần đầu tiên được bán ra thị trường được gọi là chứng khoán mới được phát hành. Nếu việc phát hành mới là các chứng khoán bổ sung được người phát hành đã có chứng khoán đưa ra công chúng thì được gọi là phân phối lần đầu.

Tham gia vào thị trường sơ cấp có nhiều chủ thể với các mục đích khác nhau. Người có nhu cầu về vốn (tổ chức phát hành) thường là các công ty, các cấp chính quyên, các trung gian tài chính... giải quyết nhu cầu về vốn bằng cách phát hành các chứng khoán có giá. Người có khả năng cung ứng vốn (nhà đầu tư) rất đa dạng như: các tầng lớp dân cư, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội... trong và ngoài nước. Ngoài ra trên thị trường sơ cấp còn có những người môi giới, các tổ chức bảo lãnh phát hành...

2.1. Phân loại theo đợt phát hành

- Chào bán chứng khoắn lần đầu (IPO): Phát hành chứng khoán lần đầu là các chứng khoán được phát hành và bán ra lần đầu. Việc phát hành các chứng khoán lần đầu này do các công ty hay các cơ quan của Chính phủ đảm nhiệm. Sô" vôn thu được do phát hành chứng khoán lần đầu (sau khi trừ các chi phí) sẽ được trả cho tổ chức phát hành. Nếu chứng khoán được bán lần đầu cho công chúng thì gọi là IPO sơ cấp, còn khi bán cổ phần lần đầu từ sô" cổ phần hiện hữu thì gọi là IPO thứ cấp.

- Chào bấn sơ cấp: Việc phát hành này được diễn ra ở các công ty, các tổ chức kinh tế... khi chào bán bổ sung cổ phiếu cho công chúng. Cách phát hành này thường được các công ty áp dụng khi muốn tăng thêm vô"n và sử dụng nguồn vốn huy động này dài hạn và ổn định.

2.2. Phân loại theo đôi tượng mua bán chứng khoán

Việc phát hành chứng khoán để huy động vốn ở các nước thường được thực hiện bằng hai phương thức: chào bán riêng lẻ và chào bán ra công chúng. Đây là hai phương thức phát hành chủ yếu.

- Chào bán riêng lẻ là hình thức phát hành các chứng khoán cho một sô" lượng hạn chế nhất định các nhà đầu tư.

Theo Luật Chứng khoán ở Việt Nam ngày 26-11-2019: “Chào bán chứng khoán riêng lẻ là việc chào bán chứng khoán không thuộc trường hợp quy dịnh tại điểm a khoản 19 Điều này và theo một trong các phương thức sau đây:

a) Chào bán cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;

b) Chỉ chào bán cho nhà đẩu tư chứng khoán chuyên nghiệp”.

- Chào bán ra công chúng (chào bán công khai):

Chào bán chứng khoán ra công chúng là hình thức phát hành rộng rãi các chứng khoán có thể chuyển nhượng được cho công chúng với các điều kiện và thời gian như nhau. Theo Luật Chứng khoán ỏ Việt Nam ngày 26-11-2019: “Chào bán chứng khoán ra công chúng là việc chào bán chứng khoán theo một trong các phương thức sau đây:

a) Chào bán thông qua phương tiện thông tin đại chúng;

b) Chào bán cho từ 100 nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;

c) Chào bán cho các nhà đầu tư không xác định”

Các hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng bao gồm chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng, chào bán thêm cổ phiếu hoặc quyên mua cổ phần ra công chúng và các hình thức khác (cổ đông lớn bán phần vốn sỏ hữu trong các công ty đại chúng ra công chúng, công ty đại chúng chào bán trái phiếu và các loại chứng khoán khác ra công chúng).

Nhìn chung, người ta phân biệt ranh giới giữa phát hành riêng lẻ và chào bán ra công chúng bằng cách quy định giới hạn nhất định về sô" lượng người mua chứng khoán. Tại Mỹ và Nhật, một đợt phát hành được coi là chào bán ra công chúng khi một loại chứng khoán mới được phát hành bán ra chò trên 200 nhà đầu tư kể cả các nhà đầu tư có tổ chức cũng như các nhà đầu tư tư nhân. Tại Hàn Quốc, Thái Lan, Indonexia, giới hạn đó được quy định là trên 50 nhà đầu tư.

Người môi giới trên thị trường chứng khoán sơ cấp là

Nếu thấp hơn mức quy định trên thì được gọi là phát hành riêng lẻ. Việc quy định giới hạn nhất định về số lượng người mua là để bảo vệ nhà đầu tư, tạo thuận lợi trong việc thực thi tính thanh khoản của chứng khoán.

2.3. Phân loại theo phương pháp định giá chứng khoán

- Phát hành với giá cố định: Phương pháp này có thể thực hiện bằng cách bán chứng khoán trực tiếp theo một giá cô" định tới nhà đầu tư hoặc phát hành gián tiếp thông qua bảo lãnh.

- Phát hành bằng phương pháp đấu giá: Tổ chức phát hành hay tổ chức bảo lãnh phát hành sẽ ấn định giá tôi thiểu và tổ chức bán chứng khoán theo nguyên tắc ưu tiên về giá dựa trên các đơn đặt hàng.

2.4. Phân loại theo phương pháp chảo bán

- Tự phát hành (Phát hành trực tiếp): Tổ chức phát hành tự bán chứng khoán ra công chúng. Cách phát hành này đòi hỏi nhà phát hành phải am hiểu thị trường, có hệ thống bán khá Ổn định, nhu cầu vốn huy động không cấp bách.

- Phát hành gián tiếp: Tổ chức phát hành nhờ Ngân hàng hay các công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành. Phương pháp này tạo ra khả năng bán chứng khoán tốt, bởi các tổ chức bảo lãnh phát hành này có hệ thổng bán, có kinh nghiệm và có khả năng về vốn.

Chúc bạn thành công !

22 Tháng 10 2021 · 6 phút đọc

Trước khi tham gia vào thị trường chứng khoán, kiến thức về thị trường chính là nền tảng của việc đầu tư. Nhà đầu tư thông minh sẽ luôn học hỏi để nắm được cách mà thị trường hoạt động. Việc hiểu được cách vận hành và mối liên kết giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp giúp nhà đầu tư tự tin hơn trong việc lên kế hoạch đầu tư của bản thân. Hãy cùng tìm hiểu về khái niệm, sự liên kết và thực trạng của 2 loại thị trường chứng khoán này ở Việt Nam trong bài viết này.

Người môi giới trên thị trường chứng khoán sơ cấp là

Đặc điểm cơ bản của thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp

Thị trường sơ cấp là gì?

Thị trường chứng khoán sơ cấp (Primary market) là nơi diễn ra giao dịch mua, bán các loại cổ phiếu mới phát hành. Thị trường này còn có tên gọi khác là thị trường phát hành, thị trường cấp một.

Các công ty có nhu cầu huy động vốn sẽ bán ra thị trường số cổ phần nhất định, mục đích nhằm tạo ra nguồn vốn cho công ty.

Sau khi giao dịch thành công, vốn của người mua sẽ được chuyển đến nhà phát hành. Nói cách khác, nhà phát hành huy động vốn bằng việc bán các loại chứng khoán mới phát hành cho các nhà đầu tư.

Ví dụ: Một công ty cần có thêm vốn để mở rộng kinh doanh, và phát triển dịch vụ. Thế nên, công ty quyết định bán ra 30% cổ phần (quyền sở hữu công ty). Con số 30% cổ phần này sẽ được bán ra dưới cái tên chứng khoán mới phát hành. Hoạt động mua, bán giữa nhà đầu tư và công ty được xem là giao dịch chứng khoán trên thị trường sơ cấp.

Thị trường thứ cấp là gì?

Thị trường chứng khoán thứ cấp (Secondary market) là nơi mua, bán các loại chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp.

Thị trường chứng khoán thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các cổ phiếu đã phát hành. Đây là nơi giao dịch giữa các chứng khoán đã phát hành. Nhà đầu tư mua đi bán lại tùy thuộc vào mục đích riêng như tích lũy, đầu cơ,…

Sau khi các công ty bán chứng khoán mới phát hành. Loại chứng khoán này thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư và không còn là chứng khoán mới phát hành nữa.

Ví dụ:

Nhà đầu tư mua 30% chứng khoán do công ty A phát hành. Sau một thời gian, giá chứng khoán của A tăng mạnh. Nhà đầu tư quyết định bán cho một nhà đầu tư khác để lấy tiền chênh lệch.

Giao dịch buôn bán này được thực hiện thông qua trung gian là một công ty chứng khoán. Giao dịch này không tạo thêm vốn cho công ty vì 30% chứng khoán này do nhà đầu tư sở hữu. Việc mua bán chứng khoán giữa các nhà đầu tư được diễn ra trên thị trường thứ cấp.

Mối quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp

Sự liên kết chặt chẽ giữa 2 loại thị trường

TTCK sơ cấp giữ một vị trí quan trọng trong sự vận hành của thị trường. Đây là cơ sở và tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của thị trường thứ cấp. Vì đó là nơi cung cấp chứng khoán như một dạng hàng hóa cho thị trường thứ cấp hoạt động.

Như vậy, nếu không có thị trường sơ cấp thì sẽ không có thị trường thứ cấp.

Cũng giữ một vị trí quan trọng không kém trong sự vận hành của thị trường. TTCK thứ cấp chính là động lực và điều kiện để thị trường cơ sở có thể phát triển.

Vậy nên, cả 2 loại thị trường đều không thể hoạt động nếu thiếu nhau. Mối liên kết chặt chẽ này được thể hiện qua các điều sau:

  • Thị trường thứ cấp làm tăng sự ưa chuộng của các nhà đầu tư đối với chứng khoán. Cùng với đó giúp họ giảm rủi ro. Các nhà đầu tư có thể dễ dàng sàng lọc, lựa chọn và thay đổi danh mục đầu tư.
  • Trên cơ sở đó, doanh nghiệp giảm được chi phí huy động và sử dụng vốn, làm tăng hiệu quả quản lý doanh nghiệp.
  • Thị trường thứ cấp được xem là thị trường định giá các công ty. Điều này giúp xác định giá cả của chứng khoán dựa vào giá trị công ty trên thị trường sơ cấp.
  • Từ việc xác định giá, thị trường thứ cấp cung cấp danh mục chi phí vốn với từng mức độ rủi ro khác nhau. Tạo cơ sở tham chiếu cho các nhà phát hành, cũng như các nhà đầu tư giao dịch trên thị trường chứng khoán cơ sở. 

Thực tế về thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp ở Việt Nam

Ở Việt Nam, thị trường sơ cấp còn là một điều xa lạ đối với đa số nhà đầu tư. Do đó thị trường này hoạt động ít sôi nổi và người tham gia chủ yếu là các nhà quản lý.

Ngược lại, thị trường thứ cấp thu hút được lượng lớn các nhà đầu tư giao dịch trên thị trường. Đặc biệt là trong năm 2020 và 2021, lượng lớn tiền nhàn rỗi đổ vào TTCK, nơi mà nhà đầu tư có thể kiếm được tiền trong mùa dịch. Những năm gần đây, TTCK Việt Nam có những bước tiến đáng kể. Các nhà đầu tư F0 mở tài khoản, tham gia vào thị trường trong năm 2021 lên đến 956,081 tài khoản. Con số này giúp nâng lũy kế số tài khoản chứng khoán trong nước lên đến 3,68 triệu đơn vị. Đây là một tín hiệu tốt với thị trường chứng khoán Việt Nam.

Kết luận

Người môi giới trên thị trường chứng khoán sơ cấp là

Thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp có vai trò quan trọng trong quá trình vận hành thị trường. Cả 2 có mối liên kết chặt chẽ với nhau và cùng nhau tồn tại. Mặc dù TTCK Việt Nam còn nhiều mặt hạn chế. Tuy nhiên cũng đã có những bước tiến rõ rệt trong giai đoạn năm 2020 – 2021. Tiềm năng sẽ còn tiến xa hơn, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế thị trường.