Nguyên nhân cá bị tuột nhớt

     Tuột nhớt có thể là phản ứng với những trường hợp như:
- Cho muối quá nhiều.
- Cho kháng sinh quá liều.
- Bệnh lâu ngày (Ví dụ thối vảy...)
- Shock nước (Ví dụ thay 100% nước chưa khử chlorine/ chloramine)
- Ký sinh trùng

     Biểu hiện của bệnh:
- Thân cá chếch 60o so với mặt nước.
- Rũ hết vây lưng và đuôi
- Động tác đớp khí chậm chạp, mệt mỏi
- Mắt lồi ra
- 2 bên má bình thường xù to, bụ bẫm, bây giờ teo tóp hết cả lại.
- Người gày đét vì bỏ ăn.

     Trường hợp này, cá bị tuột nhớt vì ở trong môi trường nước xấu, cụ thể là NO3 cao khiến cho mắt cá bị lồi ra. Vì vậy điểm quan trọng trước, trong, và sau khi điều trị là đảm bảo môi trường nước trong sạch.

=>Điều trị như sau:

1/ Chuẩn bị bể ngâm
- Hút nước bể chính ra 1 bể nhỏ 7.5L. Chỉ lấy 1/2 là nước cũ. Đổ thêm 1/2 nước mới vào.
- Cho 7.5g muối.
- Cắm sưởi 30oC
- Cắm sủi

2/ Cho thuốc
- 1/2 viên nhộng Tetracycline

3/ Điều trị
- Thay 1/3 nước sau 12h
- Thay 1/3 nước sau 12h
- Thay 1/3 nước sau 12h. Cho thêm 5g muối. Cho thêm 1/2 viên Tetracycline.
- Cứ tiếp tục như vậy.

Sau 3 ngày, bắt đầu ăn trở lại. Từ thời điểm này mỗi ngày cho ăn 1 bữa vào buổi tối.
Sau 3 vòng điều trị, cá đã đỡ.
Sau khi thả vào bể này khoảng 1 tuần. Ngày cho ăn 3 lần. Cá đã khỏe lại 90%. Sau 2 tuần thì 100%.

Nguồn: Extrabio sưu tầm và biên soạn

CÁCH TRỊ TUỘT NHỚT Ở CÁ KOI

TẦm Quan Trọng Của Nhớt Đối Với Cá :nhớt đối với cá cũng như lớp màng bảo vệ ( như áo giáp của binh sĩ ) nhớt bảo vệ cá khỏi sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn và các mầm bệnh .

Khi cá nhiều nhớt , nhớt ổn định thì cá rất khoẻ mạnh và ít bệnh . Nhưng khi cá tuột nhớt cá liền mất đi lớp bảo vệ ( hệ miễn dịch ) lúc đó vi khuẩn xâm nhập và tấn công cá liền bị bệnh , nếu ae không xử lí kịp thời thì cá sẽ bị rất nhiều bệnh ( ban đầu là đỏ mình , nỏii gân máu và vùng vảy bị tuột nhớt xuất huyết -> nhiễm khuẩn-> lở loét -> xuất huyết nội tạng… chu kì chuyển biến bệnh từ lúc bắt đầu tuột nhớt -> bệnh nặng trong vòng 5-15 ngày ) thế nên giữ nhớt ổng định cho cá đóng vai trò vô cùng quan trọng và thiết yếu

Nguyên nhân cá bị tuột nhớt

Cách nhận biết tình trạng cá tuột nhớt : mặt nước có nhiều bọt nhờn lâu tan , nước có mùi tanh , dùng tay sờ vào cá thì ráp tay và nhám tay k trơn tuột như bình thường

Nguyên nhân :
1.do vận chuyển cá làm cá khó chịu , stress -> tuột nhớt
2.do thay đổi môi trường sống đột ngột (khi thả cá vào môi trường mới mà k ngâm bai kĩ và k pha nước cho cá làm quen từ từ với môi trường mới )
3.thiếu oxy trong thời gian lâu ( những hồ nuôi mật độ giày mà k cấp đủ oxy cho cá hoặc khi cúp điện mà ae k có câc thiết bị dự phòng )
4.môi trường sống của cá nhiều độc tố (các chỉ số trong nước thay đổi ) lượng nh3 , nh4 , amoniac,PH…quá cao . Hoặc những trận mưa đầu mùa mang theo nhiều độc tố

Cách điều trị : khi đã xác định được đúng bệnh của cá ( tuột nhớt ) ae thay 10% nước . Cứ cách 2 tiếng ae lại thay 10% nước ( cứ thay như vậy cho đến khi hồ giảm mùi tanh và bọt nhờn . Hoặc ae có thể xả tràn mỗi lần 10% )sau khi thay xong hồ đã bớt tanh ae bỏ c sủi vào hồ với liều lượng 10-15 viên /1 khối nước , sục oxy mạnh . Sau 24 tiếng ae thay 30% nước và bù lại c sủi tương đương 50% nước ( tức là tăng 20%) ae cứ làm như vậy đến khi cá khỏi hoàn toàn

Trường hợp hồ lớn quá thì a bắt cá vào tank dưỡng hoặc hồ dưỡng để điều trị ( để đỡ chi phí và đạt hiệu quả tốt hơn )

Lưu ý : tuột nhớt ae k được dùng muối . Vì khi tuột nhớt cá k còn lớp màng bảo vệ nên muối sẽ làm cá xót mình và ngứa sẽ khiến cá dễ stress nặng và vi khuẩn tấn công hơn-> cá tuột nhớt nhiều hơn

Cách phòng ngừa ae thường xuyên tăng đề kháng cho cá bằng các phương pháp cho ăn và dùng c sủi hoặc vitaminc…( Bài Này Mình Có Đăng Rồi ae nào chưa xem thì vào trang cá nhân mình tìm xem ạ ) ae cũng nên thay nước định kì và xả lắng thường xuyên để đảo bảo môi trường sống của cá luôn ổn định và các chỉ số trong nước luôn ở mức an toàn

LÀM SAO ĐỂ CÁ KOI CỦA BẠN LỚN NHANH HƠN ?

Đăng nhập