Nguyên nhân dập phổi

Nguyên nhân dập phổi

TTO - Ngày 27-6, bác sĩ CK2 Nguyễn Minh Thành - giám đốc Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi, TP.HCM - cho biết bệnh viện vừa phẫu thuật cứu sống bệnh nhân Nguyễn Hà T.H. (15 tuổi) bị tai nạn giao thông gây chấn thương ngực rất nặng.

Bệnh nhân vào cấp cứu ngày 19-6 trong tình trạng dọa tử vong, suy hô hấp do phổi hai bên bị xẹp, tim bị đẩy lệch hoàn toàn sang phải.

Bệnh nhân được hội chẩn toàn bệnh viện tối khẩn cấp và các bác sĩ đã phẫu thuật cấp tốc cho bệnh nhân để dẫn lưu giải áp khoang màng phổi và truyền máu hồi sức tích cực tại phòng cấp cứu.

Sau khi tạm qua khỏi cơn nguy kịch, bệnh nhân được chụp CT-scanner đa lát cắt và phát hiện bệnh nhân còn bị dập, vỡ phổi bên trái nên được chuyển lên phòng mổ để phẫu thuật cấp cứu.

Sau khi mở lồng ngực, các bác sĩ lấy ra khoảng nửa lít máu đông và phát hiện bệnh nhân còn bị đứt rời phế quản thùy dưới phổi trái, rách động mạch…nên quyết định cắt bỏ thùy dưới phổi trái.

Sau năm ngày phẫu thuật, bệnh nhân đã tự thở, tự ăn uống và được rút các ống dẫn lưu lồng ngực.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

  • x1
  • x5
  • x10

Hoặc nhập số sao

Chấn thương lồng ngực là chấn thương nguy hiểm do ảnh hưởng trực tiếp đến bộ máy tuần hoàn của cơ thể vì vậy tỉ lệ tử vong cao nếu không được cứu chữa kịp thời. Chấn thương ngực chiếm 20-25% trong số các trường hợp tử vong do chấn thương.

Nguyên nhân dập phổi

Ảnh minh họa

1. Nguyên nhân gây ra chấn thương ngực

- Chấn thương ngực bao gồm chấn thương ngực kín và chấn thương ngực hở:

+ Chấn thương ngực kín là các chấn thương tại thành ngực vẫn kín, khoang màng phổi không thông với không khí bên ngoài.

+ Chấn thương ngực hở là chấn thương gây thủng lồng ngực làm khoang màng phổi thông với không khí bên ngoài.

- Nguyên nhân gây chấn thương lồng ngực đa phần là do tai nạn giao thông, các tai nạn ngã từ trên cao xuống, tai nạn trong lao động, các chấn thương trong luyện tập thể thao... hoặc do một vật thể xuyên qua như dao, kéo, viên đạn, thanh sắt...

2. Các loại chấn thương thường gặp ở ngực

- Gãy xương sườn: là tổn thương thường gặp nhất trong chấn thương ngực, bao gồm hai cơ chế gãy: Gãy trực tiếp: Tức là chấn thương ở đâu thì gãy ở đó, gãy xương sườn trực tiếp thường gây tổn thương cả phổi. Gãy gián tiếp: Khi lồng ngực bị chèn ép, xương sườn dễ bị gãy từ trong ra ngoài, gây tổn thương đến tim và các mạch máu lớn. Gãy xương sườn có thể gãy một hay nhiều xương, gây đứt động mạch liên sườn gây chảy máu nhiều. Ngoài ra, gãy xương sườn đôi khi có tổn thương phối hợp là gãy xương ức. Điều trị gãy xương sườn bằng hai phương pháp:

+ Dùng băng dính to bản cố định xương sườn, đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng phải lưu ý với bệnh nhân là người già và bệnh nhân có tiền sử tổn thương phổi vì cách này sẽ khiến bệnh nhân hạn chế hô hấp

+ Phong bế thần kinh liên sườn: Cách này có nhiều biến chứng khi tiêm động mạch liên sườn nên hiện nay không còn được sử dụng

+ Ngoài ra bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách thở để bệnh nhân có thể hít vào thở ra tối đa, tập ho và vỗ ho cho bệnh nhân để loại bỏ tình trạng đờm dãi.

- Mảng sườn di động: Tổn thương này thường gặp khi bệnh nhân bị va đập chấn thương trực tiếp, gây nhiều rối loạn về hô hấp, tuần hoàn. Mảng sườn bên là vị trí hay gặp chấn thương này nhất, có thể thấy trực tiếp dễ dàng trên lâm sàng, ngoài ra còn có thể gặp ở mảng sườn ức và mảng sườn sau bên. Điều trị mảng sườn di động bằng cách cố định bên ngoài mảng sườn bằng nẹp Judet và cố định bên trong bằng đinh Rush qua mảng sườn cố định phía trên và dưới ổ gãy một xương, đặt nội khí quản thở máy có giãn cơ.

- Dập phổi: là vết bầm tím của phổi, tổn thương này là hậu quả của một chấn thương kín vào vùng ngực hoặc do hỏa khí có tốc độ cao gây ra. Dập phổi gây ra tình trạng thiếu oxy, tình trạng này sẽ càng trầm trọng hơn nếu có nhiều mô phổi bị dập. Suy hô hấp, ho ra máu là dấu hiệu lâm sàng của bệnh nhân dập phổi. Điều trị dập phổi tương tự như điều trị mảng sườn di động tức là giảm đau đầy đủ, thở ô xy và thông thoáng khí đạo là các biện pháp chính trong điều trị dập phổi. Ngoài ra còn phải truyền một lượng lớn dịch để hồi sức tim mạch tuy nhiên tránh bù dịch quá tải để tránh dẫn đến hội chứng ARDS.

- Rách phổi: thường gây mất máu số lượng lớn vì lưu lượng máu chảy qua phổi rất lớn và các mạch máu phổi khi bị tổn thương rất khó cầm máu. Bệnh nhân rách phổi cần được phẫu thuật ngay nếu lượng máu qua ống dẫn lưu vượt quá 1500 ml sau khi đặt ống dẫn lưu. Có ba phương pháp để xử trí rách phổi đó là khâu phổi đối với các vết rách nhỏ hay nông, cắt bỏ một phần phổi và cắt mở nhu mô phổi để cầm máu đối với các vết rách sâu.

- Tràn khí màng phổi: Tràn khí màng phổi trong chấn thương ngực kín là do xương sườn gãy đâm vào phổi hoặc do phổi bị rách. Lưu ý tràn khí màng phổi dưới áp lực sẽ khiến bệnh nhân khó thở dữ dội cần được sơ cứu ngay lập tức. Tràn khí màng phổi được điều trị bằng cách dẫn lưu màng phổi liên tục, đối với tràn khí dưới áp lực cần chọc hút khoang màng phổi bằng kim để giải áp trước khi dẫn lưu.

- Tràn máu màng phổi: Đây là biến chứng rất hay gặp trong chấn thương lồng ngực. Máu có thể chảy ra từ nhiều nguồn khác nhau như mạch máu thành ngực, phổi, mạch máu trung thất... Tùy vào lượng máu bị mất trong khoang màng phổi, bệnh nhân có các triệu chứng như đau ngực, khó thở, da tái, niêm mạc nhợt nhạt, mạch nhanh và huyết áp giảm. Điều trị tràn máu màng phổi bằng cách chọc hút hoặc dẫn lưu hết máu trong khoang màng phổi ra ngoài. Nếu máu bắt nguồn từ thành ngực thì lượng máu thường từ trung bình trở xuống và tổn thương này thường tự cầm máu được. Nhưng nếu máu bắt nguồn từ phổi và các mạch máu lớn thì sẽ gây tràn máu màng phổi với khối lượng lớn, cần phải mở khoang ngực để cầm máu.

CN. Vũ Văn Trình (t/h)