Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh gút

Nguyên nhân bệnh Gút

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh gút

Gút à một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin làm tăng Acid uric máu dẫn đến tình trạng ứ đọng tinh thể muối Urát tại khớp, dẫn đến viêm khớp

Nguyên nhân sâu xa của bệnh Gút nằm ở những trục trặc về gen. Cho đến nay, giới khoa học đã xác định được 5 gen liên quan đến bệnh Gút đó là: HGPRT1, Glc6-photphat tại gan và 3 gen PRPPs1,2,3 có trong tinh hoàn.  Trong bệnh Gút, viêm xảy ra do các tinh thể nhỏ của một chất là Acid uric lắng đọng trong khớp, đó là tinh thế muối Urat. Có nhiều nguy cơ lắng đọng muối Urat nếu nồng độ Acid uric cao trong cơ thể. Tuy nhiên, hội chứng tăng Acid uric và bệnh Gút là hai vấn đề cần phần biệt, mặc dù chúng có liên hệ chặt chẽ với nhau. Acid uric là một chất thải hình thành bởi sự phá hủy tự nhiên chất purin trong cơ thể (chất purin có trong các tế bào của cơ thể). Thói quen thường xuyên ăn nhậu, dinh dưỡng không phù hợp không những làm tăng hàm lượng purin mà còn là nguồn chuyển hóa dở dang tạo ra các gốc tự do, chu chuyển lang thang trong cơ thể và sẵn sàng gắn vào bất kỳ gen nào có nguy cơ biến đổi.
Gút là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin làm tăng Acid uric máu dẫn đến tình trạng ứ đọng tinh thể muối Urát tại khớp, dẫn đến viêm khớp. Biểu hiện lâm sàng của bệnh thường thấy là sưng tấy, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp. Hầu hết bệnh nhân khi điều trị dứt được cơn đau đều tự cho là đã khỏi bệnh mà không biết rằng bệnh vẫn đang âm thầm tiến triển bên trong cơ thể. Nếu không được điều trị kịp thời và triệt để, các cơn đau sẽ xuất hiện trở lại ngày càng liên tục và nặng hơn. Ở giai đoạn muộn, bệnh có thể xuất hiện những u, cục hay còn gọi là hạt tophi (tiếng Anh là topus) xung quanh khớp, có nguy cơ gây biến dạng khớp và có thể dẫn đến tàn phế.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh gút

Triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh gút bao gồm: nóng, đau, sưng, và rất mềm ở 1 khớp, thường gặp nhất là ở 1 ngón chân cái.

Triệu chứng của bệnh Gút

Bệnh Gút thường phát ra sau 1 số năm tích tụ tinh thể axit uric trong khớp và các mô bao quanh. Triệu chứng thường gặp bao gồm: nóng, đau, sưng, và rất mềm ở 1 khớp, thường gặp nhất là ở 1 ngón chân cái. Triệu chứng này gọi là podagra.
Cơn đau bắt đầu trong đêm và đau đến mức chỉ cần tấm drap trải giường chạm nhẹ vào cũng có cảm giác đau không chịu nổi.
Sự khó chịu tăng nhanh, kéo dài mấy giờ trong đêm rồi giảm trong 2-7 ngày sau đó.
Khi cơn Gút giảm, lớp da quanh khớp bị đau có thể bong tróc ra hay ngứa.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh gút

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị khi nghi ngờ bệnh gút

Các triệu chứng khác có thể gồm:

  • Da rất đỏ hay hơi tím quanh khớp bị đau, có vẻ bị nhiễm trùng.
  • Sốt
  • Cử động khớp hạn chế

Triệu chứng gout thay đổi.

  • Triệu chứng có thể có sau 1 cơn bệnh hay giải phẫu
  • Một số người có thể không bị Gút với những cơn đau mà là Gút mạn tính. Gút mạn tính ở những người lớn tuổi có thể ít đau hơn và có thể dễ bị nhầm với các loại viêm khớp khác.
  • Bệnh Gút cũng có thể xuất hiện như những cục trên bàn tay, khuỷu tay, hay tai. Có thể không có những triệu chứng thông thường.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh gút
  facebook.com/BVNTP

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh gút
  youtube.com/bvntp

Bệnh gút là một bệnh rối loạn do tăng axit uric máu (urat huyết thanh > 6,8 mg/dL [> 0,4 mmol/L]) dẫn đến kết tủa các tinh thể monosodium urat trong và xung quanh khớp, thường gây viêm khớp cấp tính hoặc mạn tính tái phát. Gút cấp thường xảy ra ở một khớp và hay gặp ở khớp bàn ngón chân 1. Các triệu chứng của bệnh gút bao gồm đau cấp tính, nóng, đỏ và sưng. Chẩn đoán xác định khi tìm thấy các tinh thể trong dịch khớp. Điều trị cơn bộc phát cấp tính bằng các thuốc chống viêm. Tần suất xuất hiện các cơn bộc phát có thể được giảm bằng cách sử dụng thường xuyên các thuốc chống viêm không steroid (NSAID), colchicin, hoặc cả hai và hạ thấp nồng độ urat huyết thanh liên tục bằng allopurinol, febuxostat hoặc các thuốc tiêu axit uric như probenecid.

Mức độ và thời gian tăng axit uric máu càng lớn, khả năng xảy ra bệnh gút càng cao. Nồng độ urat có thể tăng do

  • Giảm bài tiết qua thận (phổ biến nhất) hoặc qua đường tiêu hóa

  • Tăng sản xuất (hiếm gặp)

  • Tăng lượng purin ăn vào (thường kết hợp với giảm bài tiết)

Tại sao chỉ có một số người có nồng độ axit uric huyết thanh cao (urat) xuất hiện cơn bộc phát của bệnh gút không được biết đến.

Giảm bài xuất qua thận là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng tăng axit uric máu. Nó có thể do di truyền và cũng xảy ra ở những bệnh nhân dùng thuốc lợi tiểu và những người bị các bệnh làm giảm mức lọc cầu thận (GFR). Rượu làm tăng chuyển hóa purin ở gan và làm tăng hình thành axit lactic, chất ngăn cản sự bài tiết urat bởi các ống thận, rượu cũng có thể kích thích gan tổng hợp urat. Ngộ độc chì và cyclosporin, thường ở những bệnh nhân ghép tạng phải dùng liều cao, làm tổn thương ống thận, dẫn đến ứ trệ urat.

Tăng sản xuất urat có thể là do sự gia tăng lượng nucleoprotein trong các bệnh lý huyết học (ví dụ như u lympho, bạch cầu cấp, thiếu máu tan máu) và trong các tình trạng gây tăng tốc độ chu trình tế bào (ví dụ, bệnh viêm khớp vẩy nến, liệu pháp độc tế bào ung thư, xạ trị). Tăng sản xuất urat cũng có thể do bất thường về di truyền nguyên phát và ở người béo phì, bởi vì việc sản xuất urat có mối tương quan với diện tích bề mặt cơ thể. Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân của việc sàn xuất quá mức urat chưa được biết đến, nhưng một vài trường hợp là do bất thường về enzym; thiếu hypoxanthin-guanin phosphoribosyl transtransferase (thiếu hoàn toàn là hội chứng Lesch-Nyhan Hội chứng Lesch-Nyhan Các purine là thành phần chính của hệ thống năng lượng tế bào (ví dụ ATP, NAD), tín hiệu (ví dụ, GTP, cAMP, cGMP), và cùng với việc tạo ra pyrimidin, RNA và DNA. Các purine có thể được tổng... đọc thêm ) là nguyên nhân có thể, cũng như sự hoạt động quá mức của phosphoribosylpyrophosphat synthetase.

Tăng tiêu thụ các loại thực phẩm giàu purin (ví dụ như gan, thận, cá cơm, măng tây, cá trích, thịt nướng, nước luộc thịt, nấm, trai, cá mòi, lá lách) có thể góp phần làm tăng nồng độ axit uric máu. Bia, kể cả bia không cồn, đặc biệt giàu guanosine, một nucleoside purine. Tuy nhiên, chế độ ăn kiêng purin nghiêm ngặt làm giảm urat huyết thanh chỉ khoảng 1 mg/dL (0,1 mmol/L).

Urat kết tủa là tinh thể hình kim monosodium urat (MSU), được lắng đọng bên ngoài tế bào trong các mô không có mạch máu (ví dụ như sụn) hoặc trong các mô ít mạch máu (ví dụ, gân, bao gân, dây chằng, thành túi thanh dịch) và da xung quanh các khớp ngoại vi và các mô có nhiệt độ thấp (ví dụ như tai). Trường hợp nặng, tăng uric máu kéo dài, tinh thể MSU có thể bị lắng đọng vào các khớp trung tâm lớn hơn và trong nhu mô của các cơ quan như thận. Ở pH axit của nước tiểu, urat kết tủa dễ dàng như dạng khối nhỏ hoặc hình kim cương có thể kết hợp để tạo thành cặn hoặc sỏi, có thể gây cản trở đường bài xuất nước tiểu. Tophi là các khối tinh thể MSU thường xuất hiện trong khớp và mô da. Chúng thường được bọc trong một cấu trúc sợi, giúp bảo vệ chúng khỏi nguyên nhân gây viêm cấp.

Viêm khớp cấp do gút có thể bị khởi phát bởi chấn thương, những căng thẳng do bệnh tật (ví dụ, viêm phổi hoặc các bệnh nhiễm trùng khác), phẫu thuật, sử dụng thuốc lợi tiểu thiazid hoặc các thuốc có tác dụng hạ uric máu (ví dụ, allopurinol, febuxostad) probenecid, nitroglycerin) hoặc sử dụng nhiều thức ăn giàu purin hoặc rượu. Các cơn bộc phát gút cấp thường do sự gia tăng đột ngột hoặc, thông thường hơn, là một sự giảm đột ngột nồng độ urat huyết thanh. Tại sao các cơn bộc phát gút cấp sau một trong những tình trạng này lại không được biết. Tophi ở trong và xung quanh khớp có thể gây hạn chế vận động và gây biến dạng khớp, gọi là viêm khớp mạn tính do gút. Bệnh gút làm tăng nguy cơ xuất hiện thoái hóa khớp thứ phát Phân loại Thoái hóa khớp là bệnh khớp mạn tính có đặc điểm là nứt vỡ và mất sụn khớp cùng với những thay đổi khác của khớp, bao gồm phì đại xương (hình thành gai xương). Triệu chứng bao gồm đau xuất hiện... đọc thêm

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh gút
.

Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh Gút

Viêm khớp do gút cấp thường bắt đầu với đau đột ngột (thường là về đêm). Khớp bàn ngón chân của ngón chân cái là thường gặp nhất (gọi là khớp bàn ngón chân cái), nhưng mu bàn chân, mắt cá chân, gối, cổ tay và khuỷu tay cũng là các vị trí thường gặp. Hiếm gặp hơn là khớp háng, khớp vai, khớp cùng chậu, khớp ức đòn, hoặc các khớp cột sống cổ. Cơn đau trở nên trầm trọng hơn, thường là trong vài giờ, và thường rất dữ dội. Sưng, nóng, đỏ, và nhạy cảm đau có thể gợi ý nhiễm trùng. Da phía ngoài có thể trở nên căng, nóng, bóng, và đỏ hoặc hơi tím. Sốt, nhịp tim nhanh, ớn lạnh và mệt mỏi đôi khi xảy ra.

tiến triển

Vài cơn bộc phát đầu tiên thường chỉ ảnh hưởng đến một khớp và chỉ kéo dài vài ngày. Các cơn bộc phát về sau có thể ảnh hưởng đến nhiều khớp cùng lúc hoặc tuần tự và kéo dài đến trên 3 tuần nếu không được điều trị. Các cơn bộc phát tiếp theo phát triển tăng dần xen kẽ những đợt không triệu chứng ngắn. Cuối cùng, nhiều đợt bộc phát có thể xảy ra mỗi năm.

Tophi

Các hạt tophi có thể sờ thấy xuất hiện ở những bệnh nhân bị bệnh gút và hiếm khi có thể xảy ra ở những bệnh nhân chưa từng bị viêm khớp gút cấp tính. Chúng thường có màu vàng hoặc trắng, dạng nhú hoặc hạt, đơn độc hoặc nhiều hạt. Chúng có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau, thường là các ngón tay, bàn tay, bàn chân, và xung quanh gân mỏm khuỷu hoặc gân Achille. Hạt tophi cũng có thể hình thành ở thận, các cơ quan khác và dưới da vành tai. Các bệnh nhân có hạt Heberden thoái hóa khớp có thể xuất hiện hạt tophi bên trên. Sự phát triển này xảy ra thường xuyên nhất ở phụ nữ cao tuổi dùng thuốc lợi tiểu, và những người này có thể bị viêm nghiêm trọng và bị chẩn đoán nhầm là viêm xương khớp. Thông thường hạt tophi không đau, có thể bị viêm và đau dữ dội, đặc biệt là ở túi thanh dịch mỏm khuỷu, thường là sau khi bị chấn thương nhẹ hoặc không. Hạt tophi có thể vỡ qua da, chảy ra ngoài các tinh thể urat trắng như phấn. Các xoang này có thể bị nhiễm trùng. Hạt tophi trong và quanh khớp có thể gây ra biến dạng khớp và thoái hóa khớp thứ phát.

Các biến chứng của bệnh gút

Viêm khớp do gút có thể gây ra đau, biến dạng, và hạn chế vận động khớp. Viêm có thể bùng phát ở một số khớp trong khi đó lại thuyên giảm ở các khớp khác. Bệnh nhân mắc gút có thể xuất hiện sỏi tiết niệu với các sỏi axit uric hoặc sỏi canxi oxalat.

Các biến chứng của gút bao gồm tắc nghẽn thận và nhiễm trùng, với bệnh ống thận kẽ thứ phát. Rối loạn chức năng thận tiến triển không được điều trị, hầu hết liên quan đến đồng mắc cao huyết áp hoặc ít gặp hơn đó là một số nguyên nhân khác của bệnh thận, làm giảm bài tiết urat, dẫn đến làm tăng sự lắng đọng tinh thể trong các mô.

  • Tiêu chuẩn lâm sàng

  • Xét nghiệm dịch khớp

  • Bệnh sốt thấp khớp Thấp khớp Sốt thấp khớp là một biến chứng viêm không mưng mủ cấp tính do viêm họng do Liên cầu nhóm A, gây ra sự kết hợp của viêm khớp, viêm cơ tim, nốt da dưới da, ban đỏ da dạng vòng và múa giật. Chẩn... đọc thêm

    Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh gút
    (thấp tim) có biểu hiện tại khớp và viêm khớp tự phát thiếu niên Viêm khớp tự phát thiếu niên (JIA) Bệnh lý viêm khớp thiếu niên tự phát không hay gặp. Viêm khớp, sốt, phát ban, hạch to, lách to và viêm mống mắt là các triệu chứng đặc hiệu cho từng thể. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng. Điều trị... đọc thêm
    Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh gút
    (tuy nhiên, những bệnh này xảy ra chủ yếu ở những người trẻ tuổi, những người hiếm khi bị bệnh gút)

  • Gãy xương cấp tính ở những bệnh nhân không rõ về tiền sử chấn thương

  • Các bệnh khớp tương tự

Bệnh khớp tương tự được đặc trưng bởi các cơn viêm cấp tính, tái phát ở trong hoặc cạnh một hoặc đôi khi là vài khớp hoặc bao gân với khả năng tự ổn định; đau và đỏ khớp có thể nặng như ở bệnh gút. Các cơn bộc phát thường tự giảm dần và khỏi hoàn toàn trong 1 đến 3 ngày. Các cơn bộc phát như vậy có thể báo trước sự khởi phát của viêm khớp dạng thấp, và xét nghiệm yếu tố dạng thấp có thể giúp phân biệt; chúng dương tính ở khoảng 50% số bệnh nhân (các xét nghiệm này cũng dương tính ở 10% bệnh nhân gút).

Nếu nghi ngờ viêm khớp cấp do gút, chọc hút và xét nghiệm dịch khớp nên được làm ngay khi nhập viện. Một cơn tái phát điển hình ở bệnh nhân có bệnh gút từ trước không bắt buộc phải chọc hút dịch khớp, nhưng nên làm nếu còn nghi ngờ về chẩn đoán hoặc có các yếu tố nguy cơ hay bất kỳ dấu hiệu lâm sàng nào gợi ý viêm khớp nhiễm khuẩn.

Xét nghiệm dịch khớp có thể xác định chẩn đoán bằng cách tìm ra tinh thể hình kim, tinh thể urat lưỡng chiết phân cực mạnh nằm tự do trong dịch khớp hoặc bị thực bào bởi các bạch cầu. Dịch khớp trong các cơn bộc phát có đặc điểm của dịch viêm (xem bảng soi tinh thể trong khớp dưới kính hiển vi Đánh giá các tinh thể trong dịch khớp bằng kính hiển vi

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh gút
) thường từ 2.000 đến 100.000 bạch cầu/μL, với > 80% là bạch cầu đa nhân trung tính. Những đặc điểm này chồng lấp đáng kể với viêm khớp nhiễm khuẩn, vì vậy cần phải được loại trừ bằng nhuộm Gram (không nhạy) và nuôi cấy vi khuẩn.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh gút

Nồng độ urat huyết thanh tăng cao gợi ý cho chẩn đoán bệnh gút nhưng không đặc hiệu cũng không nhạy; ít nhất 30% bệnh nhân có nồng độ urat huyết thanh bình thường khi có cơn bộc phát gút cấp tính một phần do đặc tính axit uric của cytokine tiền viêm, interleukin-6 (IL-6). Tuy nhiên, nồng độ urat huyết thanh nền giữa các cơn bộc phát phản ánh lượng urat hòa tan của dịch ngoại bào. Nồng độ nên được đo trong 2 hoặc 3 lần ở những bệnh nhân bị bệnh gút mới được chứng minh để thiết lập đường cơ sở. Định lượng bài tiết axit uric niệu để phân biệt giữa sản sinh quá mức và thải trừ quá mức không còn được khuyến khích; nó không dự đoán được đáp ứng của bệnh nhân với allopurinol hoặc febuxostat (làm giảm sản sinh axit uric).

X-quang khớp bị tổn thương có thể được chụp để tìm kiếm dấu hiệu ăn mòn xương hay tổ chức tophi nhưng có thể là không cần thiết nếu đã được chẩn đoán nhờ xét nghiệm dịch khớp và hiếm khi được chẩn đoán tại thời điểm bộc phát đầu tiên. Trong viêm khớp do canxi pyrophosphat, các chất lắng đọng cản quang đôi khi có thể có trong tổ chức xơ sụn, sụn khớp (đặc biệt là khớp gối) hoặc cả hai.

Siêu âm có độ nhạy cao hơn (mặc dù phụ thuộc vào người làm) và đặc hiệu hơn là chụp X-quang để chẩn đoán bệnh gút. Sự lắng đọng urat trên sụn khớp (dấu hiệu đường đôi) và các hạt tophi trên lâm sàng là những thay đổi đặc trưng. Những triệu chứng trên rõ ràng ngay cả trước cơn bộc phát gút đầu tiên. Chụp CT năng lượng kép (DECTs) cũng có thể phát hiện lắng đọng axit uric và có thể hữu ích nếu chẩn đoán không rõ ràng dựa trên đánh giá và xét nghiệm lâm sàng tiêu chuẩn, đặc biệt nếu không thể thực hiện hút và phân tích dịch khớp.

Viêm khớp mạn tính do gút nên được nghĩ đến ở bệnh nhân có bệnh khớp kéo dài hoặc xuất hiện tophi dưới da hay xương. X-quang thường khớp bàn ngón chân 1 hoặc khớp bị tổn thương khác có thể hữu ích. Trên X-quang có thể thấy tổn thương khuyết xương vùng xương dưới sụn, thường gặp nhất ở khớp bàn ngón chân 1; các tổn thương phải có đường kính 5 mm mới có thể quan sát được trên X-quang. Diện khớp được bảo vệ một cách đặc biệt cho đến giai đoạn muộn trong quá trình diễn biến của bệnh. Thường phát hiện dịch khớp từ tràn dịch mạn tính.

Siêu âm chẩn đoán ngày càng được sử dụng nhiều để phát hiện dấu hiệu đường đôi điển hình gợi ý việc lắng đọng tinh thể urat, nhưng độ nhạy phụ thuộc vào người siêu âm và việc phân biệt với lắng đọng của tinh thể canxi pyrophosphat có thể rất khó khăn để kết luận.

Với việc chẩn đoán, điều trị sớm bệnh gút có thể giúp hầu hết các bệnh nhân có một cuộc sống bình thường. Đối với nhiều bệnh nhân bị bệnh tiên tiến, can thiệp làm giảm nồng độ urat huyết thanh có thể giúp tan các hạt tophi và cải thiện chức năng khớp. Bệnh gút thường nghiêm trọng hơn ở những bệnh nhân có triệu chứng khởi phát xuất hiện trước tuổi 30 và ở những người có nồng độ uric máu nền 9.0 mg/dL (> 0,5 mmol/L). Sự phổ biến của hội chứng chuyển hóa và bệnh tim mạch có thể làm tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân bị gút.

Một số bệnh nhân đáp ứng không đầy đủ với điều trị. Các lý do thông thường bao gồm hướng dẫn không đầy đủ cho bệnh nhân, không tuân thủ, nghiện rượu và do bác sĩ không điều trị tăng axit uric máu.

  • Chấm dứt đợt bùng phát cấp tính bằng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), colchicine, corticosteroid hoặc thuốc đối kháng interleukin-1 (IL-1)

  • Phòng ngừa các cơn bộc phát gút cấp tái phát bằng colchicin hoặc một NSAID uống hàng ngày.

  • Ngăn ngừa sự lắng đọng thêm của các tinh thể monosodium urat (MSU), giảm tỷ lệ cơn bộc phát và phân giải các hạt tophi hiện có bằng cách giảm nồng độ urat trong huyết thanh (bằng cách giảm sản sinh urat bằng allopurinol hoặc febuxostat, hòa tan cặn bằng pegloticase hoặc tăng bài tiết urat bằng probenecid)

  • Điều trị đồng thời cao huyết áp, tăng lipid máu, béo phì và đôi khi tránh chế độ ăn dư thừa purin.

Colchicin đường uống, một liệu pháp kinh điển, thường đạt hiệu quả đáp ứng ấn tượng nếu được bắt đầu sớm ngay sau khi khởi phát các triệu chứng; nó hiệu quả nhất nếu bắt đầu trong vòng 12 đến 24 giờ của cơn bộc phát gút cấp. Liều 1,2 mg có thể được theo sau với 0,6 mg 1 giờ sau đó; Đau khớp có xu hướng giảm sau 12 đến 24 giờ và đôi khi chấm dứt trong vòng 3 đến 7 ngày, nhưng thường cần tiếp tục dùng thuốc để đạt được hiệu quả. Nếu dung nạp colchicine, có thể tiếp tục dùng 0,6 đến 1,2 mg ngày một lần khi cơn bộc phát thuyên giảm. Bệnh nhân có suy thận và tương tác thuốc, đặc biệt với clarithromycin, phải giảm liều hoặc sử dụng các phương pháp điều trị khác. Khó chịu ở đường tiêu hóa và tiêu chảy là những tác dụng phụ thường gặp.

Colchicine đường tĩnh mạch không còn có sẵn ở Mỹ.

Các corticosteroid được sử dụng để điều trị các cơn bộc phát cấp. Hút dịch các khớp bị tổn thương, sau đó tiêm corticosteroid dạng este tinh thể là rất hiệu quả, đặc biệt đối với các triệu chứng một khớp; prednisolon tebutat 4 đến 40 mg hoặc prednisolon acetat 5 đến 25 mg có thể được sử dụng, với liều tùy thuộc vào kích thước của khớp bị ảnh hưởng. Prednison đường uống (khoảng 0,5 mg/kg một lần/ngày), corticosteroid tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch, hoặc một liều duy nhất hormone vỏ thượng thận (ACTH) 80 U tiêm bắp cũng rất hiệu quả, đặc biệt là trường hợp tổn thương nhiều khớp. Cũng như NSAID, corticosteroid nên được dùng tiếp cho đến khi cơn bộc phát hết hoàn toàn để ngăn ngừa tái phát.

Nếu đơn trị liệu không có hiệu quả hoặc liều (ví dụ, NSAID) bị giới hạn bởi độc tính, colchicine có thể được kết hợp với NSAID hoặc corticosteroid.

Ngoài NSAID hoặc corticosteroid, phối hợp thêm các thuốc giảm đau, nghỉ ngơi, chườm đá và nẹp cố định khớp bị viêm có thể có hiệu quả. Nếu bệnh nhân đang dùng các thuốc hạ urat máu mà khởi phát cơn bộc phát cấp tính thì nên dùng tiếp tục với liều cũ; việc chỉnh liều cần được trì hoãn cho đến khi cơn bộc phát cấp tính đã thuyên giảm. Không có chống chỉ định giảm nồng độ urat huyết thanh trong cơn bộc phát cấp tính của liệu pháp chống viêm thích hợp đang được cung cấp.

Nếu corticosteroid, colchicine và NSAID bị chống chỉ định hoặc không hiệu quả, có thể sử dụng thuốc đối kháng IL-1, chẳng hạn như anakinra. Anakinra có thể giải quyết nhanh chóng cơn bộc phát và rút ngắn thời gian nằm viện của một bệnh nhân có nhiều bệnh phối hợp mà việc sử dụng các thuốc khác bị hạn chế. Anakinra thường được cho là 100 mg tiêm dưới da một lần/ngày cho đến khi các triệu chứng được giải quyết.

Tần suất các cơn bộc phát cấp tính được giảm đi bằng cách uống một đến hai viên colchicin 0,6 mg mỗi ngày (tùy thuộc vào khả năng dung nạp và mức độ nặng của bệnh). Uống thêm hai viên colchicin 0,6 mg khi có dấu hiệu gợi ý đầu tiên của cơn có thể ngăn ngừa được cơn bộc phát. Nếu bệnh nhân đang dùng liều dự phòng colchicin và đã dùng colchicin liều cao để điều trị đợt bộc phát cấp tính trong vòng 2 tuần qua, nên thay thế bằng NSAID để cắt cơn bộc phát.

Bệnh lý thần kinh và hoặc bệnh lý cơ (có khả năng hồi phục) có thể xảy ra khi uống colchicin kéo dài. Tình trạng này có nhiều khả năng xảy ra ở bệnh nhân suy thận và ở những bệnh nhân cũng đang dùng một số statin hoặc macrolid, nhưng có thể xảy ra ở những bệnh nhân không có các yếu tố nguy cơ này.

Tần suất xuất hiện các cơn bộc phát cũng có thể giảm nhờ việc dùng NSAID liều thấp hàng ngày.

Colchicin, NSAID và corticosteroid không làm chậm quá trình tổn thương khớp do tophi gây ra vì chúng không làm giảm nồng độ urat trong huyết thanh. Các tổn thương khớp có thể được ngăn ngừa và đẩy lùi với các thuốc hạ urat máu. Các tổ chức tophi lắng đọng bị tan dần bằng cách hạ urat huyết thanh. Duy trì nồng độ urat huyết thanh dưới điểm bão hòa (mục tiêu thường là < 6 mg/dL [0,4 mmol/L]) cuối cùng sẽ làm giảm tần suất của các đợt bùng phát khớp cấp tính khi các chất lắng đọng được hòa tan. Việc giảm tần suất các cơn đau khớp cấp tính được là do

  • Ngăn chặn sản xuất urat bằng ức chế xanthine oxidase (XOI) (allopurinol or febuxostat)

  • Tăng bài tiết urat qua nước tiểu bằng thuốc uricosuric (probenecid or losartan)

  • Sử dụng cả hai loại thuốc cùng nhau trong bệnh gút cấp tính nặng hoặc ở những bệnh nhân không dung nạp với liều cao hơn của XOI

Liệu pháp hạ urat được chỉ định cho những bệnh nhân bị

  • Hạt tophi

  • Các cơn bộc phát thường xuyên hoặc gây tàn tật (ví dụ, > 2 cơn bộc phát/năm) của bệnh viêm khớp do gút

  • Sỏi tiết niệu

  • Bệnh nhân không thường xuyên bị cơn bộc phát nhưng có nồng độ axit uric huyết thanh > 9,0 mg / dL (> 0,5 mmol/L) hoặc những người bị cơn bộc phát gây khó khăn đặc biệt

  • Nhiều bệnh kèm theo (ví dụ bệnh loét dạ dày, bệnh thận mạn tính) là các chống chỉ định tương đối đối với các thuốc điều trị cơn bộc phát đau cấp tính (NSAID hoặc corticosteroid)

Tăng axit uric thường không cần điều trị khi không có cơn bộc phát gút.

Mục tiêu của liệu pháp hạ axit uric máu là làm giảm nồng độ urat huyết thanh. Nếu không có hạt tophi, mức mục tiêu hợp lý là < 6 mg/dL (0,4 mmol/L), thấp hơn mức bão hòa (> 6,8 mg/dL [0,40 mmol/L] ở nhiệt độ trung tâm cơ thể bình thường và pH). Nếu có các hạt tophi sờ thấy được hoặc nếu có khuyết tật rõ rệt từ các chất lắng đọng trên tophi thì mục tiêu là làm tan chúng nhanh hơn và điều này đòi hỏi mức mục tiêu thấp hơn. Với nồng độ mục tiêu thấp hơn 5 mg/dL (0,30 mmol/L), hạt tophi biến mất nhanh hơn. Mức mục tiêu này cần được duy trì vô thời hạn.

Các thuốc có hiệu quả trong việc giảm urat máu; chế độ ăn hạn chế nhân purin ít hiệu quả hơn, nhưng việc ăn uống thực phẩm giàu purin, rượu (bia nói riêng) và bia không cồn là nên tránh. Hạn chế carbohydrat và giảm cân có thể làm giảm urat huyết thanh ở những bệnh nhân kháng insulin vì nồng độ insulin cao làm ức chế bài tiết urat qua nước tiểu. Nên khuyến khích dùng các chế phẩm sữa ít béo. Vì các cơn bộc phát cấp tính có xu hướng phát triển trong những tháng đầu điều trị hạ axit uric máu, do vậy nên bắt đầu điều trị kết hợp với colchicin hoặc NSAID một hoặc hai lần mỗi ngày và dùng trong giai đoạn không có triệu chứng.

Điều trị loại bỏ hạt tophi có thể mất nhiều tháng nhờ việc duy trì nồng độ urat huyết thanh ở mức thấp. Urat huyết thanh nên được đánh giá định kỳ, thường là hàng tháng trong quá trình điều chỉnh liều thuốc và sau đó là hàng năm để đánh giá hiệu quả của liệu pháp hoặc thường xuyên hơn nếu có thay đổi thuốc hoặc tăng cân. Không nên ngừng liệu pháp hạ urat nếu bệnh nhân bị cơn bộc phát.

Allopurinol, thuốc ức chế quá trình tổng hợp urat, là liệu pháp hạ urat ban đầu thường được kê đơn và ưu tiên nhất. Các sỏi hoặc cặn axit uric có thể mất đi khi điều trị allopurinol. Điều trị thường bắt đầu với 50 đến 100 mg uống một lần/ngày và có thể từ từ tăng lên đến 800 mg uống một lần/ngày. Liều có thể được chia ra nếu liều duy nhất hàng ngày gây ra rối loạn đường tiêu hóa. Một số nhà lâm sàng khuyến cáo giảm liều khởi đầu ở bệnh nhân suy thận (ví dụ, 50 mg uống một lần/ngày nếu độ thanh thải creatinine 60 mL/phút/1,73 m2) để giảm tỷ lệ phản ứng quá mẫn hệ thống hiếm gặp nhưng nặng; tuy nhiên, dữ liệu lâm sàng cho thấy hiệu quả của can thiệp này là rất hạn chế. Liều allopurinol duy trì nên được xác định dựa vào nồng độ urat huyết thanh mục tiêu. Liều dùng hàng ngày là 300 mg, nhưng liều này có hiệu quả trong việc giảm nồng độ axit uric huyết thanh xuống < 6,0 mg/dL (< 0,4 mmol/L) ở ít hơn 40% bệnh nhân bị bệnh gút. Hấp thu của allopurinol có thể giảm ở liều cao hơn 300 mg, vì vậy ở những liều cao hơn này, người ta thường sử dụng chia nhỏ liều (ví dụ, hai lần mỗi ngày).

Febuxostat là một loại thuốc đắt tiền hơn (ở Hoa Kỳ) nhưng lại có tác dụng tốt ức chế tổng hợp urat. Nó đặc biệt hữu ích ở những bệnh nhân không dung nạp allopurinol, những người có chống chỉ định với allopurinol, hoặc những người dùng allopurinol mà không giảm urat như mong đợi. Khởi đầu với liều 40 mg uống một lần/ngày và tăng lên 80 mg uống một lần/ngày nếu urat không giảm xuống < 6 mg/dL. Febuxostat (tương tự allopurinol) chống chỉ định ở bệnh nhân dùng azathioprin hoặc mercaptopurin vì nó có thể làm giảm chuyển hóa của các thuốc này. Febuxostat làm tăng nguy cơ tử vong trong một nghiên cứu về bệnh nhân đã biết bệnh tim mạch và nên được sử dụng thận trọng ở bệnh nhân đã biết bệnh tim (2 Tài liệu tham khảo về điều trị Bệnh gút là một rối loạn gây ra bởi tăng acid uric *(nồng độ urat máu > 6,8 mg/dL) sự lắng đọng tinh thể monosodium urat vào mô, thường ở trong và xung quanh các khớp, gây viêm khớp cấp tính... đọc thêm

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh gút
) Các nghiên cứu bổ sung đã không xác nhận quan sát này. Men gan có thể bị tăng và nên được theo dõi định kỳ.

Pegloticase là một dạng pegylated của uricase tái tổ hợp. Uricase là một enzym giúp chuyển hóa urat thành allantoin, một chất hòa tan hơn. Pegloticase rất đắt tiền và được sử dụng chủ yếu ở những bệnh nhân bị bệnh gút mà các phương pháp điều trị khác đã không thành công trong việc giảm nồng độ urat huyết thanh. Nó được cho dùng theo đường tĩnh mạch, 2 đến 3 tuần một lần trong nhiều tháng (thường là 6 đến 9 tháng) để làm cạn kiệt hoàn toàn lắng đọng urat dư thừa; nó thường làm giảm nồng độ urat huyết thanh xuống < 1 mg/dL (< 0,1 mmol/L). Pegloticase chống chỉ định ở những bệnh nhân bị thiếu G6PD Thiếu hụt glucose-6-phosphate Dehydrogenase (G6PD) Sự thiếu hụt glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD) là một khiếm khuyết enzym liên quan với nhiễm sắc thể X, phổ biến ở người da đen có thể dẫn đến tan máu sau những căn bệnh cấp tính hoặc... đọc thêm vì nó có thể gây tan máu và chứng methemoglobin huyết. Thất bại trong việc hạ nồng độ urat xuống < 6 mg/dL sau khi điều trị pegloticase truyền cho thấy khả năng hiện diện của các kháng thể pegloticase và tăng nguy cơ phản ứng dị ứng trong tương lai; việc truyền tĩnh mạch thường xuyên đã được dừng lại. Để ngăn ngừa việc các thuốc hạ urat khác làm giảm hiệu quả của pegloticase, không nên sử dụng các thuốc này với pegloticase.

Liệu pháp thải axit uric qua đường tiểu rất hữu ích cho những bệnh nhân giảm bài tiết axit uric (phần lớn bệnh nhân tăng axit uric máu), có chức năng thận bình thường và chưa có sỏi thận. Probenecid là loại thuốc tăng axit uric niệu duy nhất được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt.

Probenecid có thể được sử dụng như đơn trị liệu nếu cả hai allopurinol và febuxostat bị chống chỉ định hoặc không dung nạp. Probenecid mất hiệu quả với giảm chức năng thận và thường không hữu ích với mức lọc cầu thận 50 mL/phút/1,73 m2. Điều trị bằng Probenecid bắt đầu với liều 250 mg uống 2 lần/ngày, tăng liều lên nếu cần, tối đa là 1 g uống 3 lần/ngày. Nó cũng có hiệu quả khi được thêm vào XOI.

Thuốc hạ huyết áp và thuốc hạ huyết áp fenofibrate fenofibrate đều có tác dụng giảm uric và có thể được sử dụng để giảm axit uric ở những bệnh nhân có các lý do khác. Liều thấp của salicylat có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tăng axit uric máu, nhưng chỉ là nhỏ, và không nên tránh nếu có chỉ định khác như trong phòng ngừa thứ phát bệnh tim mạch.

Lượng dịch đưa vào cơ thể 3 L/ngày là cần thiết cho tất cả các bệnh nhân, đặc biệt là những người thường xuyên đi tiểu ra cặn sỏi hoặc có sỏi thận.

Kiềm hóa nước tiểu (với kali cytrat 20-40 mEq uống 2 lần/ngày hoặc acetazolamid 500 mg uống trước khi đi ngủ) đôi khi cũng có hiệu quả đối với bệnh nhân có sỏi axit uric dai dẳng mặc dù điều trị hạ axit uric máu và bổ sung nước đầy đủ. Tuy nhiên, kiềm hóa nước tiểu quá mức có thể gây lắng đọng các tinh thể canxi phosphat và oxalat.

Tán sỏi ngoài cơ thể với sóng xung kích có thể cần thiết để phá vỡ sỏi thận.

Những hạt tophi lớn ở những vùng da khỏe mạnh có thể được phẫu thuật; còn tất cả những hạt tophi ở vùng da khác nên giải quyết một cách từ từ bằng liệu pháp hạ axit uric đầy đủ.

  • 1. Jutkowitz E, Dubreuil M, Lu N, et al: The cost-effectiveness of HLA-B*5801 screening to guide initial urate-lowering therapy for gout in the United States. Semin Arth Rheum 46:594-600, 2017. doi: 10.1016/j.semarthrit.2016.10.009

  • 2. White WR, Saag KG, Becker MA, et al: Cardiovascular safety of febuxostat or allopurinol in patients with gout. N Engl J Med 378:1200-1210, 2018. doi: 10.1056/NEJMoa1710895

  • Mặc dù tăng lượng purin đưa vào cơ thể và tăng sản xuất có thể gây ra tăng axit uric máu, nhưng nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh gút là do giảm bài tiết urat thứ phát do bệnh thận hoặc các biến thể di truyền.

  • Nghi ngờ bệnh gút ở những bệnh nhân bị viêm cấp tính một hoặc vài khớp đột ngột, không rõ nguyên nhân, đặc biệt là bị ở ngón chân cái hoặc giữa bàn chân có tiền sử viêm khớp cấp tính đột ngột, không rõ nguyên nhân và tự ổn định.

  • Xác định chẩn đoán khi tìm thấy các tinh thể hình kim, các tinh thể urat lưỡng chiết phân cực mạnh ở trong dịch khớp; hoặc bằng chụp CT năng lượng kép hoặc hình ảnh siêu âm. Tài liệu về tăng axit uric máu không đủ để xác định chẩn đoán viêm khớp do gút.

  • Điều trị các cơn bộc phát gút cấp bằng uống colchicin, một NSAID,một corticosteroid hoặc kết hợp colchicine với một NSAID hoặc một corticosteroid.

  • Giảm nguy cơ xuất hiện các cơn bộc phát gút cấp trong tương lai bằng cách cho colchicin, một NSAID và các thuốc hạ urat huyết thanh.

  • Cho thuốc hạ urat máu nếu bệnh nhân có hạt tophi, có > 2 đợt gút cấp mỗi năm,sỏi tiết niệu, hoặc có nhiều bệnh phối hợp có chống chỉ định với các thuốc được dùng để làm điều trị các cơn cấp tính; cá nhân hóa việc sử dụng liệu pháp hạ urat ở những bệnh nhân khác.

  • Giảm nồng độ urat thông thường bằng allopurinol hoặc febuxostat đơn trị liệu hoặc kết hợp với thuốc uricosuric.

Tăng uric máu không triệu chứng là tăng urat huyết thanh > 7 mg/dL (> 0,4 mmol/L) nhưng không có biểu hiện lâm sàng bệnh gút.

Nói chung, việc điều trị tăng axit uric máu không triệu chứng là không bắt buộc. Tuy nhiên, những bệnh nhân bài xuất urat quá nhiều có nguy cơ mắc sỏi tiết niệu có thể dùng allopurinol.

Nhiều bằng chứng cho thấy tăng axit uric máu có thể góp phần vào sự tiến triển của bệnh thận mạn tính bệnh tim mạch ở thanh thiếu niên, cao huyết áp nguyên phát.