Nguyên nhân thiên vị công việc

Theo các báo cáo khảo sát về các nguyên nhân chính khiến NLD nghỉ việc, có đến hơn 40% nhân sự nghỉ việc vì sếp trực tiếp. Vậy bạn thì sao? Bạn có đang chán việc vì gặp phải sếp “tồi’ không? Khi gặp phải sếp “tồi” thì bạn sẽ làm gì? Nghỉ việc? Có nhiều lúc không phải cứ muốn là có thể chọn nghỉ việc được luôn. Cũng có những nơi: công việc tốt, chính sách tốt, đồng nghiệp tốt…chỉ có sếp không tốt, vậy thì cũng rất khó để đưa ra quyết định nghỉ việc ngay lập tức. Vậy thì chúng ta hãy cùng nhận diện 6 kiểu sếp “tồi” phổ biến nơi công sở là gì và cách ứng phó trước khi “buông súng” nhé.

1.   Sếp đổ lỗi, cướp công

Ôi đây chính là top 1 sếp ác mộng của bất cứ nhân viên nào. Đặc điểm của những ‘sếp” này là công việc , dự án không thành công thì ngay lập tức túm lấy nhân viên để đổ lỗi. Câu nói cửa miệng của những người này là “Đấy, tôi biết ngay mà, tôi đã bảo mà ….không nghe, cứ thích trứng khôn hơn vịt cơ. Giờ thì…”. Lúc ấy thì nhân viên bẽ bàng và cảm giác “rơi xuống địa ngục” là có thật.

Thế nhưng khi thành công thì lại vơ hết vào mình, là nhờ có mình và khoe thành tích với mọi người, không nhắc gì đến nhân viên.

Ứng phó với thể loại “sếp” như này, đừng “âm thầm’ làm mọi việc theo kiểu trời biết đất biết, chỉ sếp trực tiếp và tôi biết. Hãy cố gắng để đồng nghiệp, quản lý cấp cao hơn biết các dự án và cách thức bạn đang làm. Đến lúc đó thì sếp khó mà ‘mặt dày” đổ lỗi hay cướp công của bạn được.

2.   Sếp là số 1, sếp luôn đúng

Nguyên tắc của các sếp này là “1. Sếp luôn đúng, 2. Nếu sếp sai vui lòng xem lại điều 1”. Làm việc với các sếp chuyên quyền như này thực sự bức bối và khó chịu. Sếp thích kiểm soát, quyết định mọi việc theo ý mình, không lắng nghe và không tin tưởng, không trao quyền cho nhân viên.

Nếu bạn gặp phải những sếp như thế này, cố gắng mạnh dạn tạp hợp nhiều người cùng quan điểm, lần lượt góp ý, chia sẻ với sếp. Nếu cũng vẫn không có sự thay đổi, thì đưa vấn đề lên các cấp cao hơn.

3.   Sếp thiếu công bằng, cùng 1 phòng nhưng luôn có “con cưng” và “con ghẻ”.

Mình đọc nhiều bài review có rất nhiều bài kiểu: có lẽ nào mình là “con ghẻ” của sếp, áp lực khi làm cùng phòng với “con cưng” của sếp….Đó là cảm xúc của những nhân viên làm ‘dưới trướng” một sếp thiên vị, thiếu công bằng.

 Lỗi này cũng nhiều sếp mắc phải, nếu chỉ mức độ “cưng hơn chút về mặt cá nhân” và không đối xử tệ bạc với những người còn lại, vẫn đánh giá đúng theo giá trị công việc thì cũng tạm chấp nhận được. Nhưng nếu sự thiên vị quá rõ ràng thì ảnh hưởng rất tiêu cực đến tâm lý của nhân viên.

Với những sếp này cũng cần góp ý riêng, thể hiện rõ ràng quan điểm thái độ, đưa ra phân tích những dẫn chứng cụ thể để nói về quan điểm, sự ảnh hưởng việc đối xử của sếp. Nếu biết sếp thân với ai ngang cấp, người đó trường phái “công bằng’ thì cố gắng trao đổi, nhờ người đó tác động thêm. Nếu không được nữa mới đưa vấn đề lên cấp cao hơn nhé.

4.   Sếp không có năng lực

Sếp này không có năng lực quản lý, hoặc rất kém chuyên môn hoặc cả 2. Quản lý có thể không cần biết quá chi tiết, nhưng cũng vẫn phải hiểu được các công việc nhân viên làm, hơn nữa rất nhiều nhân viên mong muốn quản lý giỏi chuyên môn để được học hỏi. Nếu hỏi đến cái gì cũng không biết, kỹ năng quản lý đội nhóm, khả năng đắc nhân tâm cũng không, vậy thì chúng ta phải làm gì?

Với những người sếp như này, hãy thử tìm hiểu xem họ có điểm mạnh nào không, nếu vẫn còn điểm mà mình thấy có thể tin tưởng và thay đổi được thì vẫn không quá tệ. Không nên chỉ trích trực tiếp lúc đông người hoặc vượt cấp. Nếu chuyên môn bạn giỏi hơn sếp, hãy giữ đúng và làm tròn trách nhiệm. Sau đó, khéo léo đề xuất và đóng góp cải thiện chất lượng công việc. Ngoài ra cũng có thể kêu gọi sự hỗ trợ của những “đồng nghiệp” có ảnh hưởng với sếp. Đề xuất công ty có những chương trình đào tạo kỹ năng quản lý, hoặc đôi khi khéo léo cùng cả phòng gửi tặng sếp sách, khoá học trong những dịp đặc biệt.

5.   Sếp không có định hướng đào tạo, phát triển nhân viên

Mong muốn của nhiều nhân viên là được làm việc “dưới trướng” của một người sếp có tài và còn có tâm, luôn phân tích, đào tạo, định hướng giúp nhân viên phát triển nghề nghiệp. Nhưng có rất nhiều sếp thì theo kiểu ‘sống chết mặc bay”, sếp quan điểm, nhân viên được trả tiền để làm việc, muốn phát triển thì tự đi mà tìm hiểu, chứ sếp không có trách nhiệm phải làm việc đó.

Trường hợp này cố gắng trao đổi trực tiếp với sếp về mục tiêu, mong muốn…để sếp có thể để ý thêm. Nếu sếp vẫn không đồng tình thì hãy tìm cách thăm dò lên các sếp cao hơn nhé.

6.   Sếp tầm nhìn hạn hẹp

Nếu sếp có tầm nhìn hạn hẹp, suy nghĩ nhất thời thì nhân viên sẽ thiệt thòi, khó phát triển. Nếu nhân viên lại là người có tầm nhìn xa, trông rộng thì đúng là sẽ thấy không “can tâm”

Với những sếp này, đừng vội chê bai, chỉ trích, kể lể khắp nơi nhé nhé. Bạn hãy thử chuẩn bị những chiến lược dài hạn hơn, làm ra thành một bản kế hoạch rõ ràng, trình bày riêng với sếp để đề xuất triển khai. Mưa dần thấm lâu, làm việc với những nhân viên có tầm nhìn và sẵn sàng đồng hành cùng sếp thì minh tin là sếp sẽ nhiều sếp thay đổi.

Trên đây là 6 TH sếp “tồi” phổ biến, còn bạn thì đã gặp nhũng ngưới sếp như thế nào? Combo 6 “tồi” luôn hay đang được làm việc với những người sếp vừa có tầm vừa có tâm? Hãy chia sẻ thêm về cách ứng xử của bạn khi rơi vào tình huống gặp “sếp tồi” nhé.