Nhà thơ Viễn Phương là một trong những cây bút

1. Tiểu sử

- Viễn Phương ( 1928 - 2005) tên thật là Phan Thanh Viễn.

- Quê quán: An Giang.

- Trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ, ông hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, là một cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời chống Mĩ cứu nước.

2. Sự nghiệp văn học

a. Tác phẩm chính: “Anh hùng mìn gạt”, “Như mây mùa xuân”, “Lòng mẹ”,…

b. Phong cách nghệ thuật

Thơ của Viễn Phương giàu cảm xúc nhưng không bi lụy, thơ ông nền nã, thì thầm, bâng khuâng.

Sơ đồ tư duy về tác giả Viễn Phương:

Nhà thơ Viễn Phương là một trong những cây bút

Loigiaihay.com

Chào bạn Viếng lăng Bác, sáng tác năm 1976

Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng Văn nghệ giải phóng miền Nam trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là bài thơ Viếng lăng Bác. Tác phẩm được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9.

Nhà thơ Viễn Phương là một trong những cây bút
Bài thơ Viếng lăng Bác

Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu giới thiệu về nhà thơ Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác. Hy vọng có thể giúp ích cho các bạn học sinh khi tìm hiểu tác phẩm trên. Mời tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!

Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

I. Đôi nét về tác giả Viễn Phương

- Viễn Phương (1928 - 2005), tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, quê ở tỉnh An Giang.

- Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông hoạt động ở Nam Bộ.

- Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng Văn nghệ giải phóng miền Nam trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước.

- Một số tác phẩm chính: Chiến thắng hòa bình (trường ca, 1952), Anh hùng mìn gạt (truyện kí, 1968), Mắt sáng học trò (thơ, 1970), Như mây mùa xuân (1978), Quê hương địa đạo (truyện và kí, 1981), Sắc lụa Trữ La (1988)...

II. Giới thiệu về bài thơ Viếng lăng Bác

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Năm 1976, sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội cũng vừa được khánh thành.

- Viễn Phương nhân dịp này ra thăm miền Bắc và vào lăng viếng Bác Hồ. Ông dã sáng tác bài thơ Viếng lăng Bác và in trong tập Như mây mùa xuân (thơ, 1978).

2. Bố cục

Gồm 4 phần:

  • Phần 1. Khổ thơ thứ nhất: Khung cảnh ngoài lăng Bác.
  • Phần 2. Khổ thơ thứ hai: Hình ảnh đoàn người vào lăng viếng Bác và cảm xúc của nhà thơ.
  • Phần 3. Khổ thơ thứ ba: Hình ảnh Bác Hồ và cảm xúc của nhà thơ.
  • Phần 4. Khổ thơ cuối. Cảm xúc và ước nguyện của nhà thơ khi ra về.

3. Ý nghĩa nhan đề

- “Viếng lăng Bác” là một nhan đề ngắn gọn nhưng để lại ý nghĩa sâu sắc.

- “Viếng” - chỉ hành động thăm hỏi, chia buồn khi có người mất.

- “Lăng Bác” là một địa danh ở Hà Nội.

=> Như vậy, trước hết nhan đề cho người đọc biết được sự kiện nhà thơ nhân dịp đất nước thống nhất đã ra thăm miền Bắc và vào lăng viếng Bác Hồ. Đồng thơ qua đó, Viễn Phương cũng bộc lộ tình cảm thành kính, yêu thương nhưng cũng đầy xót xa đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.

Xem thêm Ý nghĩa nhan đề của bài thơ Viếng lăng Bác 

4. Thể thơ

Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác theo thể thơ tự do.

5. Mạch cảm xúc

Mạch cảm xúc vận động theo trình tự không gian, thời gian vào lăng viếng Bác. Đầu tiên, trước khi vào lăng bác, tác giả tập trung gợi hình ảnh về quê hương đất nước. Tiếp đến, cảm xúc về dòng người bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác, nhà thơ xúc cảm và suy ngẫm về lãnh tụ kính yêu được gợi lên từ những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: mặt trời, vầng trăng, trời xanh. Cuối cùng, khi sắp phải trở về miền Nam, tác giả bộc lộ niềm mong ước được mãi mãi ở lại bên lăng Bác.

6. Nội dung

Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.

7. Nghệ thuật

Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc.

Xem bài thơ Viếng lăng Bác

III. Dàn ý phân tích Viếng lăng Bác

(1) Mở bài

Giới thiệu nhà thơ Viễn Phương, bài thơ Viếng lăng Bác.

(2) Thân bài

a. Khung cảnh ngoài lăng Bác

- Lời giới thiệu của tác giả:

  • “Con và Bác”: Cách xưng hô ngọt ngào thân thương rất Nam Bộ.
  • “thăm”: giảm nhẹ nỗi đau thương mà vẫn không che giấu được nỗi xúc động của cảnh từ biệt sinh li.

- Hình ảnh:

  • “hàng tre trong sương”: hình ảnh quen thuộc với đất nước Việt Nam.
  • “bão táp mưa sa”: thành ngữ mang tính ẩn dụ để chỉ sự khó khăn gian khổ.
  • “đứng thẳng hàng”: ẩn dụ mang tính khẳng định tinh thần hiên ngang bất khuất, sức sống bền bỉ của dân tộc.

b. Hình ảnh đoàn người vào lăng viếng Bác và cảm xúc của nhà thơ

- Hai câu thơ đầu: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.

  • Sự trường tồn vĩnh cửu của Bác, giống như sự tồn tại vĩnh viễn của mặt trời tự nhiên.
  • Sự vĩ đại của Bác, Người đã đem lại cuộc sống tự do cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm dài nô lệ.

- Hai câu thơ tiếp theo: “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ/Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…”

  • Dòng người đang nối tiếp dài vô tận hàng ngày đến viếng lăng Bác bằng tất cả tấm lòng thành kính và thương nhớ.
  • “Tràng hoa” là hình ảnh ẩn dụ cho dòng người trên khắp mọi miền tổ quốc về viếng Bác.

c. Hình ảnh Bác Hồ và cảm xúc của nhà thơ

- “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên”: Hình ảnh Bác nằm đó giống như đang ngủ.

- “Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”: vẻ đẹp thanh thản, phong thái ung dung và thanh cao của Bác.

- Hình ảnh “trời xanh”: sự trường tồn bất tử của Bác. Trời xanh thì còn mãi mãi trên đầu, cũng giống như Bác vẫn còn sống mãi mãi với non sông đất nước.

- “Mà sao nghe nhói ở trong tim”: Dù rằng Người vẫn sống mãi trong suy nghĩ của mỗi người dân, nhưng không sao xoá đi được nỗi đau xót vô hạn của cả dân tộc.

d. Cảm xúc và ước nguyện của nhà thơ khi ra về

- Cảm xúc của nhà thơ khi trở lại miền Nam đối với Bác vô cùng chân thành và xúc động Mai về miền Nam thương trào nước mắt.

- Câu thơ như bộc lộ rất chân thành nỗi xót thương vô hạn bị kèm nén cho tới phút chia tay và tuôn thành dòng lệ.

- Trong cảm xúc nghẹn ngào, tâm trạng lưu luyến ấy, nhà thơ như muốn được hoá thân để mãi mãi bên Người. Điệp ngữ “muốn làm” được nhắc tới ba lần cùng với các hình ảnh liên tiếp con chim, đoá hoa, cây tre như để nói lên ước nguyện tha thiết của nhà thơ muốn là Bác yên lòng, muốn đền đáp công ơn trời biển của Người.

=> Nguyện ước của nhà thơ vừa chân thành, sâu sắc đó cũng chính là những cảm xúc của hàng triệu con người miền Nam trước khi rời lăng Bác sau những lần đến thăm người.

(3) Kết bài

Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Viếng lăng Bác.

IV. Video bài hát Viếng Lăng Bác

Nhạc sĩ: Hoàng Hiệp, biểu diễn: Bảo Yến

Viếng Lăng Bác - Trọng Tấn [Audio]

Cập nhật: 06/06/2022

Viễn Phương, tên thật Phan Thanh Viễn (1 tháng 5 năm 1928 - 21 tháng 12 năm 2005), là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và là nhà thơ Việt Nam.

Viễn Phương có quê gốc ở quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (ngày nay là thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang). Thuở nhỏ ông đi học, đến khi Cách mạng Tháng Tám bùng nổ (1945), ông đến đầu quân và được xếp vào Chi đội 23.

Chi đội này hoạt động trên một địa bàn rộng lớn thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Từ cảm xúc có thật trên mỗi chặn đường chiến đấu gian khổ, những bài thơ của ông đã lần lượt ra đời, và được đăng trên báo 'Tiếng Súng Kháng Địch', là tờ báo duy nhất của Khu 9 Nam Bộ lúc bấy giờ.

Năm 1952, Nam Bộ tổ chức giải thưởng tổng kết văn học nghệ thuật lấy tên Giải thưởng Cửu Long, thì trường ca 'Chiến thắng Hòa Bình' của ông được xếp giải nhì về thơ.

Không lâu sau, Chi hội Văn nghệ Nam Bộ tổ chức đại hội, ông được bầu vào Ban chấp hành. Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, ông được phân công về Sài Gòn hoạt động.

Về Sài Gòn, ông đi dạy học, làm thuê kiếm sống nhưng công việc chủ yếu vẫn là sáng tác văn thơ. Với bút hiệu Viễn Phương, ông làm thơ và viết truyện đăng trên một số tờ báo ở Sài Gòn như Nhân loại, Hừng sáng, Công lý...

Do những bài viết có nội dung chống đối, năm 1960, ông bị nhà cầm quyền Sài Gòn bắt giam tù ở Chí Hòa. Trong tù, ông vẫn tiếp tục làm thơ.

Sau khi ra tù (1962), ông rời Sài Gòn vào chiến trường Củ Chi tiếp tục chiến đấu và làm thơ.

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông liền được bầu làm Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh và được bầu vào Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.

Ngoài bút danh Viễn Phương, ông còn lấy bút danh 'Đoàn Viễn' và cũng sáng tác cả văn xuôi. Ông nổi tiếng với bài thơ 'Viếng lăng Bác' (Kim Son phổ nhạc) đã được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông. Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001.

Nhà thơ Viễn Phương mất ngày 21 tháng 12 năm 2005 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Con ông, PGS-TS Phan Thanh Bình hiện đang là Ủy viên Trung ương Đảng - Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Chiến thắng Hòa Bình (trường ca, 1952)
  • Anh hùng mìn gạt (truyện ký, 1968).
  • Mắt sáng học trò (thơ, 1970)
  • Nhớ lời di chúc (trường ca, 1972)
  • Viếng lăng Bác (thơ, 1976). In trong tập Như mấy mùa xuân (1978)
  • Như mây mùa xuân (thơ, 1978)
  • Quê hương địa đạo (truyện và ký, 1981)
  • Lòng mẹ (truyện thiếu nhi, 1982).
  • Sắc lụa Trữ La (truyện ngắn, 1988)
  • Phù sa quê mẹ (thơ, 1991).
  • Ngàn say mây trắng (truyện và ký, 1998).
  • Miền sông nước (truyện và ký, 1999).
  • Tháng bảy mưa ngâu (truyện và ký, 1999. Đã dịch sang tiếng Anh)
  • Thơ với tuổi thơ (thơ thiếu nhi, 2002).
  • Gió lay hương quỳnh (thơ, 2005).
  • Ngôi sao xanh (truyện thiếu nhi, 2003).
  • Hình bóng thương yêu (ký, 2005)

Thơ Viễn Phương đã được nhiều nhà thơ khen ngợi, trong số đó có: Chế Lan Viên, Tô Hoài, Triệu Xuân, Nguyễn Xuân Nam, Mai Văn Tạo.[1]

Trích nhận xét của nhà văn Mai Văn Tạo:

Thơ Viễn Phương dễ nhớ, giàu cảm xúc, nhưng không bị lụy, cường điệu nỗi đau...Thơ ông lung linh hình bóng người phụ nữ miền Nam và Mẹ. Ấn tượng nhiều mặt về người mẹ rất đậm đà, thắm thiết. Anh viết rất nhiều bài thơ về Mẹ. Người mẹ dưới gầm cầu, những người phụ nữ trong các đề lao, người nữ chiến sĩ hy sinh trong ngọn lửa, những nữ học sinh Sài Gòn - Chợ Lớn "xuống đường" trong những ngày "bão tố đô thành", người vợ chiến đấu trong nội thành, chồng ở chiến khu, người mẹ đào hầm nuôi giấu cán bộ, bà mẹ đưa đường các anh bộ đội - bà mẹ ấy nói những lời rất thật, như dặn dò, như lời thề quyết tử: "Để má cầm đuốc đi trước, gặp giặc má chúc ngọn đuốc xuống, các con ở sau biết mà tránh. Nếu chúng bắn má chết, tức là chúng báo động các con" (Lời má Sáu). ...Thơ Viễn Phương nền nã, thì thầm, man mác, bâng khuâng, day dứt, không gút mắt, cầu kỳ, kênh kiệu, khoa ngôn. Hình ảnh nào trong đời sống anh cũng tìm thấy chất thơ. Không đợi đến Tiếng tù và trong sương đêm, Hoa lục bình trôi man mác tím, bông lau bát ngát nắng chiều hay Chòm xanh điên điển nhuộm vàng mặt nước... Một mái lá khô hanh trong rừng vắng anh cũng đưa vào đấy cái thực, cái hư, rất thơ mà thực, rất thực mà thơ.[2]

  1. ^ “Xem chi tiết ở đây”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2010.
  2. ^ Mai Văn Tạo, Viễn Phương, nhà thơ chiến trường, tù ngục, nhà thơ của đời [1] Lưu trữ 2009-12-20 tại Wayback Machine

  • Viễn Phương, Nhà văn chỉ "Muốn nói lên sự thật"[liên kết hỏng]

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Viễn_Phương&oldid=68882768”