Nhận trợ cấp thất nghiệp ở đâu tphcm

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân

Để người lao động thuận tiện trong việc chuẩn bị hồ sơ và yên tâm về quyền lợi trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg theo chỉ đạo của UBND Thành phố, Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM hướng dẫn nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

- Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động chưa có việc làm, có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho Trung tâm Dịch vụ việc làm tại địa phương (TP.HCM hoặc các tỉnh thành phố khác) nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

- Tuy nhiên, trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg theo chỉ đạo của UBND Thành phố nếu người lao động không thể nộp hồ sơ đến các điểm tiếp nhận của Trung tâm thì có thể gửi hồ sơ đến Trung tâm ngay khi hết thời gian thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg theo chỉ đạo của UBND TP.HCM (hoặc hết thời gian bị cách ly, phong tỏa).

Trường hợp thật sự cần thiết hoặc hồ sơ sắp hết thời hạn 3 tháng để nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động vui lòng liên hệ đường dây nóng các điểm tiếp nhận của Trung tâm để được tư vấn hướng dẫn cụ thể.

Mọi quyền lợi của người lao động vẫn được đảm bảo trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg theo chỉ đạo của UBND Thành phố.

- Đường dây nóng các điểm tiếp nhận của Trung tâm:

+ Phòng Bảo hiểm thất nghiệp: 028.35147187 hoặc 0903708955 (Chị Kim Phượng) hoặc 0348078461 (Chị Huyền).

+ Chi nhánh Bảo hiểm thất nghiệp Quận 4: 028.39415841 hoặc 0905450188 (Chị Quế Phương).

+ Chi nhánh Bảo hiểm thất nghiệp Quận 6: 028.39600050 hoặc 0878648377 (Anh Ngọc Đức).

+ Chi nhánh Bảo hiểm thất nghiệp Quận 12: 0918 102 322 (Anh Võ Năm) hoặc 0976 894 141 (Chị Kiều).

+ Chi nhánh Bảo hiểm thất nghiệp Quận Tân Bình: 028.38123889 hoặc 0919313236 (Anh Trung Đức).

+ Chi nhánh Bảo hiểm thất nghiệp Thành phố Thủ Đức: 028.37431373 hoặc 0702183171 (Chị Huyền Trang).

+ Cơ sở 2 – Củ Chi (Bảo hiểm thất nghiệp Củ Chi): 028.37975424 hoặc 0938718045 (Anh Phi Hùng).

- Hồ sơ gồm:

+ Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (mẫu số 3) và điền đầy đủ thông tin vào mẫu; Nơi đăng ký khám chữa bệnh; Số điện thoại; Số tài khoản ngân hàng, tên ngân hàng, chi nhánh mở thẻ ngân hàng của người nộp hồ sơ hưởng TCTN.

Nhận trợ cấp thất nghiệp ở đâu tphcm
Mẫu số 3

+ Bản chính và bản sao quyết định thôi việc/quyết định sa thải.

+ Photo 01 Sổ bảo hiểm xã hội được chốt đến tháng nghỉ việc có đầy đủ các tờ rời (nộp kèm theo bản chính để đối chiếu).

+ Photo 01 chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.

Nguồn: Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM

Châu Thanh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Bởi ebh.vn - 11/05/2022

Nhận bảo hiểm thất nghiệp ở đâu? Không giống như chế độ bảo hiểm xã hội một lần hay chế độ ốm đau thai sản… tiền trợ cấp nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH, người lao động cần đến tại trung tâm dịch vụ việc làm nơi đã nộp hồ sơ để nhận tiền trợ cấp thất nghiệp.

Nhận trợ cấp thất nghiệp ở đâu tphcm

Cập nhật mới nhất về nơi nhận bảo hiểm thất nghiệp năm 2022

1. Người lao động nhận bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?

Nhận bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là một trong những quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH tại các đơn vị, doanh nghiệp. BHTN góp phần hỗ trợ người lao động vượt qua khó khăn khi chưa tìm được việc làm và có thu nhập. Theo Luật quy định người lao động sẽ được lãnh bảo hiểm thất nghiệp tại nơi nộp hồ sơ hưởng hoặc nhận tiền trợ cấp qua thẻ ngân hàng. Cụ thể:

1.1 Nhận tiền BHTN trực tiếp tại nơi nộp hồ sơ

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 17, Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 về việc nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp quy định như sau:

“Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.”

Tại Khoản 2, Điều 18, Nghị định 28/2015/NĐ-CP của Chính Phủ và Khoản 7, quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN ban hành kèm theo Quyết định số 166/2019/QĐ-BHXH ngày 31/1/2019 quy định về việc chi trả trợ cấp thất nghiệp và tổ chức chi trả trợ cấp BHTN.

Người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp có thể nhận tiền hưởng trợ cấp thất nghiệp tại các địa điểm, tổ chức đại diện chi trả nơi mà BHXH Việt Nam ký hợp đồng dịch vụ chi trả chế độ BHXH, BHTN và quản lý người hưởng như:

  1. Trung tâm giới thiệu/ dịch vụ việc làm nơi người lao động nộp hồ sơ hưởng chế độ BHTN.

  2. Các tổ chức bảo hiểm xã hội cấp xã, huyện, thị trấn nơi được BHXH cấp tỉnh ủy nhiệm chi trả.

Tổng công ty Bưu điện phải tổ chức các Điểm chi trả đến cấp xã phù hợp với điều kiện của từng địa phương và thống nhất với cơ quan BHXH. Điểm chi trả có địa chỉ cụ thể, được cập nhật tại danh mục điểm chi trả trong toàn quốc và được đăng tải công khai trên Cổng Thông tin điện tử của BHXH Việt Nam để người lao động có thế tra cứu.

1.2 Nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp qua thẻ ngân hàng

Căn cứ vào Điểm 2.1.2, Khoản 2, Điều 2 của Quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH, hiện nay người lao động sẽ có thêm một cách nhận tiền trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản ngân hàng mà không cần trực tiếp đến tại trung tâm dịch vụ việc làm hay bưu điện.

Nhận trợ cấp thất nghiệp ở đâu tphcm

Người lao động có thể lãnh tiền bảo hiểm thất nghiệp qua thẻ ngân hàng

Với cách nhận bảo hiểm thất nghiệp qua thẻ ATM, tiền trợ cấp thất nghiệp sẽ được chuyển trực tiếp đến số tài khoản ngân hàng mà người lao động đã đăng ký (Số tài khoản, chủ tài khoản, ngân hàng và chi nhánh NH) tại phần hình thức nhận tiền trong hồ sơ hưởng BHTN.

Chú ý: Trong trường hợp thông tin tài khoản nhận tiền trợ cấp thất nghiệp bị sai số tài khoản hoặc tên của chủ tài khoản, người hưởng trợ cấp cần làm công văn điều chỉnh số tài khoản/ tên chủ tài khoản gửi bộ phận văn thư của cơ quan BHXH nơi công ty tham gia Bảo hiểm xã hội.

Hình thức gửi: Người lao động có thể gửi trực tiếp hoặc gửi chuyển phát nhanh. Lưu ý người gửi cần ghi thêm số điện thoại liên hệ vào bì thư.

2. Chuyển nơi cư trú có đổi địa điểm nhận BHTN được không?

Trong thực tế trường hợp người lao động chuyển nơi cư trú khi đang chờ quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp vẫn có thể thay đổi địa điểm nhận BHTN được.Tuy nhiên phải làm đề nghị chuyển địa điểm nhận Bảo hiểm thất nghiệp.

2.1. Căn cứ Pháp luật chuyển địa điểm nhận BHTN

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 22, Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định như sau:

“1. Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định và gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.”

Nhận trợ cấp thất nghiệp ở đâu tphcm

Người lao động làm đề nghị chuyển địa điểm nhận BHTN tại quầy.

Trong vòng 03 ngày sau khi nhận được đơn của người lao động trung tâm tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động và gửi giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm việc làm nơi người lao động chuyển đến.

2.2. Hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

Hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm 04 giấy tờ chính sau đây:

  1. Giấy đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;

  2. Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp;

  3. Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;

  4. Các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Ngoài ra trong hồ sơ có thể gồm:

  • Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có).

  • Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hàng tháng (nếu có).

Trong vòng 10 ngày làm việc tính từ ngày người lao động nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm giới thiệu việc làm nơi chuyển đến.

Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đến sẽ làm gửi văn bản đề nghị BHXH cấp tỉnh nơi chuyển đến để tiếp tục thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ BHYT cho người lao động kèm theo bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.

Hiện nay, việc nhận bảo hiểm thất nghiệp qua tài khoản cá nhân của người lao động rất nhanh và thuận tiện, có thể không cần làm hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp mà người lao động vẫn nhận được tiền hưởng trợ cấp và không phải đến địa điểm chi trả để nhận tiền.

Lời kết

Qua bài viết này, người lao động có thể nắm rõ địa điểm nhận bảo hiểm thất nghiệp ở đâu? Khi chuyển địa điểm cư trú người lao động có thể nhận BHTN tại cơ quan BHXH, trung tâm dịch vụ việc làm nơi mình chuyển đến bằng cách làm hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp. Hoặc đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân nhanh chóng thuận tiện. Khách hàng vui lòng liên hệ số điện thoại tư vấn bảo hiểm thất nghiệp: 1900558873 của Bảo hiểm xã hội điện tử eBH để được hỗ trợ và giải đáp tốt nhất.

Xem thêm: Quy trình và thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp mới nhất năm 2022