Nợ nhóm 4 bao nhiêu ngày

Meta: Nợ xấu là thuật ngữ xuất hiện phổ biến trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Vậy nợ xấu là gì? Có các nhóm nợ xấu nào và đâu là biện pháp khắc phục hiệu quả?

Bạn đang có một khoản vay tại ngân hàng hoặc công ty tài chính nhưng chưa thể thanh toán đúng hạn. Liệu rằng bản thân có bị dính nợ xấu hay không? Hiện có các nhóm nợ xấu nào và cách khắc phục ra sao? Thông tin được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. 

Nợ xấu hay còn gọi là nợ khó đòi,  là những khoản nợ bị nghi ngờ về khả năng thanh toán nợ cũng như khả năng thu hồi vốn của chủ nợ.

Theo thông tư 02/2013/TT-NHNH, những khoản cho vay khách hàng sẽ được phân chia thành 5 nhóm dựa trên mức độ rủi ro: 

  • Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn 
  • Nhóm 2: Nợ cần chú ý 
  • Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
  • Nhóm 4: Nợ nghi ngờ 
  • Nhóm 5: Nợ có khả năng bị mất vốn

Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và gốc trên 3 tháng trở lên tính từ ngày bắt đầu đến hạn trả (nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5). Các tổ chức tín dụng sẽ căn cứ vào khả năng trả nợ của người vay để hạch toán khoản vay vào nhóm nợ sao cho phù hợp.

Khi bị nợ xấu, bạn sẽ rất khó hoặc thậm chí không thể vay tiền online và vay vốn tại bất cứ ngân hàng, công ty tài chính nào. Hiện nay có ít tổ chức tín dụng hỗ trợ vay vốn đối với những khách hàng có nợ xấu. Nếu có thì cũng chỉ là những khoản vay tín chấp có giá trị tương đối nhỏ. 

Nợ xấu là những khoản nợ bị nghi ngờ về khả năng thanh toán và thu hồi vốn 

Phân loại các nhóm nợ cụ thể

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn gồm có: 

  • Nợ trong hạn
  • Nợ đủ tiêu chuẩn
  • Khoản nợ bị quá hạn từ 10 - 90 ngày
  • Những khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên. 

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn:

  • Nợ quá hạn từ ngày 91 ngày đến 180 ngày (3 - 6 tháng).
  • Nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ lần đầu được cơ cấu lại. 
  • Nợ cơ cấu thời hạn trả nợ lần hai. 
  • Nợ được miễn, giảm lãi bởi người vay không đủ khả năng trả lãi đủ theo hợp đồng. 

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ mất vốn:

  • Nợ quá hạn từ 181 - 360 ngày.
  • Nợ cơ cấu thời hạn trả nợ quá hạn lần đầu từ 30 - 90 ngày.
  • Nợ cơ cấu thời hạn trả nợ quá hạn lần hai dưới 30 ngày. 

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

  • Nợ quá hạn trên 360 ngày
  • Nợ cơ cấu thời hạn trả nợ quá hạn lần đầu từ 90 ngày đầu trở lên. 
  • Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn lần hai từ 30 ngày trở lên. 
  • Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn lần ba trở lên. 

Cách nhận biết mình có bị nợ xấu hay không?

Khách hàng khi vay tiền tại tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng thông tin của mình sẽ được cung cấp cho Trung tâm tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC). Cơ quan này sẽ tổng hợp thành hệ thống cơ  sở dữ liệu phản ánh lịch sử tín dụng của từng người. 

  • Đứng ra vay vốn hộ người thân , bạn bè nhưng họ không có khả năng chi trả.
  • Không kiểm soát quá trình sử dụng thẻ tín dụng dẫn đến không đủ khả năng trả nợ. 
  • Dùng thẻ thấu chi ngân hàng theo lương, chi tiêu quá mức. 
  • Đến hạn trả nhưng quên không thanh toán.
  • Đi công tác xa khi đến hạn không kịp thanh toán
  • Sự cố đột ngột xảy đến như tai nạn, bệnh tật…. 

Hướng dẫn cách xóa nợ xấu

Theo khoản 1, điều 11, thông tư số 03/2013/TT-NHNN ngày 28/2/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, từ ngày 01/12/2014, Ngân hàng Nhà nước ngừng không cung cấp lịch sử tín dụng đối với những khoản vay có dư nợ quá hạn dưới 10 triệu VNĐ đã tất toán. Vậy nên, nếu khoản vay của bạn dưới 10 triệu VNĐ đã tất toán, lịch sử nợ xấu tín dụng của bạn sẽ không còn lưu trữ trên CIC nữa.

Trường hợp khoản vay quá hạn trên 10 triệu VNĐ thì bạn vẫn phải sắp xếp để thanh toán khoản vay. Sau khi thanh toán bạn phải thông báo với nhân viên bộ phận tín dụng về việc đã thanh toán hết nợ quá hạn của mình. Người vay có thể yêu cầu ngân hàng làm văn bản xác nhận về việc đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ quá hạn và lý do dẫn đến phát sinh khoản nợ xấu này.

Theo chuyên gia Taichinhz, thông tin lịch sử tín dụng của khách hàng sẽ được CIC cập nhật định kỳ hàng tháng. Sau 12 tháng kể từ thời điểm trả hết nợ xấu, lịch sử nợ xấu tín dụng sẽ được xóa bỏ và những ai đủ điều kiện đáp ứng tiêu chí vay của ngân hàng sẽ tiếp tục được vay. 

Những khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 thời gian để xóa nợ xấu theo quy định là 5 năm. Chính vì vậy, nếu lịch sử tín dụng của bạn bị rơi vào các nhóm nợ trên sẽ rất khó khăn để vay tiền từ ngân hàng và các tổ chức tài chính khác.

Cách xóa nợ xấu là mối bận tâm của nhiều người

Lời khuyên tránh rơi vào nhóm nợ xấu

  • Trước khi đi vay bạn nên cân nhắc khả năng trả nợ của mình để hạn chế và tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán dẫn đến nợ xấu.
  • Để hạn chế việc quên thanh toán các khoản vay bạn nên dùng tính năng thanh toán tự động đối với tài khoản thanh toán của ngân hàng. 
  • Nếu mất khả năng trả nợ và không thể thanh toán khoản vay như cam kết bạn hãy liên hệ với ngân hàng để tìm ra biện pháp trả nợ hiệu quả. 

Bài viết đã chia sẻ đến bạn đọc nợ xấu là gì cũng như thông tin về các nhóm nợ một cách chi tiết nhất. Nếu đang có nhu cầu vay tiền online tín chấp hãy lựa chọn cho mình địa chỉ tài chính uy tín và đáng tin cậy nhé. 

Bao nhiêu ngày chuyển nợ nhóm 5?

5. Nhóm nợ xấu 05: Đây là nhóm nợ xấu có khả năng mất vốn, nghiêm trọng nhất và không thể vay vốn tại ngân hàng hoặc tổ chức tài chính. Thời gian quá hạn là 360 ngày.

Nhóm 4 là bao nhiêu ngày?

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày. Nhóm 4: Nợ nghi ngờ bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.

Bao lâu thì xóa nợ xấu nhóm 4?

Với khách hàng thuộc nhóm nợ 3, 4, 5 thì phải sau 5 năm mới có khả năng xóa được lịch sử nợ xấuđược xét duyệt đăng ký các khoản vay mới. Vì vậy nếu để nợ xấu quá hạn càng lâu thì xóa lịch sử nợ xấu càng mất nhiều thời gian.

Nợ nhóm 2 bao lâu thì hết?

Nợ xấu nhóm 2 bao nhiêu ngày thì được xóa Bạn sẽ phải đợi thêm 12 tháng nữa để giải quyết khoản nợ hệ thống CIC của mình. Bởi vì khi bạn vay tiền, các ngân hàng và cơ quan tín dụng sẽ kiểm tra lịch sử tín dụng của bạn với CIC. Do đó, để loại bỏ hoàn toàn nợ xấu nhóm 2 sẽ phải mất tới 12 tháng.