Nước mía ép để được bao lâu

Hiện nay song song với một quá trình học tập,làm việc căng thẳng thì rất cần những thực phẩm tươi mát và giải khát tức thời. Và ta vẫn biết các loại nước từ thiên nhiên đơn giản và dễ làm như nước chanh, nước ép trái cây,… trong đó thì nước mía luôn là nước giải khát được yêu thích nhất. Tuy nhiên nhiều người thích nước mía vẫn băn khoăn không biết nước mía để được bao lâu trong tủ lạnh. Và đây trở thành vấn đề thực phẩm nhiều người tìm hiểu.

Nước mía ép để được bao lâu
Nước mía thức uống đơn giản và bổ dưỡng

Nước mía là loại nước giải khát quen thuộc, đơn giản chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Nước mía là loại thức uống bổ sung chất dinh dưỡng và giúp bảo vệ rất tốt cho sức khỏe của con người. Cây mía là loại cây đơn giản và dễ trồng nhưng khi ép nước mía thì nó lại chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn cả. Trong nước mía chứa nhiều đường saccarozo rất tốt cho sức khỏe và những người cần tăng cân. Đặc biệt hơn là có các acid amin cần thiết đóng một vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể như vitamin B1, B2,…

Với hàm lượng chất dinh dưỡng như vậy đồng thời nước mía uống vị ngọt đậm ngon nên là thức uống yêu thích của nhiều người. Thực tế nhất thì nước mía giúp giải khát, giúp hạn chế người nóng, khát nước, ra nhiều mồ hôi. Do đó có thể kết luận nước mía là thức uống ngon bổ rẻ. Từ đó mà có thể thấy được tại sao nước mía là thức uống yêu thích của mọi người.

Nước mía để trong tủ lạnh như thế nào?

Nước mía loại thức uống được lựa chọn phổ biến. Và nhiều người vẫn có thói quen mua nước mía về bỏ trong tủ lạnh để khi khát sẽ uống tiếp. Nhưng đó lại là thói quen không tốt vì bỏ nước mía lâu trong tủ lạnh sẽ dễ làm nước mía bị hư và mất đi chất dinh dưỡng của nó. Vậy vấn đề đặt ra là nước mía bỏ được bao lâu trong tủ lạnh? Đây vừa là vấn đề sẽ giúp cho mọi người có được li nước mía ngon nhất mà vẫn đầy đủ dinh dưỡng.

Nước mía ép để được bao lâu
Bảo quản nước mía đơn giản để giữ được chất dinh dưỡng

Nước mía thức uống ngon, vị ngọt đậm đà nhưng chính có nhiều đường như vậy nên bỏ lâu trong tủ lạnh sẽ không tốt. Bạn chỉ nên bỏ nước mía tối đa nửa một buổi trong tủ lạnh sau đó lấy ra sử dụng thì nước mía vẫn giữ được vị ngon và sự chất lượng ban đầu. Do nước mía có tính lạnh và hàm lượng đường cao nên nếu bảo quản và để lâu trong tủ lạnh sẽ nhanh hư hơn và dễ bị ký sinh xâm nhập. Do đó bạn uống vào có thể gặp phải chứng rối loạn tiêu hóa. Như vậy việc bảo quản ly nước mía cũng trở nên quan trọng để giữ được chất dinh dưỡng của nó.

Bảo quản nước mía: công đoạn đơn giản để đảm bảo chất dinh dưỡng

Một ly nước mía vừa ép thêm với đá thì đã đầy đủ chất lượng và không có gì để bàn cãi nhưng nếu bạn có hay bảo quản nước mía uống dần thì nên làm như thế nào? Bạn là người rất yêu thích nước mía nhưng nếu bảo quản thì chỉ nên bảo quản và uống trong ngày. Bạn có thể để trong tủ lạnh nhưng không quá lâu với thời gian tối đa nên để trong một buổi và sử dụng nó. Như vậy thì nước mía vẫn giữ được vị ngon và vấn đề nước mía để được bao lâu trong tủ lạnh không trở nên đơn giản.

Nước mía thức uống yêu thích và phổ biến với nhiều người. Và vấn đề nước mía để được bao lâu trong tủ lạnh mà vẫn giữ được vị ngon của nó đã trở nên đơn giản rất nhiều.

Xem thêm tại mục Dịch vụ:

Những cách khác ngoài việc bảo quản măng tươi trong tủ lạnh

>>>> Trang chủ

Để tìm hiểu về cách bảo quản nước mía không bị đen chúng ta hãy cùng điểm qua một số thành phần dinh dưỡng có trong thức uống này. Cùng với đó là một vài tác dụng của nước mía đối với sức khỏe mà có lẽ nhiều người vẫn chưa biết.

1. Uống nước mía có tác dụng gì, có tốt không?

1.1. Thành phần dinh dưỡng có trong nước mía

Nước mía tưởng chừng chỉ là một thức uống giải khát khi trời nắng nóng nhưng trong đó lại chứa hàm lượng dinh dưỡng nhất định. Thành phần dinh dưỡng chủ yếu có trong nước mía là đường saccarozo. Bên cạnh đó nước mía còn có Carbonhydrat, nhiều axit amin cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra nước mía còn giúp bổ sung cho cơ thể nhiều chất như vitamin B1, B2, B6, C. Các muối vô cơ như Calci, Phospho, sắt và axit hữu cơ như axit succinic, axit fumaric, axit malic, axit citric… cũng xuất hiện trong thành phần của mía.

Nước mía ép để được bao lâu
Nước mía không chỉ là thức uống giải khát mà còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng. Ảnh: Internet.

1.2. Tác dụng của nước mía được bảo quản đúng cách không bị đen

Theo Đông Y, mía có tính ngọt, mát, có tác dụng rất tốt trong việc thanh nhiệt cơ thể, nhuận táo, giáng khí. Đặc biệt là những trường hợp bị ho khan, ít đàm, kể cả chứng ho ra máu. Mía còn được dùng cho những người bị chứng mất dịch do vị nhiệt, lưỡi đỏ rêu ít, miệng khô rát. Thêm vào đó những trường hợp bị nôn nhiều lần, miệng bị khô, đại tiện táo kết và bị ngộ độc rượu khi dùng mía cũng sẽ thuyên giảm.

Nước mía ép để được bao lâu
Nước mía có nhiều tác dụng trong Đông Y. Ảnh: Internet.

Trong mía cũng chứa rất nhiều đường, chủ yếu là đường saccarozo. Thành phần này có tác dụng rất tốt trong việc ức chế các khối u ác tính của bệnh ung thư.

Nước ép từ mía có vị ngọt đậm nên sẽ giúp hạn chế khát nước, ra mồ hôi nhiều vào mùa hè nóng bức. Bên cạnh đó đây còn là thức uống giải khát được rất nhiều người ưa chuộng vì vừa ngon lại rất bổ rẻ.

  • Để nước mía không bị đen sau khi ép, bạn không nên cạo vỏ trước khi ép nước quá lâu. Sử dụng đến đâu cạo vỏ đến đó. Nếu cạo vỏ quá nhiều sẽ làm cho 2 đầu cây mía dễ bị mốc.
  • Nên để cây mía tươi ở những nơi khô ráo thoáng mát.
  • Hoặc nên đặt cây mía ở những nơi có đất ẩm, để phần gốc mía tiếp xúc trực tiếp với phần đất ướt. Cách này sẽ giúp mía tươi lâu và không bị mất nước.
  • Một cách khác đó là bạn nên tưới nước vào các cây mía 1 lần/ngày. Cách này sẽ giúp mía tránh tình trạng mất nước dẫn đến bị khô héo.
Nước mía ép để được bao lâu
Muốn nước mía không bị đen bạn phải bảo quản từ khi còn là cây mía tươi. Ảnh: Internet.
  • Mía để ép lấy nước nên chọn những cây mía tươi, không bị sâu mọt.
  • Đầu tiên bạn róc sạch lớp vỏ bên ngoài, sau đó tiệt trùng mía bằng nước có chứa 0,1 – 1% dung dịch chứa hợp chất amoni. Dung dịch này giúp loại bỏ các loại vi khuẩn có hại trong đất bám lên mía.
  • Tiếp theo bạn rửa mía với dung dịch chứa 50 – 200ppm Clo để khử hết vi khuẩn và chất bẩn có trong mía.
  • Tiếp đến bạn ép mía bằng máy ép, nước mía sẽ thu được khoảng 90%. Phần bã còn lại có thể dùng làm nhiên liệu.
Nước mía ép để được bao lâu
Ép mía bằng máy ép tại các cơ sở sản xuất nước mía. Ảnh: Internet.
  • Để nước mía không bị đổi màu và có màu xanh đẹp mắt, bạn cho thêm vào dung dịch axit ascorbic vào lớp trên của nước mía. Cho vào nước mía với lượng khoảng 100 – 550 mg axit ascorbic/100lit dung dịch. Đồng thời bạn cho vào thêm các dung dịch acit: malic, tartaric, citric, phosphoric để làm giảm pH của nước mía xuống dưới mức 5 và 1. Hoặc bạn cũng có thể thay thế bằng hỗn hợp dung dịch cơ bản như: kali citrate, phosohate… Sau khi cho các dung dịch này vào bạn đợi khoảng 1 giờ, nước mía sẽ ổn định để dung dịch dung dịch lắng xuống.
  • Cuối cùng là công đoạn lọc nước mía bằng hệ thống 5 túi lọc để loại bỏ những bụi bẩn và cặn không nhìn thấy được. Hoặc bạn cũng có thể lọc nước mía bằng hệ thống nhiều tảo cát và dẫn nước mía vào ống lọc để lọc sạch hơn.
  • Làm sạch mía và loại bỏ hoàn toàn những cây mía bị hỏng.
  • Sử dụng máy ép nước mía an toàn, sạch sẽ.
  • Thường xuyên vệ sinh máy ép nước mía hàng ngày.
  • Không nên dùng chất bảo quản.
  • Để tăng thêm vị bạn cũng có thể cho thêm quất hoặc chanh muối.
Nước mía ép để được bao lâu
Vệ sinh máy ép thường xuyên để đảm bảo an toàn. Ảnh: Internet.
  • Nếu mua nhiều nước mía về nhà uống dần, bạn nên bảo quản trong tủ lạnh để giữ được độ lạnh của nó.
  • Tuy nhiên cách bảo quản này chỉ nên giới hạn trong vòng 1 buổi trong ngày. Sau nửa buổi nước mía bị tan đá và không còn giữa được hương vị ban đầu nữa.

Lưu ý: Đây chỉ là cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh tức thời. Nếu để quá lâu trong tủ lạnh, các chất dinh dưỡng sẽ dần mất đi. Thay vào đó là sự xuất hiện của các loại vi sinh vật có hại, các loại ký sinh trùng. Khi uống vào sẽ dễ bị đau bụng, dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Nước mía ép để được bao lâu
Có thể bảo quản nước mía bằng các ly bọc kín để tủ lạnh. Ảnh: Internet.

3. Những lưu ý khi uống nước mía thơm ngon tại nhà

Nước mía mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe như đã đề cập ở trên. Tuy nhiên, khi uống nước mía bạn hãy chú ý một số điểm sau:

  • Mặc dù nước mía có tính ngọt, mát và thanh lọc cơ thể rất tốt những bạn cũng không nên quá lạm dụng. Trong nước mía có lượng đường cao, uống nhiều sẽ dẫn đến lượng đường trong máu cao. Bạn chỉ nên uống 1 ly 200 ml với lượng 3 lần/ tuần thôi nhé.
  • Trong thành phần của nước mía có tính axit nhẹ, không nên để bụng đói khi uống.
  • Thời gian sử dụng nước mía tốt nhất là sau khi ép, nước còn tươi và giàu dinh dưỡng.
  • Không nên uống nước mía sau quá 1 ngày và có dấu hiệu chuyển màu đen, vị chua.
Nước mía ép để được bao lâu
Chỉ nên uống mỗi lần 1 ly nước mía 200 ml thôi nhé, mỗi tuần dùng không quá 3 ly. Ảnh: Healthline

Bài viết trên đã giới thiệu đến bạn cách bảo quản nước mía không bị đen mà giữ màu vàng đẹp, thơm ngon tại nhà. Những bạn đang có dự định kinh doanh nước mía hoặc tự ép nước mía tại nhà hãy lưu lại mẹo bảo quản thực phẩm này khi cần. Đây sẽ là những mẹo hữu ích giúp nước mía của bạn luôn tươi mát đấy nhé. Ngoài ra, bạn có thể “mix” nhiều thức uống độc đáo từ nguyên liệu này. Chẳng hạn như làm nước mía Mỹ Tho nổi tiếng, hay pha detox bằng nước mía và ớt ngọt giúp giảm cân tại nhà,…

Hồng Ngọc