Phân tích động lực làm việc của thành viên nhóm quả học thuyết phân cấp nhu cầu của Abraham Maslow

1.1. Tiểu sử tác giả Abraham Maslow sinh ngày 1-4-1908, mất năm 8-5-1970. Ông là một nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ. Ông là người đáng chú ý nhất với sự đề xuất về Tháp nhu cầu và ông được xem là cha đẻ của chủ nghĩa nhân văn trong Tâm lý học. Maslow sinh ra ở Brookly – New York, là con cả trong một gia đình người Do Thái có 7 anh em, nhập cư từ Nga. Bố mẹ ông không được ăn học đến nơi đến chốn nhưng họ quyết tâm đầu tư cho Maslow được học hành và khuyến khích ông nên học ngành Luật. Đầu tiên ông thực hiện lời hứa của bố mẹ mình bằng cách ghi tên vào trường City College of New York. Tuy nhiên, sau 3 học kỳ ông chuyển sang học tại Cornell, sau đó ông quay trở lại CCNY. Sau đó ông cưới một người bà con là Bertha Maslow, ông chuyển đến Wisconsin và theo học tại University of Wisconsin. Tại đây ông đã nhận được B.A (1930), M.A (2011), PHD (1934) về tâm lý học. Trong khi học tại Wisconsin ông đã học với Harry Maslow, người được biết đến với những thí nghiệm gây tranh cãi về hành vi và tập tính xã hội của khỉ. Một năm sau khi tốt nghiệp, Maslow trở lại NewYork và làm việc với E. L. Thorndike tại Đại học Columbia. Maslow bắt đầu sự nghiệp giảng dạy tại Brooklyn College. Trong suốt thời gian này ông đã gặp gỡ nhiều nhà tâm lý học hàng đầu Châu Âu như Alfred Adler và Erich Fromm. Năm 1951, Maslow trở thànhTtrưởng khoa Tâm lý học tại Brandeis University, nơi mà ông bắt đầu với công tác nghiên cứu học thuyết của mình. Ông đã gặp Kurt Goldstein, người đã giới thiệu ông ta về ý tưởng của sự tự nhận thức về nhu cầu. Ông về hưu tại California. Chết vì đau tim năm 1979, thọ 62, sau nhiều năm sức khoẻ kém.

1.2. Nội dung cơ bản của thuyết nhu cầu


– Maslow nhà khoa học xã hội nổi tiếng đã xây dựng học thuyết về nhu cầu của con người vào những năm 1950. Lý thuyết của ông nhằm giải thích những nhu cầu nhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để một cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần.

Phân tích động lực làm việc của thành viên nhóm quả học thuyết phân cấp nhu cầu của Abraham Maslow
– Lý thuyết của ông giúp cho sự hiểu biết của chúng ta về những nhu cầu của con người bằng cách nhận diện một hệ thống thứ bậc các nhu cầu. Ông đã đem các loại nhu cầu khác nhau của con người, căn cứ theo tính đòi hỏi của nó và thứ tự phát sinh trước sau của chúng để quy về 5 loại sắp xếp thành thang bậc về nhu cầu của con người tư thấp đến cao.

Nhu cầu sinh lý: Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con người như nhu cầu ăn uống, ngủ, nhà ở, sưởi ấm và thoả mãn về tình dục.

Là nhu cầu cơ bản nhất, nguyên thủy nhất, lâu dài nhất, rộng rãi nhất của con người. Nếu thiếu những nhu cầu cơ bản này con người sẽ không tồn tại được. Đặc biệt là với trẻ em vì chúng phụ thuộc rất nhiều vào người lớn để được cung cấp đầy đủ các nhu cầu cơ bản này. Ông quan niệm rằng, khi những nhu cầu này chưa được thoả mãn tới mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống thì những nhu cầu khác của con người sẽ không thể tiến thêm nữa.

Nhu cầu về an toàn hoặc an ninh:

An ninh và an toàn có nghĩa là một môi trường không nguy hiểm, có lợi cho sự phát triển liên tục và lành mạnh của con người. – Nội dung của nhu cầu an ninh: An toàn sinh mạng là nhu cầu cơ bản nhất, là tiền đề cho các nội dung khác như an toàn lao động, an toàn môi trường, an toàn nghề nghiệp, an toàn kinh tế, an toàn ở và đi lại, an toàn tâm lý, an toàn nhân sự,… Đây là những nhu cầu khá cơ bản và phổ biến của con người. Để sinh tồn con người tất yếu phải xây dựng trên cơ sở nhu cầu về sự an toàn. Nhu cầu an toàn nếu không được đảm bảo thì công việc của mọi người sẽ không tiến hành bình thường được và các nhu cầu khác sẽ không thực hiện được. Do đó chúng ta có thể hiểu vì sao những người phạm pháp và vi phạm các quy tắc bị mọi người căm ghét vì đã xâm phạm vào nhu cầu an toàn của người khác. Vd, nếu nhà tham vấn làm việc với trẻ em lang thang thì phải xác định được rằng đa số trẻ em lang thang đã bị “tắc” ở bậc nhu cầu này bởi những rủi ro mà các em đang phải đối diện ở cuộc sống ngoài đường phố (cướp giật, lạm dụng,…). Bởi vì các em phải luôn cảnh giác với các rủi ro này nên không thể tập trung vào việc thỏa mãn các nhu cầu ở bậc cao hơn.

Những nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận (tình yêu và sự chấp nhận).

– Do con người là thành viên của xã hội nên họ cần nằm trong xã hội và được người khác thừa nhận. – Nhu cầu này bắt nguồn từ những tình cảm của con người đối với sự lo sợ bị cô độc, bị coi thường, bị buồn chán, mong muốn được hòa nhập, lòng tin, lòng trung thành giữa con người với nhau. – Nội dung của nhu cầu này phong phú, tế nhị, phức tạp hơn. Bao gồm các vấn đề tâm lý như: Được dư luận xã hội thừa nhận, sự gần gũi, thân cận, tán thưởng, ủng hộ, mong muốn được hòa nhập, lòng thương, tình yêu, tình bạn, tình thân ái là nội dung cao nhất của nhu cầu này. Lòng thương, tình bạn, tình yêu, tình thân ái là nội dung lý lưởng mà nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận luôn theo đuổi. Nó thể hiện tầm quan trọng của tình cảm con người trong quá trình phát triển của nhân loại. Hãy thử tưởng tượng một ngày kia anh/chị thức dậy và phát hiện ra rằng anh/chị là người cuối cùng trên quả đất này. Trong nhà, cộng đồng và cả thế giới này không còn ai ngoài anh/chị. Điều gì sẽ xảy ra ? Anh/chị sẽ cảm thấy như thế nào ? Hầu hết mọi người nói rằng nếu không còn ai khác – bạn bè, gia đình, tình hữu nghị – cuộc sống sẽ không còn ý nghĩa và giá trị nữa. Anh/chị không thể phát triển được nếu thiếu mối quan hệ giao tiếp với người khác (giao tiếp được coi như là nhu cầu bẩm sinh của con người). Qua đó chúng ta thấy được sức mạnh to lớn của nhu cầu được quan hệ và được thừa nhận trong sự phát triển của mỗi cá nhân. Nó cũng cho thấy con người cần được yêu thương và thừa nhận hơn là cần thức ăn, quần áo và chỗ ở cho sự tồn tại của mình.

Nhu cầu được tôn trọng

– Nội dung của nhu cầu này gồm hai loại: Lòng tự trọng và được người khác tôn trọng. + Lòng tự trọng bao gồm nguyện vọng muồn giành được lòng tin, có năng lực, có bản lĩnh, có thành tích, độc lập, tự tin, tự do, tự trưởng thành, tự biểu hiện và tự hoàn thiện. + Nhu cầu được người khác tôn trọng gồm khả năng giành được uy tín, được thừa nhận, được tiếp nhận, có địa vị, có danh dự,… Tôn trọng là được người khác coi trọng, ngưỡng mộ. Khi được người khác tôn trọng cá nhân sẽ tìm mọi cách để làm tốt công việc được giao. Do đó nhu cầu được tôn trọng là điều không thể thiếu đối với mỗi con người.

Nhu cầu phát huy bản ngã: Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp về nhu cầu của ông. Đó là sự mong muốn để đạt tới, làm cho tiềm năng của một cá nhân đạt tới mức độ tối đa và hoàn thành được mục tiêu nào đó.


– Nội dung nhu cầu bao gồm nhu cầu về nhận thức (học hỏi, hiểu biết, nghiên cứu,…) nhu cầu thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài,…), nhu cầu thực hiện mục đích của mình bằng khả năng của cá nhân.

Nhu cầu phát huy bản ngã: Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp về nhu cầu của ông. Đó là sự mong muốn để đạt tới, làm cho tiềm năng của một cá nhân đạt tới mức độ tối đa và hoàn thành được mục tiêu nào đó.

– Nội dung nhu cầu bao gồm nhu cầu về nhận thức (học hỏi, hiểu biết, nghiên cứu,…) nhu cầu thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài,…), nhu cầu thực hiện mục đích của mình bằng khả năng của cá nhân.

Phân tích động lực làm việc của thành viên nhóm quả học thuyết phân cấp nhu cầu của Abraham Maslow

1.3. Vận dụng thuyết “nhu cầu” trong tham vấn – Sự hiểu biết về thứ bậc nhu cầu của Maslow giúp nhà tham vấn xác định được những nhu cầu nào trong hệ thống thứ bậc nhu cầu còn chưa được thỏa mãn tại thời điểm hiện tại, đặc biệt là các nhu cầu tâm lý của thân chủ, nhận ra khi nào thì những nhu cầu cụ thể của thân chủ chưa được thỏa mãn và cần đáp ứng. – Qua lý thuyết nhu cầu của Maslow, nhà tham vấn đã hiểu được con người có nhiều nhu cầu khác nhau bao gồm cả nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Ai cũng cần được yêu thương, được thừa nhận, được tôn trọng, cảm giác an toàn, được phát huy bản ngã,… – Nhà tham vấn sử dụng thuyết nhu cầu để hiểu và giúp đỡ thân chủ thỏa mãn các nhu cầu của họ ở các cấp bậc khác nhau. Điều này có nghĩa là nhà tham vấn làm việc với thân chủ để giúp họ xác định các hành động có thể thực hiện được để thay đổi tình huống và tập trung vào các vấn đề tình cảm có thể đang cản trở thân chủ trong việc thỏa mãn nhu cầu của chính họ.

– Trong một số trường hợp, thân chủ không có khả năng thỏa mãn các nhu cầu cơ bản, việc kết nối họ với các nguồn lực là hoàn toàn hợp lý nhưng đây là công việc của nghề công tác xã hội. Còn nhà tham vấn tăng cường năng lực cho thân chủ bằng cách lắng nghe thân chủ, chú ý đến các nhu cầu tinh thần của thân chủ và giúp thân chủ hiểu được các tiềm năng của mình, sử dụng các tiềm năng đó để vượt lên nấc thang nhu cầu cao hơn.

Ảnh hưởng từ đại dịch toàn cầu Covid -19, nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngày được quan tâm hơn. Đặc biệt, sự cạnh tranh không chỉ đến từ phía ứng viên, mà các doanh nghiệp cũng cần có nhiều giải pháp hiệu quả trong quá trình tuyển dụng nhân sự. Trong số đó, việc ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong chiến lược nhân sự được đánh giá là cách thức hiệu quả trong việc tuyển dụng, thu hút và giữ chân nhân tài. 

Cùng TopDev phân tích những điều thú vị xoay quanh tháp nhu cầu Maslow qua bài viết dưới đây. 

Tháp nhu cầu Maslow là một lý thuyết nền tảng quan trọng. Thuyết Maslow nhà tâm lý học Abraham Maslow thiết lập dựa trên hình thức phân tầng các cấp bậc. Việc phát triển và hoàn thiện các nội dung dưới dạng phân tầng tạo ra sự thuận lợi trong việc tiếp thu và vận dụng lý thuyết trong thực tiễn. 

Phân tích động lực làm việc của thành viên nhóm quả học thuyết phân cấp nhu cầu của Abraham Maslow

Maslow là lý thuyết nền tảng có giá trị nhất dưới góc nhìn tâm lý học. Đồng thời, việc ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong quản trị nhân sự có ý nghĩa lớn vì nó trở thành một công cụ đầy giá trị giúp nhà quản lý khai thác, sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả nhất.

Dựa trên những nhu cầu khác nhau, tháp Maslow được phân thành 5 mức độ cụ thể tương ứng từ thấp đến cao. Những nhu cầu cao hơn được thỏa mãn khi nhu cầu thấp hơn được đáp ứng.

1. Các giá trị mức thấp:

Nhu cầu sinh lý (Physiological Needs): Những hoạt động thuộc về tâm lý, hoạt động, trạng thái,… làm con người có thể tồn tại như: Ăn, uống, ngủ nghỉ, đi lại,…

Nhu cầu về an toàn, an ninh (Safe/Security Needs): An toàn sức khỏe, tài sản, trí tuệ, tâm lý,…

2. Các giá trị mức cao:

Nhu cầu xã hội (Belonging Needs): Nhu cầu về những mong muốn được gắn bó và quan tâm. Biểu hiện là các giao tiếp cộng đồng, người thân, bạn bè, mối quan hệ đồng nghiệp,..

Nhu cầu tôn trọng (Esteem Needs): Nhu cầu nhận được sự nể trọng từ những người cùng tổ chức, xã hội,…

Nhu cầu thể hiện bản thân (Self-actualization): Đây được đánh giá là nhu cầu đỉnh cao của thang nhu cầu Maslow. Đó là mong muốn được thể hiện và khẳng định giá trị của bản thân mình trong cuộc sống.

Mỗi người trong chúng ta đều tồn tại 5 nhu cầu này. Muốn thay đổi về hành vi con người thì nhất thiết phải tác động vào nhu cầu cá nhân trước.

Để áp dụng tháp Maslow trong quản trị nhân sự, việc nghiên cứu và xác định rõ các nhu cầu của nhân viên rất quan trọng. Vì chỉ khi nắm bắt được tâm lý con người và những chuyển biến phức tạp trong phạm trù đó, bạn mới có thể thiết lập một chiến lược thành công nhất.

Nhà quản lý nhân sự cần nắm bắt được những mong muốn của nhân viên trong công việc. Cụ thể, lương thưởng và phúc lợi là vấn đề đầu tiên mà ứng viên quan tâm. Nó quyết định khả năng ứng viên có duy trì được cuộc sống được hay không? 

Phân tích động lực làm việc của thành viên nhóm quả học thuyết phân cấp nhu cầu của Abraham Maslow

Nhà quản lý hoàn toàn có thể giải quyết vấn đề này bằng cách cách đưa ra chính sách lương tốt, chế độ đãi ngộ công bằng – minh bạch dựa trên các tiêu chí khác nhau như: Chỉ số đo lường hiệu suất làm việc – KPI, thái độ làm  việc và những mối quan hệ xã hội. 

Xem thêm: KPI là gì? Kinh nghiệm triển khai KPI hiệu quả

Ngoài ra, nhà quản lý nên đáp ứng nhu cầu cơ bản của nhân viên bằng cách đảm bảo phúc lợi như: Thưởng sáng kiến, thưởng doanh số, lương tháng 13, chương trình chăm sóc sức khỏe nhân viên, du lịch hàng năm…và cung cấp các miễn phí các bữa ăn trưa hoặc ăn giữa ca, party từng quý cho nhân viên.

Phân tích động lực làm việc của thành viên nhóm quả học thuyết phân cấp nhu cầu của Abraham Maslow

Nhu cầu về sự an toàn, muốn được bảo vệ của nhân viên thường sẽ xảy đến trong một khoảng thời gian. Tất nhiên những gì nhân viên muốn thấy là sự rõ ràng về hợp đồng lao động cũng như các chế độ y tế bảo hiểm. 

Để đáp ứng nhu cầu này, một số giải pháp mà nhà quản lý có thể lựa chọn như:

– Tạo lập không gian làm việc tự nhiên, an toàn với đầy đủ những tiện nghi cần thiết.

– Đồng bộ các quy chế về tăng ca, chế độ lương thưởng hợp lý nếu có OT

– Tuân thủ và đáp ứng đúng với các tiêu chuẩn nhằm bảo vệ an toàn lao động. Cụ thể như trang bị đồng phục bảo hộ lao động, xây dựng hệ thống chữa cháy khẩn cấp, các thiết bị hỗ trợ khi thực hiện các công việc nguy hiểm

– Đảm bảo lượng khối lượng về các đầu công việc, có sự công bằng xét trên khía cạnh sự nỗ lực.

– Thiết lập không gian phát triển về thể chất, tâm lý cho nhân viên; tạo điều kiện giúp nhân viên thư giãn, rèn luyện thể dục thể thao.

Phân tích động lực làm việc của thành viên nhóm quả học thuyết phân cấp nhu cầu của Abraham Maslow

Nhu cầu xã hội là những mong muốn về sự thuộc về. Có thể hiểu sự giao tiếp xã hội, những mong muốn về tình cảm, sự gắn bó,Vậy làm thế nào để đáp ứng được nhu cầu xã hội? Mấu chốt của vấn đề thành công trong việc phát triển nhu cầu xã hội chính là sự tương tác.

  • Tạo điều kiện để nhân viên mở rộng giao lưu giữa các bộ phận thông qua các hoạt động.
  • Cho nhân viên cơ hội bày tỏ những suy nghĩ từ các buổi review trong các quý.
  • Tạo môi trường tương tác hiệu quả thông qua các dịp lễ. Ví dụ: 8/3, ngày Phụ Nữ Việt Nam, sinh nhật nhân viên,…

Khi đã gắn bó đủ lâu tại một doanh nghiệp, nhân viên họ mong muốn được chia sẻ, trình bày, góp tiếng nói của mình cho sự phát triển chung. Đồng thời, sự công nhận về năng lực, sự đề bạt và thăng tiến trở thành một nhu cầu lớn của nhân viên. Vì họ luôn mong rằng những nỗ lực của mình sẽ được ghi nhận. 

Phân tích động lực làm việc của thành viên nhóm quả học thuyết phân cấp nhu cầu của Abraham Maslow

Xem thêm: Đồng hành và gắn bó với một công ty, bao lâu là đủ?

Để đáp ứng nhu cầu này, nhà quản lý nên :

  • Quan tâm đến việc xây dựng lộ trình phát triển cho nhân viên phụ ứng với khả năng của họ. Tạo cơ hội để họ khẳng định, cạnh tranh công bằng để chứng minh giá trị bản thân.
  • Thiết lập chính sách đánh giá, nhận xét nhân viên theo khung tiêu chí: chuyên môn, kỹ năng, thái độ,… 
  • Hoàn thiện các chính sách tuyên dương khen ngợi cho những nhân viên có thành tích nổi bật.

Lương bổng là thứ quan trọng. Tuy nhiên, đến một thời điểm nào đó, nó không phải thứ giữ chân một nhân viên lâu dài. Vào thời điểm chín muồi của sự nghiệp, điều họ muốn chính là niềm vui trong công việc. Đây cũng chính là thời điểm quan trọng của việc sống vì những đam mê.

Phân tích động lực làm việc của thành viên nhóm quả học thuyết phân cấp nhu cầu của Abraham Maslow

Thế đâu là những cách thức giúp đáp ứng nhu cầu thể hiện bản thân của nhân viên:

  • Tạo cơ hội cho các nhân viên phát triển khả năng, vận dụng sáng tạo vào công việc. Những dự án nên được giao cho từng nhân viên phù hợp với năng lực của họ. Trên hết, họ rất cần sự dẫn dắt, hỗ trợ từ những người giàu kinh nghiệm hơn.
  • Khuyến khích họ đưa ra những đóng góp vào quá trình phát triển các hoạt động của tổ chức 
  • Tạo điều kiện bộc lộ tiềm năng, thể hiện các lý tưởng dưới các hình thức khác nhau: ổn định, giao quyền.

Tâm lý nhân sự là một vấn đề khá thú vị. TopDev không qua phân tích sâu vào vấn đề tâm lý mà chỉ tri nhận nó dưới một khía cạnh nhỏ trong chuyên môn tâm lý – Tháp nhu cầu/thang nhu cầu Maslow.

Thang Maslow giúp cho nhà quản lý nhận ra được các nhu cầu tâm lý và mức độ của nó. Vì thế, không quá khó để họ xây dựng các chiến lược phù hợp cho từng nhân viên. Nhờ thuyết Maslow, người lãnh đạo đã hiểu rõ hơn về mong muốn của nhân viên của mìnH. Đồng thời, giúp họ phát triển bản thân toàn diện hơn trên con đường chinh phục đỉnh cao sự nghiệp.

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm Top Việc làm it trên TopDev