Sau hẻm là gì

08:39, 30/09/2012 (GMT+7)

Nếu ai cũng biết tự trọng, luôn cân nhắc trước sau mỗi khi làm một điều gì đó ảnh hưởng đến độ rộng vốn đã quá hẹp của kiệt hẻm thì môi trường sống sẽ ngày một tốt đẹp hơn.

Sau hẻm là gì
Kiệt 272 Trần Cao Vân vốn đã chật, lại càng chật thêm khi người dân vô tư dựng xe.

Mỗi khi có ai hỏi nhà mình, anh Đ.Q.H. (đang công tác ở một đơn vị ở quận Liên Chiểu) đưa ra cái “mật mã” K408/H43/03, rồi giải thích: Vô kiệt 408 Hoàng Diệu, chạy tới số nhà 43 thì rẽ vô hẻm, đi tới số nhà 03 là đích thị nhà anh! Nghe có vẻ đơn giản, nhưng đi tìm thì quá rắc rối.

Người viết đã từng bị lạc vào “trận đồ bát quái” không biết cơ man nào là đường ngang lối tắt của những kiệt, hẻm trên đường Hoàng Diệu khi đi tìm địa chỉ ngoài thực địa của cái “mật mã” đó. Té ra kiệt 408 đầu ở đường Hoàng Diệu, phường Bình Thuận, đuôi lại ăn ra đường Trưng Nữ Vương, phường Hòa Thuận Đông, cùng quận Hải Châu. Trong kiệt, nhà cửa cái thò cái thụt, lối đi chỗ phình chỗ tóp. Nhiều nơi choán gần hết phân nửa kiệt để bán các loại hàng vặt hoặc họp chợ “bỏ túi”. Chạy xe với tốc độ chậm nhất có thể, vừa quan sát để khỏi va vào người và vật trên đường, vừa căng mắt tìm số nhà, lơ ngơ như bò đội nón. Cuối cùng, đành a-lô để anh H. ra đón cho chắc.

Hà Nội người ta gọi ngõ rồi ngách, Đà Nẵng mình thì kiệt rồi đến hẻm và kiệt bao giờ cũng lớn hơn hẻm. Kiệt 408 Hoàng Diệu trước đây có tên là kiệt 6, hẻm 43 trong kiệt này là một ví dụ cụ thể về trường hợp “đầu tóp đuôi to” của những con hẻm ở Đà Nẵng. Phía đầu hẻm chỉ rộng 1m, vô sâu bên trong rộng ra được... 2m! Chính cái sự teo tóp bất thường này là nguyên nhân của biết bao nỗi vất vả, đôi lúc phiền phức của những người sống trong hẻm, nhất là mỗi khi nhà có chuyện hiếu, hỉ.

Nhà có đám tang, xin hàng xóm, ban cán sự tổ dân phố chặn hai đầu hẻm. Bà con thông cảm chuyện đời người chỉ có một lần, vui vẻ đi xa hơn chút ít. Lại còn phải xin tạm thời được “chiếm dụng” một phần bề ngang ngoài kiệt chính để người đi viếng có chỗ gửi xe. Có điều, do hẻm quá chật, nhiều nhà phải đập tường rào mới có chỗ quay quan tài từ nhà ra hẻm được.

Sống trong kiệt hẻm lắm nỗi lo toan. Đám cưới, đám hỏi không thể chụp được cái hình cho ra hồn, bởi đưa máy lên thì thấy hậu cảnh quá bầy hầy, cực kỳ tương phản với đoàn người quần là áo lụa. Mua nhà hoặc thuê nhà trong hẻm thì nội cái chuyện chuyển đồ đoàn cũng đã bở hơi tai. Làm nhà thì tiền vận chuyển vật liệu có khi “ăn” mất một phần ba kinh phí. Không ít người ăn nên làm ra, muốn sắm cái ô-tô cũng đành chịu…

Cấp cứu, xe không vô được tới nhà thì còn đưa người bệnh ra chỗ xe đỗ, chứ chữa cháy thì không thể đem cái đang cháy ra gần xe cứu hỏa được. H. kể, có lần trong hẻm xóm anh xảy ra cháy nhà, lính cứu hỏa kéo đường ống dài gần nửa cây số, đến nơi thì áp lực nước quá yếu, phải đẩy xe chở bọt khí CO2 vô để chữa bằng bình chữa cháy cầm tay. Chữa cháy là việc không thể trì hoãn dù chỉ tích tắc, nhưng với kiệt hẻm chằng chịt, chật hẹp như hiện nay thì khó có thể an toàn cho người và mỗi khi “bà hỏa” xuất hiện.

Kiệt 272 Trần Cao Vân, phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, là một ví dụ ngược lại, “đầu to đuôi tóp”. Từ ngoài đường lớn vô khoảng hơn 10 mét thì kiệt còn rộng cỡ 3,5 mét, sau đó cứ teo tóp dần, có nơi chỉ còn 1,5m. Kiệt hẹp, có đoạn dích dắc hình chữ Z thế nhưng vẫn hiếm khi xảy ra tai nạn giao thông, bởi nhà cửa dựng lên hai bên như bức tường nên xe máy chạy từ xa đã nghe tiếng động cơ rồi. Hy hữu, có mấy vụ va chạm nhẹ do người ở xa chưa quen đường hoặc mấy thanh niên quá chén chạy xe về không làm chủ được tay lái.

Chị N.H. (giáo viên một trường THPT đóng ở quận Hải Châu), từng có nhà ở cuối kiệt 272 Trần Cao Vân, chia sẻ kinh nghiệm chạy xe trong kiệt: Chạy chậm, gặp xe đi ngược chiều (cả xe máy lẫn xe đạp) thì chịu khó dừng lại, nghiêng xe qua một bên cho người kia đi qua. Có lần trễ giờ lên lớp, chị chạy hơi nhanh chút, bị nguyên một chiếc xe đạp ngược chiều qua khúc cua đâm vào chân phải.

Kiệt 47 Trần Huy Liệu, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, có phần đuôi ăn ra đường Ông Ích Đường. Kiệt này bằng đầu bằng đuôi, đều rộng gần 5m, nhưng gần một nửa kiệt bị lấn chiếm bán cà-phê, bán nhậu vỉa hè – tạm gọi vậy, chứ thực tế làm chi có vỉa hè! Từ sáng đến tối, người ta thản nhiên kê bàn ghế, che dù bạt ngay dưới lòng kiệt để phục vụ khách, có lúc còn kéo tấm màn ngang qua giữa kiệt để che nắng như là nhà mình!  Ô-tô, ngay cả xe máy mỗi lần đi qua nơi này là bực mình mà chẳng dám nói ra. Hôm nọ có chiếc ô-tô chở các sư nữ chùa Phổ Hiền gần đó đi qua, cấn một người ngồi ăn bún ngay bên đường nên bấm còi xin đường, anh chàng này đứng phắt dậy sửng cồ chửi tục tài xế. Thật là hết biết! Buồn cười một điều là ngay bên cạnh mấy cái quán lộn xộn này, lại gắn một tấm biển rõ oách: “Tuyến đường xanh sạch đẹp, an toàn về an ninh – trật tự”!

Vẫn biết rằng quán xá mang lại thu nhập cho người dân, nhưng đừng nên đặt lợi ích của gia đình lên trên lợi ích của xã hội. Nếu ai cũng biết tự trọng, luôn cân nhắc trước sau mỗi khi làm một điều gì đó ảnh hưởng đến độ rộng vốn đã quá hẹp của kiệt hẻm thì môi trường sống sẽ ngày một tốt đẹp hơn. Và lúc đó, sẽ không ai còn than phiền: Ở ngoài kiệt thì hoành tráng chứ vô càng sâu càng bầy hầy.

Người dân lắm lúc cũng muốn đóng góp để thoát khỏi cảnh tù túng của kiệt hẻm, nhưng không phải ai cũng thuận tình. Anh H. bảo, hẻm 43 chỗ anh ở mấy năm trước cũng có đề xuất mở rộng ra 3,75m theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” (Nhà nước chỉ đền bù tiền xây dựng công trình, không bù tiền đất) nhưng một số người dân không đồng tình vì diện tích nhà đất hiện có của họ quá hẹp, mở rộng hẻm ra thì biết sống ra sao?...

VIÊN PHÚC QUÂN

Có nghiên cứu sâu vào tiếng Việt mới thấy Tiếng Việt phản ánh rõ hơn hết linh hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam. Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có tính biểu trưng cao. Ngôn từ Việt Nam rất giàu chất biểu cảm – sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa trọng tình.

Theo loại hình, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết, song nó chứa một khối lượng lớn những từ song tiết, cho nên trong thực tế ngôn từ Việt thì cấu trúc song tiết lại là chủ đạo. Các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt đều có cấu trúc 2 vế đối ứng (trèo cao/ngã đau; ăn vóc/ học hay; một quả dâu da/bằng ba chén thuốc; biết thì thưa thốt/ không biết thì dựa cột mà nghe…).

Định nghĩa - Khái niệm

hẻm tiếng Tiếng Việt?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của từ hẻm trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ hẻm trong Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ hẻm nghĩa là gì.

- dt Nơi hẹp, hai bên có núi hoặc có tường cao: Có những ngôi chùa trong hẻm núi (NgKhải); Thi sĩ ấy chỉ sống trong một hẻm phố.- tt Nói đường hẹp, ngõ hẹp: Hang cùng ngõ (tng).
  • đường trường Tiếng Việt là gì?
  • chín chắn Tiếng Việt là gì?
  • hoang tàn Tiếng Việt là gì?
  • Tân Thuận Bình Tiếng Việt là gì?
  • trợn trừng Tiếng Việt là gì?
  • vật chất Tiếng Việt là gì?
  • Tượng Văn Tiếng Việt là gì?
  • chập choạng Tiếng Việt là gì?
  • viễn khách cư kỳ Tiếng Việt là gì?
  • mưu hại Tiếng Việt là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của hẻm trong Tiếng Việt

hẻm có nghĩa là: - dt Nơi hẹp, hai bên có núi hoặc có tường cao: Có những ngôi chùa trong hẻm núi (NgKhải); Thi sĩ ấy chỉ sống trong một hẻm phố.. - tt Nói đường hẹp, ngõ hẹp: Hang cùng ngõ (tng).

Đây là cách dùng hẻm Tiếng Việt. Đây là một thuật ngữ Tiếng Việt chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ hẻm là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Có nghiên cứu sâu vào tiếng Việt mới thấy Tiếng Việt phản ánh rõ hơn hết linh hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam. Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có tính biểu trưng cao. Ngôn từ Việt Nam rất giàu chất biểu cảm – sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa trọng tình.

Theo loại hình, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết, song nó chứa một khối lượng lớn những từ song tiết, cho nên trong thực tế ngôn từ Việt thì cấu trúc song tiết lại là chủ đạo. Các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt đều có cấu trúc 2 vế đối ứng (trèo cao/ngã đau; ăn vóc/ học hay; một quả dâu da/bằng ba chén thuốc; biết thì thưa thốt/ không biết thì dựa cột mà nghe…).

Định nghĩa - Khái niệm

ngõ hẻm tiếng Tiếng Việt?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của từ ngõ hẻm trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ ngõ hẻm trong Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ ngõ hẻm nghĩa là gì.

- dt. Ngõ đi sâu vào một nơi nào đó, rất hẻm: hang cùng ngỏ hẻm. Ngõ rất nhỏ và hẹp giữa các đường phố.
  • phú quý Tiếng Việt là gì?
  • mặt trái Tiếng Việt là gì?
  • Trà Trung Tiếng Việt là gì?
  • khí quản Tiếng Việt là gì?
  • mũ bê-rê Tiếng Việt là gì?
  • bất trắc Tiếng Việt là gì?
  • giày xéo Tiếng Việt là gì?
  • lang lổ Tiếng Việt là gì?
  • đời nào Tiếng Việt là gì?
  • Chiềng Ngần Tiếng Việt là gì?
  • trường thọ Tiếng Việt là gì?
  • nhà xuất bản Tiếng Việt là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của ngõ hẻm trong Tiếng Việt

ngõ hẻm có nghĩa là: - dt. . . Ngõ đi sâu vào một nơi nào đó, rất hẻm: hang cùng ngỏ hẻm. . . Ngõ rất nhỏ và hẹp giữa các đường phố.

Đây là cách dùng ngõ hẻm Tiếng Việt. Đây là một thuật ngữ Tiếng Việt chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ ngõ hẻm là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.