Số liệu so sánh trong báo cáo là gì

A4. Có trường hợp ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính kỳ trước không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần, và các vấn đề dẫn tới ý kiến kiểm toán đó chưa được xử lý nhưng có thể không ảnh hưởng đến số liệu kỳ hiện tại. Tuy nhiên, kiểm toán viên có thể phải đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ, từ chối đưa ra ý kiến hay ý kiến trái ngược (nếu thích hợp) đối với báo cáo tài chính kỳ hiện tại do ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng có thể có của những vấn đề chưa được xử lý đối với tính có thể so sánh của dữ liệu tương ứng với dữ liệu hiện tại.

A5. Ví dụ 1 và 2 trong phụ lục của Chuẩn mực này minh họa về báo cáo kiểm toán trong trường hợp báo cáo kiểm toán kỳ trước có ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần và những vấn đề dẫn tới ý kiến kiểm toán đó chưa được xử lý.

Sai sót trong báo cáo tài chính kỳ trước

A6. Trường hợp báo cáo tài chính kỳ trước có sai sót nhưng chưa được sửa chữa và chưa phát hành lại báo cáo kiểm toán, nếu dữ liệu tương ứng đã được trình bày lại một cách hợp lý hoặc đã có các thuyết minh phù hợp trong báo cáo tài chính kỳ hiện tại thì báo cáo kiểm toán kỳ hiện tại có thể có đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” để mô tả rõ tình huống và, nếu cần, đề cập đến các thuyết minh trong báo cáo tài chính đã mô tả về những vấn đề đó (xem Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 706).

Báo cáo tài chính kỳ trước do kiểm toán viên tiền nhiệm kiểm toán (hướng dẫn đoạn 13 Chuẩn mực này) A7. Ví dụ 3 trong phụ lục của Chuẩn mực này minh họa về báo cáo kiểm toán trong trường hợp báo cáo tài chính kỳ trước do kiểm toán viên tiền nhiệm kiểm toán và pháp luật và các quy định không cấm việc kiểm toán viên dẫn chiếu báo cáo của kiểm toán viên tiền nhiệm về những dữ liệu tương ứng.

Báo cáo tài chính so sánh

Kiểm toán viên phải đề cập đến ý kiến về báo cáo tài chính so sánh (hướng dẫn đoạn 15 Chuẩn mực này) A8. Do báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính so sánh áp dụng cho báo cáo tài chính của từng kỳ được trình bày, kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ, dạng trái ngược hoặc từ chối đưa ra ý kiến hay đưa thêm đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” về báo cáo tài chính của một hay nhiều kỳ, trong khi đưa ra ý kiến kiểm toán dạng khác về báo cáo tài chính của một kỳ khác.

A9. Ví dụ 4 trong phụ lục của Chuẩn mực này minh họa về báo cáo kiểm toán trong trường hợp: (1) kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến về cả báo cáo tài chính kỳ hiện tại và kỳ trước trong mối liên hệ với cuộc kiểm toán kỳ hiện tại; và (2) kỳ trước có ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần; và (3) các vấn đề dẫn đến ý kiến kiểm toán đó chưa được xử lý.

Ý kiến của kiểm toán viên kỳ hiện tại về báo cáo tài chính kỳ trước có sự khác biệt so với ý kiến kiểm toán đã đưa ra trước đó (hướng dẫn đoạn 16 Chuẩn mực này) A10. Khi đề cập đến ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính kỳ trước trong mối liên hệ với cuộc kiểm toán kỳ hiện tại, trong quá trình kiểm toán kỳ hiện tại, nếu kiểm toán viên nhận biết được những tình huống hoặc sự kiện ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính kỳ trước thì ý kiến của kiểm toán viên kỳ hiện tại về báo cáo tài chính kỳ trước có thể có sự khác biệt so với ý kiến kiểm toán đã đưa ra trước đó. Ngoài ra, kiểm toán viên có thể có trách nhiệm báo cáo nhằm ngăn chặn sự tin cậy trong tương lai đối với báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính kỳ trước đã phát hành.

Báo cáo tài chính kỳ trước do kiểm toán viên tiền nhiệm kiểm toán

A11. Kiểm toán viên tiền nhiệm có thể không phát hành lại được hoặc không muốn phát hành lại báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính kỳ trước. Trong trường hợp này, kiểm toán viên kỳ hiện tại có thể cần trình bày thêm đoạn “Vấn đề khác” trong báo cáo kiểm toán để chỉ ra rằng kiểm toán viên tiền nhiệm đã đưa ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính kỳ trước khi báo cáo tài chính đó chưa được sửa đổi. Ngoài ra, nếu kiểm toán viên kỳ hiện tại được thuê kiểm toán về các sửa đổi trong báo cáo tài chính kỳ trước và thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để chấp nhận sự hợp lý của các sửa đổi đó thì báo cáo kiểm toán kỳ hiện tại có thể trình bày đoạn sau:

“Như một phần của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính năm 20×1, chúng tôi đã kiểm toán những điều chỉnh được mô tả trong thuyết minh X được áp dụng để sửa đổi báo cáo tài chính năm 20×0. Theo ý kiến của chúng tôi, những điều chỉnh này là hợp lý và đã được áp dụng thích hợp. Ngoài việc kiểm tra những điều chỉnh này, chúng tôi không thực hiện kiểm toán, soát xét hay áp dụng bất kỳ thủ tục kiểm toán nào đối với báo cáo tài chính năm 20×0 của Công ty và theo đó, chúng tôi không đưa ra ý kiến hay một hình thức đảm bảo nào khác về báo cáo tài chính năm 20×0 xét trên phương diện tổng thể.”

Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phổ biến và quan trọng trong phân tích kinh doanh nói chung và báo cáo tài chính nói riêng. Khi thực hiện so sánh thường đối chiếu các chỉ tiêu tài chính với nhau để biết được mức biến động của các đối tượng đang nghiên cứu. Kết quả phương pháp so sánh thường thể hiện số tuyệt đối, số tương đối và số trung bình (Nguyễn Ngọc Quang, 2011).

- So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số thực tế của kỳ kinh doanh trước hoặc trước nữa nhằm xác định rõ xu hướng thay đổi, đánh giá tốc độ tăng trưởng hay giảm đi của các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

- So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số kỳ kế hoạch để xác định mức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch trong mọi mặt của hoạt động tài chính.

- So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu của ngành nhằm đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan.

ØCác kỹ thuật so sánh bao gồm:

- So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế.

- So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia, giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.

- So sánh bằng số bình quân: số bình quân là dạng đặc biệt của số tuyệt đối, biểu hiện tính chất đăc trưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận, hay một tổng thể chung có cùng một tính chất.

ØỨng dụng kỹ thuật cơ bản của phương pháp so sánh (Nguyễn Năng

Phúc, 2008):

- So sánh theo chiều ngang: Phương pháp đối chiếu, so sánh tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu, từng khoản mục của từng báo cáo tài chính. Thực chất là phân tích sự biến động về quy mô.

- So sánh theo chiều dọc: Phương pháp sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính hoặc giữa các báo cáo tài chính trong hệ thống báo cáo tài chính. Thực chất là phân tích biến động về cơ cấu.

- So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu: Các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo tài chính được xem xét trong mối liên hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung và chúng có thể được xem xét trong nhiều kỳ để phản ánh rõ hơn xu hướng phát triển của các hiện tượng, kinh tế - tài chính.