So sánh hiến pháp và các đạo luật

Có thể dễ dàng nhận ra sự khác nhau giữa Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác dựa vào những tiêu chí sau:

Về tính chất:

Hiến pháp là văn bản thể hiện và bảo vệ chủ quyền của nhân dân, thông qua việc giới hạn quyền lực của nhà nước và khẳng định các quyền con người, quyền công dân. Trong khi đó, các văn bản pháp luật khác là tập hợp những quy tắc cư xử bắt buộc do nhà nước lập ra để quản lý xã hội, vì thế mang tính chất là công cụ pháp lý của nhà nước, chủ yếu phản ánh ý chí của nhà nước (tuy về nguyên tắc không được đi ngược với ý chí của nhân dân vì không được trái với hiến pháp).

Về phạm vi và mức độ điều chỉnh:

Hiến pháp có phạm vi điều chỉnh rất rộng, liên quan đến tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của quốc gia, song chỉ tập trung vào các mối quan hệ cơ bản và chỉ đề cập đến các nguyên tắc định hướng, nền tảng, không đi sâu vào chi tiết. Trong khi đó, các văn bản pháp luật khác chỉ đề cập đến một lĩnh vực, thậm chí một nhóm quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định, nhưng đi sâu điều chỉnh từng mối quan hệ cụ thể.

So sánh hiến pháp và các đạo luật

Về thủ tục xây dựng và sửa đổi:

Quy trình xây dựng và sửa đổi hiến pháp bao gồm nhiều thủ tục chặt chẽ và đòi hỏi nhiều thời gian hơn so với các đạo luật thông thường, đặc biệt với những hiến pháp “cứng”. Ngay cả với những hiến pháp “mềm dẻo” cũng đòi hỏi việc xin ý kiến nhân dân (ở nhiều quốc gia phải tổ chức trưng cầu ý dân) là bắt buộc khi xây dựng hiến pháp (trong khi ở một số quốc gia việc này không nhất thiết phải thực hiện với mọi đạo luật thông thường). Thêm vào đó, việc thông qua hiến pháp cũng đòi hỏi tỷ lệ biểu quyết cao hơn (đa số 2/3) so với việc thông qua các đạo luật thông thường.

So sánh hiến pháp và các đạo luật

Các tìm kiếm liên quan đến phân biệt hiến pháp và các đạo luật khác, sự khác biệt giữa hiến pháp và pháp luật, cho biết sự khác nhau giữa hiến pháp và pháp luật, giống nhau giữa hiến pháp và pháp luật, mối quan hệ giữa hiến pháp và pháp luật, hiến pháp và luật hiến pháp là hai khái niệm đồng nhất với nhau, đặc điểm của hiến pháp, mối quan hệ giữa luật hiến pháp và chính trị, đối tượng điều chỉnh của luật hiến pháp

Văn bản quy phạm pháp luật là gì?

Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015: “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.” Theo đó, văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do các cơ quan nhà nước cố thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ tục luật định, trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, làm khuôn mẫu cho xử sự của các chủ thể pháp luật, được áp dụng nhiều lần cho nhiều chủ thể pháp luật trong một khoảng thời gian và không gian nhất định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định mà nhà nước muốn xác lập.

Hiến pháp là gì?

Khái niệm Hiến pháp được quy định tại Khoản 1 Điều 119 Hiến pháp năm 2013: “Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.”

- Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.

Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.

Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.

- Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.

Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định.

Như vậy, Hiến pháp là đạo luật gốc do Quốc hội ban hành có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam, quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, xã hội; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước.

2. Nội dung cơ bản của các bản Hiến pháp

2.1. Nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013

Nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013 được quy định từ Điều 1 đến Điều 120 gồm:

- Chế độ chính trị: Điều 1 - Điều 13

- Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: Điều 14 - Điều 49

- Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường: Điều 50 - Điều 63

- Bảo vệ tổ quốc: Điều 64 - Điều 68

- Quốc hội: Điều 69 - Điều 85

- Chủ tịch nước: Điều 86 - Điều 93

- Chính phủ: Điều 94 - Điều 101

- Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân: Điều 102 - Điều 109

- Chính quyền địa phương: Điều 110 - Điều 116

- Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước: Điều 117 - Điều 118

- Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp: Điều 119 - Điều 120

2.2. Nội dung cơ bản của Hiến pháp 1992

Nội dung cơ bản của Hiến pháp 1992 được quy định từ Điều 1 đến Điều 147 gồm:

- Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Chế độ chính trị

- Chế độ kinh tế

- Văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ

- Bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

- Quốc hội

- Chủ tịch nước

- Chính phủ

- Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân

- Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân

- Quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, thủ đô, ngày quốc khánh

- Hiệu lực của hiến pháp và việc sửa đổi hiến pháp

2.3. Nội dung cơ bản của Hiến pháp 1980

Nội dung cơ bản của Hiến pháp 1980 được quy định từ Điều 1 đến Điều 147 gồm:

- Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Chế độ chính trị

- Chế độ kinh tế

- Văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật

- Bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa

- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

- Quốc hội

- Hội đồng nhà nước

- Hội đồng bộ trưởng

- Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân

- Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân

- Quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, thủ đô

- Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp

2.4. Nội dung cơ bản của Hiến pháp 1959

Nội dung cơ bản của Hiến pháp 1980 được quy định từ Điều 1 đến Điều 112 gồm:

- Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

- Chế độ kinh tế và xã hội

- Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân

- Quốc hội

- Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

- Hội đồng chính phủ

- Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính địa phương các cấp

- Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính ở các khu tự trị

- Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân Tòa án nhân dân

- Quốc kỳ, quốc huy, thủ đô

- Sửa đổi hiến pháp

2.5. Nội dung cơ bản của Hiến pháp 1946

Nội dung cơ bản của Hiến pháp 1946 được quy định từ Điều 1 đến Điều 70 gồm:

- Chính thể

- Nghĩa vụ và quyền lợi công dân

- Nghị viện nhân dân

- Chính phủ

- Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính

- Cơ quan tư pháp

- Sửa đổi Hiến pháp

Ngọc Nhi

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].