So sánh kiến trúc Việt Nam và Trung Quốc

Trung Quốccó rất nhiều những giáo lý và tư tưởng nổi tiếng, nhiều trong số đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam như Phật giáo (Bắc Tông), các hệ tư tưởng như Nho giáo, Đạo giáo các tư tưởng về quản lý, … ảnh hưởng sâu sắc tới nước ta, cho đến ngày nay nó vẫn còn ý nghĩa quan trọng trong các hoạt động học tập nghiên cứu, quản lý nhà nước,.. Nho giáo:ra đời ở Trung Quốc, do Khổng Tử sáng lập. Du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc và được nhà Lý chính thức thừa nhận khi cho xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử. Từ thời Lê trở thành tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị.

♦Nho giáo đã trở thành một nhu cầu tư tưởng thiết yếu cho việc xây dụng một thiết chế quân chủ tập quyền theo mô hình Đông Á Trung Hoa, cũng như những nguyên lý cơ bản của phép trị nước, trong đó một biện pháp chiến lược là chế độ khoa cử.

♦Về chế độ khoa cử được tổ chức mộ cách quy cũ ví dụ thời Trần có tất cả 14 khoa thi (10 khoa chính thức và 4 khoa phụ), lấy đỗ 282 người đại khoa, có học vị Thái học sinh. Năm 1374, có tổ chức thi Đình cho các tiến sĩ. 3 người đỗ đầu được gọi là Tam khôi: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. (Sau đặt thêm một học vị cấp cao nữa là Hoàng giáp).

♦Tầng lớp nho sĩ ngày một phát triển, trong đó có những gương mặt nổi bật đều là những nhân tài của đất nước như Lê Văn Hưu, Đoàn Nhữ Hài, Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An…Bên cạnh việc học chữ Quốc ngữ thì học tiếng Trung trở thành ngôn ngữ chính trong trường học thời bấy giờ.

Xem thêm: Nêu Các Đặc Tính Chất Lượng Sản Phẩm Là Gì? Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Chất Lượng

2. Những nét tương đồng về hội họa, kiến trúc, điêu khắc

So sánh kiến trúc Việt Nam và Trung Quốc

Trung Quốc vốn nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới như Vạn Lý trường thành, các lăng tẩm của vua chúa, cung điện,.. Hội hoạ Trung Quốc có lịch sử 5000 – 6000 năm với các loại hình: bạch hoạ, bản hoạ, bích hoạ. Đặc biệt là nghệ thuật vẽ tranh thuỷ mạc, có ảnh hưởng nhiều tới các nước ở Châu Á. Cuốn Lục pháp luận của Tạ Hách đã tổng kết những kinh nghiệm hội hoạ từ đời Hán đến đời Tuỳ. Điêu khắc nổi tiếng với những pho tượng Phật,..,

Về nước ta chúng ta có Kiến trúc:Văn Miếu – Quốc Tử Giám, hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ và một số công trình đền đài, tượng điêu khắc, tứ linh (long, ly, quy, phượng), … có sự pha trộn phong cách kiến trúc của Trung Hoa.Hội họa có sự tiếp thu và có những thành tựu riêng đó là Tranh Đông Hồ, Hàng Trống mang những nét khác.

3. Những những nét tương đồng về chữ viết và văn học nghệ thuật

So sánh kiến trúc Việt Nam và Trung Quốc

Chữ Hán đã từng một thời bị thực dân Phương Bắc áp đặt đồng hóa nhưng bất thành, chữ viết trở nên quan trọng đối với dân tộc tuy nhiên chúng ta đã sáng tạo thêm khi không hoàn toàn dùng chữ Hán mà đó là cơ sở cho chữ Nôm ra đời dựa trên cơ sở chữ Hán nhưng có sự thay đổi đi, Chữ Hán là chữ viết chi phối rất lớn đến hệ thống văn học nghệ thuật và đời sống văn hoá của nhân dân. Văn học nghệ thuật Trung Hoa cũng sớm du nhập vào Việt Nam với sự ảnh hưởng của các thể thơ Đường Cổ. Văn học- nghệ thuật:Cơ sở tư tưởng của văn học nghệ thuật dựa trên Phật giáo và Nho giáo. Trong đó, tư tưởng nho giáo ảnh hưởng đến dòng văn học yêu nước dân tộc.

Một thành tựu quan trọng của văn học Đại Việt là việc phổ biến chữ Nôm,vừa mang tính dân tộc (Nam Nôm), vừa mang tính dân gian (nôm na), cải biến và Việt hóa chữ Hán. Chữ Nôm lúc bấy giờ được gọi là “Quốc ngữ”, “ Quốc âm”. Tầng lớp Nho sỹ: tiêu biểu là Nguyễn Trãi.

4. Ngoài ra, Việt Nam và Trung Quốc cũng có nét tương đồng về các thành tựu khoa học tự nhiên

Như bàn tính, lịch can chi, chữa bệnh bằng châm cứu… đều có tác động sâu rộng đến nền văn minh Đại Việt cũng như nền văn minh nước ta trong giai đoạn hiện tại. (Nói rõ lịch 12 con giáp,..các con vật thiêng)

5. Nét tương đồng về chính trị xã hội

So sánh kiến trúc Việt Nam và Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia lớn có lịch sử lâu đời, lịch sử cho thấy nước này đã từng đem quân chinh phạt nhiều quốc gia xung quanh trong đó có nước Đại Việt. Chính các cuộc xâm chiếm ấy đã làm cho Nước ta phải gánh chịu những ảnh hưởng nhất định về văn hóa của họ đặc biệt là chính trị xã hội. Thể chế tổ chức bộ máy tập quyền đứng đầu là vua, dưới có tể tướng, tướng quân,…mỗi triều đại lại có những sự xắp xếp tổ chức bộ máy khác nhau cho phù hợp với khả năng cai trị của đất nước nhưng thể chế quân chủ đó co nhiều néttương đồng với Trung Quốc. Xã hội nước ta cũng có nhiều xáo trộn và thay đổi khi văn hóa Trung Hoa tràn vào, các chính sách đồng hóa người Việt tuy không thành công do sức mạnh của tinh thần dân tộc được nhưng cũng đã làm cho văn hóa gốc bị tiếp thu và cải biến.

Xem thêm: Sôi Nổi Lễ Hội Văn Hóa Việt Nhật 2019, Lễ Hội Việt

Trên đây là những nét tương đồng trong văn hóa hai nước, có thể thấy Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ vô cùng khăng khít vậy nên việc học tập tại Trung Quốc rất tốt cho học sinh, sinh viên Việt Nam. Khi sang đó các bạn sẽ không bị sốc văn hóa như đi du học các nước khác.

1.NÉT ĐẶC SẮC CỦA VĂN HÓA TRUNG QUỐC

2.5 CÂU CHUYỆN ĐỘC ĐÁO CHỈ CÓ Ở NHẬT BẢN

3.VĂN HÓA PHÒNG TẮM CÔNG CỘNG TẠI NHẬT

Du học Các Nước

– Du học Trung Quôc

– Du học Đài Loan

– Du học Hàn Quốc

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về du học tại Trung Quốc thì hãy liên hệ với CHD để được tư vấn hoàn toàn miễn phí nhé !

So sánh kiến trúc Việt Nam và Trung Quốc

Hoặc liên hệ với du học CHD ngay hôm nay để có được lộ trình du học nhanh nhất:

So sánh kiến trúc Việt Nam và Trung Quốc

Công Ty Tư Vấn Du Học Và Đào Tạo CHD

VP Hà Nội:217 Nguyễn Ngọc Nại, Quận Thanh Xuân

——————————————————————

VP Hồ Chí Minh:Tầng 1 Quốc Cường Building, Số 57, đường Bàu Cát 6, phường 14, Tân Bình

——————————————————————

See more articles in category: FAQ

Một lần, tôi có dịp đón những người bạn KTS từ Đức đến Việt Nam nghiên cứu và học tập về kiến trúc truyền thống địa phương. Sau buổi tham quan nhà cổ, đền – chùa – miếu khắp Sài Gòn – Chợ Lớn, hầu hết các bạn trời Âu đều tấm tắc: “Wonderful Chinese Style houses”… Câu nói cửa miệng bỗng khiến tôi giật mình. Thì ra những kiến trúc gỗ cổ truyền của Việt Nam và các nước Đông Á đều được các bạn phương Tây đặt chung cho một cái tên như vậy.

Cái cảm giác “na ná giống nhau” này không chỉ ở kiến trúc giữa hai quốc gia, mà chính người Việt cũng không dễ phân biệt sự khác nhau của kiến trúc gỗ Việt Nam giữa các vùng miền…

Chỉ cần suy xét trên khía cạnh khí hậu thổ nhưỡng, Trung Quốc – Bắc Kinh có khí hậu ôn đới, với mùa đông lạnh giá và hằng năm có tuyết bao phủ. Trong khi đó, Việt Nam thuộc nền văn minh sông nước, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm – mưa cũng nhiều, kèm theo là hạn hán, bão lũ thường xuyên. Không những thế, điều kiện tự nhiên ở Việt Nam cũng có thể được chia ra 3 vùng khí hậu rõ rệt Bắc – Trung – Nam với tầng nhiệt khác nhau, kiểu gió mùa khác nhau, địa hình sông núi khác nhau… Những đặc điểm đó thôi hẳn nhiên sẽ tạo nên hai phong cách kiến trúc có nhiều khác biệt giữa hai quốc gia, và những sắc thái khác nhau giữa kiến trúc các vùng miền của Việt Nam.

Trong giới hạn bài viết, Tác giả sẽ phân tích các đặc điểm cơ bản để nhận diện và phân biệt sự khác nhau giữa kiến trúc gỗ cổ truyền của hai nước, và các biến thể của kiến trúc gỗ giữa các vùng miền của nước ta, qua đó có thể thấy được Kiến trúc gỗ Việt Nam vô cùng đa dạng và cũng đầy bản sắc.

Bố cục không gian kiến trúc

Về bố cục không gian, Ngôi nhà của người Trung Quốc, đặc biệt là ở Bắc Kinh thường được bố cục quây quần theo kiểu “Tứ hợp viện” (Siheyuan). Tứ hợp viện gồm các nếp nhà xếp vuông vắn bao quanh một sân trong, được kết nối bằng hành lang, nếp nhà chính thường ở phía Bắc, cổng vào chếch hướng Đông Nam (hướng Tốn) và những vòm cửa thông nối các khoảng sân với nhau. Tùy vào quy mô mà nhà có thể có 1, 2, 3,… sân trong (nhất tiến, nhị tiến, tam tiến tứ hợp viện) và nhiều lớp cổng vào khác nhau… Tất cả thể hiện rõ nét các quan niệm Phong thủy nghiêm ngặt, tôn ti trật tự và quyền quý trong lối nghĩ của người Trung Hoa, và đặc biệt cái sân trong kín đáo giúp giữ nhiệt cho ngôi nhà trong các điều kiện thời tiết lạnh giá của phương Bắc. Hình thức sân trong vuông hay dài, rộng hay hẹp sẽ tùy vào mức độ thời tiết nóng – lạnh thay đổi ở mỗi vùng miền khác nhau của Trung Quốc. Ví dụ vùng phía Nam thời tiết cận nhiệt đới nên sân trong có xu hướng mở rộng hơn, tường bao cũng có thể mở thêm cửa cho thông thoáng; trong khi ở phía Tây khí hậu nóng thì các khối nhà có xu hướng trải dài theo hướng Đông – Tây để tránh nắng nóng về chiều.

So sánh kiến trúc Việt Nam và Trung Quốc
Hình 1,2,3 – Một số dạng bố cục điển hình của Tứ hợp viện – Nguồn: Internet

So sánh kiến trúc Việt Nam và Trung Quốc
Hình 4,5 – Sân trong, hành lang kết nối cổng và các nếp nhà (Di hòa Viên) – (Nguồn: Tác giả)

Trong khi đó, Nhà truyền thống của người Việt không xoay quanh một sân trong như vậy, mà chủ yếu là một nếp nhà chính ở trung tâm và các dãy nhà ngang, nhà kho hai bên. Phía trước nhà chính là khoảng sân rộng và thoáng, và bao quanh là vườn tược, cây trái, ao hồ. Ngôi nhà về cơ bản không “đóng khung” trong 4 bức tường, mà mở ra những không gian thoáng rộng để thu nạp bầu không khí xanh mát, giải tỏa cái nắng mùa hè.

So sánh kiến trúc Việt Nam và Trung Quốc
Hình 6,7 – Bố cục một ngôi nhà ở điển hình vùng ĐBBB – Hình ảnh một ngôi nhà điển hình Làng cổ Đường Lâm (Nhà ông Huyến). (Nguồn: Hình vẽ – [1]; Hình chụp – Tác giả)

So sánh kiến trúc Việt Nam và Trung Quốc
Hình 8,9: Bố cục của một nhà vườn điển hình xứ Huế – (Nguồn: Hình vẽ: [2], Hình chụp: Tác giả – Nhà ông Tế, Làng cổ Phước Tích)

Không chỉ đúng đối với Nhà ở của thường dân, những hệ thống kiến trúc quy mô lớn khác như Dinh thự, Cung điện,… cũng tuân theo các quy tắc bố cục này, với quy mô lớn hơn. Trong Cố cung Bắc Kinh, hệ thống cung phòng là tập hợp của những Tứ hợp viện gộp lại, được ngăn cách bởi những bức tường kín kẽ, biệt lập. Trong khi đó, hệ thống cung điện của Kinh thành Huế là tập hợp của những cung phòng tách rời, được chia cách bởi những khoảng xanh xen giữa.

So sánh kiến trúc Việt Nam và Trung Quốc
Hình 10 – Cố cung Bắc Kinh là tập hợp của những ‘Tứ hợp viện” trùng điệp nối tiếp nhau… (Nguồn: Internet)

So sánh kiến trúc Việt Nam và Trung Quốc
Hình 11,12 – Trong khi Cung điện Huế vẫn là những nếp nhà độc lập đan xen giữa cây xanh – mặt nước. (Nguồn: internet)

Tổ chức mặt bằng ngôi nhà

Về tổ chức mặt bằng, kiến trúc Trung Quốc đa phần làm nhà hình chữ Nhất, tức là một mặt bằng hình chữ nhật, chia thành nhiều gian theo chiều ngang, lối vào chính ở gian giữa, được bao che bằng một bộ mái dốc về 4 phía. Kiểu làm nhà này giúp tuyết vương trên mái nhà có thể dễ dàng rơi xuống mặt đất mà không làm nặng thêm cho bộ mái. Với kiểu nhà này, khi có nhu cầu tạo lập không gian lớn hơn thì người Trung Quốc có xu hướng mở rộng số gian theo chiều ngang nhà, nâng tầng, hoặc đưa tỉ lệ ngôi nhà lớn hơn. Cũng vì lẽ đó mà kiến trúc Trung Quốc ngày càng cao lớn và đồ sộ.

So sánh kiến trúc Việt Nam và Trung Quốc
Hình 13,14 – Mặt bằng điển hình – Điện Thái Hòa Bắc Kinh. (Nguồn: Internet)

Trong khi đó, cách tổ chức mặt bằng của một nếp nhà người Việt thì đa dạng kiểu dáng hơn, với hình dạng chữ Nhất, Nhị, Tam, chữ Đinh, chữ Công, Nội công ngoại Quốc,… thịnh hành ở miền Bắc, dạng “Nhà kép” trùng thiềm điệp ốc thịnh hành ở miền Trung, hay dạng nhà “Xếp đọi” với nhiều nếp nhà xếp dọc liên hoàn từ trước ra sau phổ biến ở vùng Nam Bộ. Các cách bố trí này cho phép mở rộng và phát triển không gian theo chiều sâu nhà thay vì chiều ngang. Theo đó, các bộ mái cũng được nối ghép linh hoạt hơn, tạo ra các dốc mái đan xen hay rãnh thoát nước mưa giữa các bộ mái. Sở dĩ người Việt lựa chọn mở rộng lòng nhà theo chiều sâu là vì nước ta có lượng nhiệt và giờ nắng rất cao, nên không gian lòng nhà là nơi mát mẻ, dễ chịu hơn so với các không gian kế cận ngoài trời. Cũng vì trên thì nắng đè, dưới thì lũ quét, giõ bão vần vũ nên những ngôi nhà người Việt đa phần vẫn cứ “thấp tè tè” như lời mô tả của cụ Nguyễn Khuyến là vậy.

So sánh kiến trúc Việt Nam và Trung Quốc
Hình 15 – Một số kiểu mái thịnh hành ở miền Bắc. (Nguồn: Tác giả)

So sánh kiến trúc Việt Nam và Trung Quốc
Hình 16,17 – Chùa Tây Phương (Chữ Tam) và Khải Thánh Điện, Văn Miếu Quốc Tử Giám (Chữ Công). (Nguồn: Tác giả)

So sánh kiến trúc Việt Nam và Trung Quốc
Hình 18,19 – Kiến trúc Điện Thái Hòa, Huế với mặt bằng dạng Nhà kép – Trùng thiềm điệp ốc. (Nguồn: Tác giả)

So sánh kiến trúc Việt Nam và Trung Quốc
Hình 20,21 – Đình Bình Thủy, Cần Thơ – Đặc trưng kiểu nhà Xếp đọi Nam Bộ (Nguồn: Internet)

Cấu trúc mái

Một trong những đặc điểm dễ nhận dạng nhất của kiến trúc Trung Quốc và kiến trúc Việt Nam là ở “cấu trúc bộ mái”. Ngoài những dạng mái chung của 2 quốc gia như mái tường hồi, mái khu đĩ, mái 2 tầng có diềm mái, thì hệ mái Trung Quốc còn thịnh hành thêm các kiểu mái 4 dốc (không có khu đĩ), mái chóp, mái hình nón, mái nóc bằng. Trong đó, kiểu mái 4 dốc là kiểu mái đặc trưng, thường được sử dụng cho những kiến trúc quan trọng nhất.

So sánh kiến trúc Việt Nam và Trung Quốc
Hình 22 – Một số kiểu mái thịnh hành ở Trung Quốc. (Nguồn: Sưu tầm)

Và dù ở kiểu dáng mái nào thì người Trung Quốc cũng đều tạo hình “Dốc mái cong thoải” từ đỉnh mái đến chân mái. Có thể lý giải cách tạo hình này một phần sẽ giúp gia tăng độ dốc đến đỉnh mái, tạo điều kiện để tuyết có thể dễ dàng trượt khỏi mặt mái vào mùa đông.

So sánh kiến trúc Việt Nam và Trung Quốc
Hình 23 – Ngoại triều tam điện với kiểu mái 4 dốc (Thái Hòa), mái chóp (Trung Hòa), mái khu đĩ (Bảo Hòa) – dốc mái cong thoải. (Nguồn: Internet)

So sánh kiến trúc Việt Nam và Trung Quốc
Hình 24,25 – Điện Kỳ Niên và Hoàn Cung Vũ, Thiên Đàn Bắc Kinh – Mái hình nón. (Nguồn: Tác giả)

Ngược lại, cấu trúc mái của Việt Nam chỉ thịnh hành 2 kiểu mái là mái khu đĩ, mái tường hồi bít đốc và những biến thể của nó. Khác với Trung Quốc, mái của người Việt có dốc mái thẳng, để cho cầu kỳ hơn thì các góc chân mái được tạo hình cong vút lên như đầu đao, mũi thuyền. Cách tạo hình này rất độc đáo, không chỉ cho cảm giác bộ mái trở nên nhẹ nhàng (vì tỉ lệ mặt mái rất lớn so với toàn mặt đứng, có khi chiếm đến 2/3 chiều cao công trình), mà còn tạo nên “hình tượng con thuyền” với những mái chèo đang lướt trên sông trước những gợn sóng lăn tăn. Kiểu tạo hình vô cùng đặc sắc này là sản phẩm riêng có của nền văn minh lúa nước Phương Nam.

So sánh kiến trúc Việt Nam và Trung Quốc
Hình 26,27 – Mái tường hồi bít đốc (Tả vu Khải Thánh điện) và Mái khu đĩ (Đình làng Chu Quyến) – Hai kiểu mái đặc trưng của kiến trúc Bắc Bộ. (Nguồn: Bích Hoàn)

So sánh kiến trúc Việt Nam và Trung Quốc
Hình 28,29 – Đình Bảng, Mái đầu đao, hình tượng con thuyền – kiến tạo đặc sắc của nền văn minh lúa nước. (Nguồn: Sưu tầm)

Ngoài ra, Bộ mái người Việt khi mở rộng vào Đàng Trong thì còn được cải biến thành kiểu mái khu đĩ với bờ mái thẳng không uốn cong đầu đao, hay kiểu mái bánh ú (bờ nóc ngắn) là kết quả của việc mở rộng lòng nhà, tạo thành mặt bằng nhà gần vuông. Kiểu mái bánh ú này thịnh hành chủ yếu ở xứ Nam Bộ.

So sánh kiến trúc Việt Nam và Trung Quốc
Hình 30- Chính tẩm Lăng Minh Mạng – Bờ mái thẳng; nhưng bờ nóc, bờ quyết đắp Rồng uốn cong vẫn tạo cảm giác mái cong nhẹ nhàng. (Nguồn: Tác giả)

So sánh kiến trúc Việt Nam và Trung Quốc
Hình 31,32 – Chùa Giác Viên, Sài Gòn – Bờ nóc ngắn do lòng nhà rộng. (Nguồn: Tác giả, Võ Văn Tường)

Với các quy định nghiêm ngặt hạn chế quy mô và hình thức xây dựng nhà cửa thời Phong Kiến, những ngôi Nhà ở dân gian, hay được gọi bằng cái tên thân thuộc “Nhà ba gian” cũng có những biến thể thú vị của nó để phục vụ cho nhu cầu sống ngày càng cao của mỗi gia đình.

Từ quy định nhà dân không được làm nhà quá 3 gian, ông cha ta đã biến chuyển từ nhà ba gian thành kiểu nhà 3 gian 2 chái, 3 gian 2 chái kép (chái nhà có 2 gian), nhà kép (Nhà vỏ cua, mở rộng thêm không gian tiền sảnh thành một nếp nhà mới), hay kiểu Nhà lầu ở những khu phố thị. Đây có thể xem là cách “lách luật” thú vị để mở rộng không gian sống của những người có điều kiện.

So sánh kiến trúc Việt Nam và Trung Quốc
Hình 33 – Các biến thể của Nhà ba gian miền Trung và Nam bộ. (Hình ảnh và bảng biểu: Tác giả, Hình vẽ: [3])

Kết cấu bộ khung gỗ

Đặc biệt, tạo hình của bộ khung gỗ cũng chính là điểm nhận diện đặc trưng giữa kiến trúc Trung Quốc và Việt Nam. Trải qua hàng nghìn năm hình thành và điều chỉnh, hai quốc gia đã tự tạo ra cho mình những bộ khung gỗ đặc trưng. Thoạt nhìn, ta cảm thấy hai bộ khung gỗ cũng giống nhau vì cùng được chia thành từng hàng cột từ trong ra ngoài, tạo thành các gian nhà đối xứng, cùng được lắp ghép bằng các liên kết mộng – chốt, và đều được gọi chung là kiểu Kết cấu “chồng rường”, các thanh rường chồng lên nhau để cùng đỡ cho hệ đòn tay giữ bộ mái.

Tuy nhiên, hệ kết cấu gỗ của Trung Quốc được định hình rõ nét bằng hệ “Chồng rường – Đấu củng” với những Đấu củng vươn dài từ đầu cột ra hai bên để đỡ cho hệ mái và mái đua hàng hiên. Với kết cấu bộ khung gỗ vươn cao bề thế, hệ Đấu củng cũng được vươn xa không ngừng, và có thể được tạo hình và chịu lực cả hai phương dọc và ngang nhà.

So sánh kiến trúc Việt Nam và Trung Quốc
Hình 34,35 – Kết cấu gỗ Chồng rường – Đấu củng, với hệ đấu củng vươn dài đỡ bộ mái. (Nguồn: Sưu tầm)

So sánh kiến trúc Việt Nam và Trung Quốc
Hình 36,37 – Kết cấu tiêu biểu của bộ khung gỗ mái 1 tầng và 2 tầng của Trung Quốc. (Nguồn: Sưu tầm)

So sánh kiến trúc Việt Nam và Trung Quốc
Hình 38 – Kết cấu hệ Đấu củng và hệ Rui – Mè dày đặc, màu sắc là tiêu biểu của kiến trúc Cung Đình Trung Quốc. (Nguồn: Tác giả)

Ngược lại, bộ kết cấu gỗ người Việt thường không vươn cao mà thấp đậm hơn. Về nguyên lý làm việc, hệ vì kèo nóc (Vì nóc) giữa đỉnh mái cũng là hệ vì Chồng rường tương tự như hệ vì nóc Trung Quốc. Tuy nhiên, thay vì sử dụng hệ Đấu củng, vì kèo các hàng cột ngoài của Việt Nam sử dụng hệ Vì nách mô phỏng lại hệ vì nóc, và hệ Kẻ truyền, Bẩy chạy dọc theo dốc mái để tận dụng tối đa chiều cao thông thủy của lòng nhà. Tùy vào quy mô của công trình, số hàng cột mà ông cha ta có thể phối hợp các hệ vì nào cho phù hợp.

Dưới đây là minh họa một số hệ kết cấu khung gỗ phổ biến và mô tả của chúng:

So sánh kiến trúc Việt Nam và Trung Quốc
Kiểu 1: Vì nóc – Vì nách – Kẻ truyền – Đầu kẻ (hoặc Bẩy). Vì nách thường là mô phỏng kiểu dáng của vì nóc. Hình: Đình làng Chu Quyến. (Nguồn: Sưu tầm)

So sánh kiến trúc Việt Nam và Trung Quốc
Kiểu 2: Vì nóc – Kẻ truyền – Đầu kẻ (hoặc Bẩy). Không sử dụng vì nách. (Nguồn: Hình vẽ: Sưu tầm, hình chụp:Tác giả)

So sánh kiến trúc Việt Nam và Trung Quốc
Kiểu 3: Vì nóc – Vì nách – Bẩy. Không sử dụng kẻ truyền (Chùa Keo). (Nguồn:Sưu tầm)

So sánh kiến trúc Việt Nam và Trung Quốc
Kiểu 4: Vì kèo mái 2 tầng. Hình: Chùa Kim Liên, Hà Nội. (Nguồn: Sưu tầm)

So sánh kiến trúc Việt Nam và Trung Quốc
Kiểu 5: Hệ vì kèo Nhà kép, hai khung nhà nối nhau bằng trần Thừa lưu. (Nguồn: Tác giả)

So sánh kiến trúc Việt Nam và Trung Quốc
Kiểu 6: Vì nóc – Các hệ kẻ truyền (kẻ ngồi) nối tiếp đến cột hiên (Đình làng Lại Thế, Huế). (Nguồn: Hình vẽ: [3], Ảnh: Tác giả)

Như vậy, bộ khung gỗ Việt Nam nhìn chung thấp bé, vừa với tỉ lệ con người, và các bộ vì được chuyển đổi, sắp xếp linh hoạt tùy nhu cầu sử dụng chứ không theo một công thức cố định.

Ngoài ra, bộ Vì nóc Việt Nam cũng được chuyển đổi với nhiều biến thể đa dạng từ Bắc vào Nam, tiêu biểu là các hệ vì nóc Chồng rường, Chồng rường – Giá chiêng, Chồng rường – Kẻ truyền ở miền Bắc; hệ vì nóc Chồng rường – Giả thủ, Giao nguyên ở miền Trung, và hệ vì nóc Giao nguyên – Trụ đội ở miền Trung và Nam Bộ.

So sánh kiến trúc Việt Nam và Trung Quốc
Hình 45 – Một số hệ Vì nóc phổ biến trong kiến trúc gỗ Việt Nam. (Nguồn: Sưu tầm)

So sánh kiến trúc Việt Nam và Trung Quốc
Hình 46 – Một số hệ Vì nóc phổ biến trong kiến trúc gỗ Việt Nam. (Nguồn: Tác giả)

Từ những tổng hợp cơ bản trên, có thể khẳng định kiến trúc gỗ cổ truyền của Việt Nam tuy nhỏ bé, khiêm tốn nhưng rất đa dạng trong loại hình và linh hoạt trong sắp đặt. Tất cả trái ngược với sự quy cũ, đồng bộ và đồ sộ trong tạo hình của kiến trúc Trung Quốc. Để thấy rằng, hai dân tộc đều giữ cho mình những bản sắc rất riêng, không thể nhầm lẫn được.

Bài: ThS.KTS. Đặng Nhật Minh
Giảng viên Khoa Kiến trúc, Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM

––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tài liệu tham khảo:

  • Nguyễn Sỹ Quế, Nguyễn Văn Đỉnh, Nguyễn Hồng Hương – Lịch sử Kiến trúc truyền thống Việt Nam – NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2010
  • Nguyễn Hữu Thông – Nhà vườn xứ Huế – NXB Văn Nghệ, TP.HCM, 2008
  • Nguyễn Thị Thúy Vi – Thuật ngữ Kiến trúc truyền thống Nhà Rường Huế – NXB Thuận Hóa, 2010
  • Và một số hình ảnh sưu tầm, thu thập khác.