So sánh ssd với ssd m2 năm 2024

Ngày nay, ổ cứng SSD gần như đã trở thành lựa chọn số một của người dùng khi build PC mới, hoặc khi muốn nâng cấp thiết bị lưu trữ cho máy tính của mình. Tuy nhiên nếu không quá rành công nghệ, có thể bạn sẽ lúng túng với những thuật ngữ như M2, SATA, NVMe khi chọn mua ổ cứng. Hãy để Sforum giúp bạn phân biệt các loại ổ cứng SSD và thuật ngữ này.

Một ổ cứng SSD đem lại cho người dùng máy tính những lợi thế lớn lao so với ổ HDD thông thường. Tuy nhiên ngay cả SSD cũng được phân ra làm nhiều "đẳng cấp". Sforum xin chia sẻ cùng bạn các thông tin chi tiết về sự khác biệt giữa các loại ổ cứng SSD.

Xem thêm: Ổ cứng HDD và SSD là gì, khác nhau như thế nào, lựa chọn ra sao?

So sánh ssd với ssd m2 năm 2024

Ổ SSD M.2 là gì?

Khi nói đến việc build PC, người dùng thường chú ý tìm kiếm các loại mainboard có sẵn khe cắm M.2, lắp được ổ SSD M.2. Tuy nhiên M.2 không phải là tên của công nghệ ổ cứng nào cả - nó đơn giản chỉ là kích thước của ổ cứng đó. Loại ổ cứng kích thước M.2 ra đời để thay thế chuẩn mSATA cũ kỹ và cũng không có chuẩn "M.1" nào từng tồn tại.

Một ổ cứng M.2 thường được sản xuất theo một trong ba tiêu chuẩn là 22x60mm, 22x80mm, và 22x110mm, trông khá giống các thanh kẹo chewing gum. Kích thước phổ biến nhất là 22x80mm, thường được các nhà sản xuất ghi ngay trong tên model sản phẩm.

So sánh ssd với ssd m2 năm 2024
Trái sang phải: SSD mSATA, SSD M.2 2260, SSD M.2 2280, SSD SATA 2.5 inch.

Tiêu chuẩn M2 bao gồm cả 2 loại ổ cứng SSD chuẩn SATA và chuẩn NVMe. Trong khi ổ SSD chuẩn SATA có tốc độ tương đương với các ổ SSD SATA 2.5 inch truyền thống thì ổ NVMe có thể đạt tốc độ cao hơn rất nhiều. Sforum sẽ giúp bạn phân biệt hai chuẩn này trong phần kế tiếp.

Ổ SSD M.2 SATA là gì?

Đây là dạng ổ cứng SSD M.2 đã tương đối lỗi thời, và dần biến mất khỏi thị trường. Nhiều hãng thậm chí không còn sản xuất loại ổ cứng này nữa. Như Sforum đã nhắc đến bên trên, ổ SSD M.2 SATA sử dụng giao tiếp SATA quen thuộc với tốc độ truyền dữ liệu tối đa là 6 Gbps, cao gấp từ 3 đến 4 lần so với các ổ cứng HDD dùng phiến đĩa quay truyền thống nhưng vẫn là khá chậm so với các giao tiếp mới hơn.

SATA vốn đã là loại giao tiếp được sử dụng chủ yếu cho công nghệ lưu trữ từ lâu, và các ổ cứng dùng giao tiếp này vẫn đang rất phổ biến trên thị trường. Ngoài tốc độ thì ổ SATA nói chung đều cần hai dây cáp để chạy, một dây để truyền dữ liệu đến bo mạch chủ và dây còn lại để tiếp nguồn điện từ nguồn. Khi sử dụng nhiều ổ cứng SATA, tình trạng dây cáp chằng chịt sẽ xảy ra, có thể ảnh hưởng đến khả năng thông khí và ảnh hưởng đến hiệu suất của máy.

So sánh ssd với ssd m2 năm 2024
Ổ SSD M.2 có cả mộng M và B như trong hình sẽ là ổ SSD SATA.

Một số máy tính mỏng như notebook, laptop, ultrabook thậm chí không có chỗ để cắm dây cáp SATA, vì vậy các máy này phải sử dụng ổ lưu trữ có kích thước M.2. Giá cả của ổ SSD M.2 SATA cũng phải chăng hơn so với ổ SSD NVMe. Dù vậy, các ổ SSD này vẫn chỉ dựa trên giao tiếp SATA nên sẽ không thể cải thiện tốc độ và hiệu suất so với SSD 2.5 inch truyền thống.

Ổ SSD M.2 NVMe là gì?

Ổ SSD M.2 NVMe là tên gọi chung của các ổ cứng kích thước M.2 và sử dụng giao thức NVMe được thiết kế đặc biệt dành cho ổ SSD. Khi kết hợp với bus PCle, các ổ SSD NVMe có thể mang lại cho bạn mức hiệu năng và tốc độ rất cao so với khi dùng ổ cứng SSD SATA truyền thống. NVMe giao tiếp trực tiếp với CPU trên PC thông qua khe cắm PCle thay vì phải sử dụng trình điều khiển giao tiếp SATA có tốc độ chậm hơn rất nhiều.

So sánh ssd với ssd m2 năm 2024
Ổ SSD M.2 chỉ có mộng M như trên là ổ SSD NVMe.

Ổ SSD M.2 NVMe có hiệu năng vượt trội hơn rất nhiều so với ổ SSD M.2 SATA. Lấy ví dụ các khe cắm PCIe 3.0 hỗ trợ 1x, 4x, 8x và 16x làn dữ liệu, và mỗi làn có thể truyền đến 985MB dữ liệu mỗi giây. Do hạn chế về kích thước, ổ cứng M.2 chỉ có thể tiếp cận tối đa 4x làn dữ liệu nên tốc độ của nó là khoảng 3.500MB dữ liệu mỗi giây. Để so sánh, ngay cả giao thức SATA 3 mới nhất hiện tại cũng chỉ có thể truyền khoảng 600MB/s.

Như vậy, bạn có thể dễ dàng nhận ra rằng các ổ cứng M.2 NVMe là hoàn toàn vượt trội so với ổ M.2 SATA truyền thống. Trong phần kế tiếp của bài viết, Sforum xin liệt kê ra một số vấn đề mà bạn cần chú ý khi lựa chọn một ổ cứng SSD M.2 NVMe.

Những lưu ý khi chọn mua SSD M.2 NVMe

Điều đầu tiên bạn cần chú ý là số khe cắm M.2 trên mainboard. Các mainboard hoặc thiết bị cũ hơn có thể không được trang bị khe cắm cần thiết để lắp ổ cứng M2 chuẩn NVMe mà chỉ có khe dành cho M2 SATA. Lúc này, bạn chỉ có thể mua một thiết bị mới (hoặc thay thế mainboard mới nếu là PC).

Trong trường hợp muốn có hiệu suất cao mà không muốn đầu tư quá nhiều, bạn có thể sử dụng một ổ SSD NVMe dung lượng nhỏ để cài hệ điều hành và một số phần mềm thường dùng, sau đó thêm một ổ SSD hay HDD chuẩn SATA khác để lưu trữ dữ liệu. Đây là một phương án phù hợp với túi tiền để bạn không phải đầu tư quá nhiều.

So sánh ssd với ssd m2 năm 2024

Một số bo mạch chủ không có đủ khe cắm M.2 để hỗ trợ cùng lúc nhiều ổ NVMe nhưng lại dư khe PCIe. Lúc này, bạn có thể chọn giải pháp là mua các card chuyển đổi để lắp ổ cứng M.2 vào các khe PCIe bình thường.

Chuẩn PCIe mà ổ cứng và mainboard hỗ trợ. Các thế hệ bus PCle khác nhau có các mức hiệu năng khác nhau. Băng thông được nâng lên gấp đôi qua mỗi thế hệ và có những ổ SSD sử dụng các thế hệ PCle khác nhau. Nếu bạn lắp ổ cứng chuẩn mới vào khe M.2 chuẩn cũ, hiệu năng của ổ cứng sẽ sụt giảm.

Các lợi ích khi dùng ổ cứng SSD M.2 NVME

Khởi động nhanh chóng. Đây là ưu điểm mà bất kỳ người dùng nào cũng muốn được hưởng thụ. Bạn chỉ cần cài đặt OS (hệ điều hành) trên một ổ SSD là có thể khởi động máy chỉ mất vài giây. Riêng ổ SSD NVMe sẽ giúp bạn tăng tốc quá trình này hiệu quả nhất vì tốc độ đỉnh cao của nó. Việc khởi động máy đôi khi nhanh đến mức người dùng không kịp đọc dòng thông báo "bấm Del để vào BIOS" trên màn hình!

Giảm load, tăng số khung hình khi chơi game. Việc sử dụng ổ SSD M.2 NVMe sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian load trò chơi đến mức đáng kinh ngạc. Ngoài ra thì theo kinh nghiệm của tác giả, rất nhiều trò chơi ra mắt gần đây trên PC không được tối ưu tốt và load cực kỳ lâu trên HDD – có khi đến 5 phút hoặc hơn. Những "tội nhân" có thể được kể đến là Warhammer 40k Darktide, The Last of Us Part 1, Starfield. Khi được cài đặt trên ổ NVMe, các trò chơi này đều load rất nhanh và số khung hình cũng cao hơn hẳn.