So sánh tính phi kim của O và S

Hãy viết cấu hình electron của các nguyên tử :

oxi (O), Z = 8 ; flo (F), Z = 9 ; nitơ (N), Z = 7.

Hãy nhận xét về số electron thuộc lớp ngoài cùng của các nguyên tử trên. Các nguyên tố tương ứng thuộc loại nguyên tố gì (s, p hay d) ? Kim loại hay phi kim ?

So sánh tính phi kim của các nguyên tố :

a) C, Si và N

b) S, P và O

c) Cl, S và F

d) Si, S, P và Cl

Các câu hỏi tương tự

Dựa vào vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy nêu rõ trong các nguyên tố sau đây những nguyên tố nào có cùng cộng hóa trị trong các oxit cao nhất:

Si, P, Cl, S, C, N, Se, Br.

Các nguyên tố Na, Mg, Al, Si, P, S, Cl, Ar thuộc chu kì 3

Lớp electron ngoài cùng có số electron tối đa là

A. 3.     B. 10

C. 8.     D. 20

Những nguyên tố nào sau đây có cùng cộng hóa trị trong các hợp chất khí với hiđro.

P, S, F, Si, Cl, N, As, Te.

So sánh tính phi kim của Si (Z = 14) với c (Z = 6) và Ge (Z = 32).

So sánh tính phi kim của Si (Z =14) với AI (Z = 13) và p (Z = 15).

Giải bài 2.24 trang 17 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. So sánh tính phi kim trong từng cặp nguyên tố sau và giải thích ngắn gọn.

Bài 2.24 trang 17 SBT Hóa học 10 Nâng cao

So sánh tính phi kim trong từng cặp nguyên tố sau và giải thích ngắn gọn:

a) Cacbon và silic;

b) Clo và lưu huỳnh;

c) Nitơ và silic.

Giải

Khả năng thu nhận electron hay khả năng hút electron về phía mình trong hợp chất của một nguyên tố thể hiện tính phi kim. Đại lượng đặc trưng dùng để biện luận cho khả năng ấy là độ âm điện.

Trong một chu kì, độ âm điện tăng dần khi từ đầu đến cuối chu kì. Trong một nhóm A, độ âm điện giảm dần khi đi từ trên xuống dưới. Trên cơ sở đó ta có:

a) Cacbon có tính phi kim mạnh hơn silic, thể hiện quy luật biến đổi tính phi kim trong một nhóm (giảm dần khi đi từ trên xuống dưới). Độ âm điện của cacbon lớn hơn của silic.

b) Clo có tính phi kim mạnh hơn lưu huỳnh thể hiện quy luật biến đổi tính phi kim trong một chu kì (tăng dần khi đi từ trái sang phải). Độ âm điện của clo lớn hơn của lưu huỳnh.

c) Kết hợp sự biến đổi theo chu kì và nhóm ta có tính phi kim của nitơ lớn hơn của cacbon (trong cùng chu kì). Tính phi kim của cacbon lớn hơn của silic (trong cùng nhóm). Như vậy tính phi kim của nitơ mạnh hơn của silic. Độ âm điện của nitơ lớn hơn của silic.

Sachbaitap.com

Báo lỗi - Góp ý

Bài tiếp theo

So sánh tính phi kim của O và S

I. QUAN HỆ GIỮA VỊ TRÍ NGUYÊN TỐ VÀ CẤU TẠO NGUYÊN TỬ CỦA NÓ

1. Thí dụ 1:

- Nguyên tố có số thứ tự $20$, chu kì $4$, nhóm IIA. Hãy cho biết:

+ Số proton, số electron trong nguyên tử?

+ Số lớp electron trong nguyên tử?

+ Số eletron lớp ngoài cùng trong nguyên tử?

- Trả lời:

+ Nguyên tử có $20\,p$, $20\,e$

+ Nguyên tử có $4$ lớp electron

+ Số electron lớp ngoài cùng là $2$

+ Đó là nguyên tố $Ca$

2. Thí dụ 2:

- Cấu hình electron nguyên tử của một nguyên tố là: $1{s^2}\,\,2{s^2}\,\,2{p^6}\,\,3{s^2}\,\,3{p^6}\,\,4{s^1}$. Hãy cho biết vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn?

- Trả lời:

+ Ô nguyên tố thứ $19$ vì có $19\,e\,\,(=19\,p)$.

+ Chu kì $4$ vì có $4$ lớp electron.

+ Nhóm IA vì có $1\,e$ lớp ngoài cùng.

+ Đó là $Kali$.

3. Kết luận:

- Biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, có thể suy ra cấu tạo của nguyên tố đó và ngược lại.

+ Số thứ tự của nguyên tố $\longleftrightarrow$ Số proton, số electron.

+ Số thứ tự của chu kì $\longleftrightarrow$ Số lớp electron.

+ Số thứ tự của nhóm A $\longleftrightarrow$ Số electron lớp ngoài cùng.

II. QUAN HỆ GIỮA VỊ TRÍ VÀ TÍNH CHẤT CỦA NGUYÊN TỐ

Biết vị trí một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, ta có thể suy ra những tính chất hóa học cơ bản của nó:

- Tính kim loại, tính phi kim:

+ Các nguyên tố ở các nhóm IA, IIA, IIIA (trừ $H$ và $B$) có tính kim loại.

+ Các nguyên tố ở các nhóm VA, VIA, VIIA (trừ antimon, bitmut và poloni) có tính phi kim.

- Hóa trị cao nhất của nguyên tố trong hợp chất với oxi, hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với hiđro.

- Công thức oxit cao nhất.

- Công thức hợp chất khí với hiđro (nếu có)

- Công thức hiđroxit tương ứng (nếu có) và tính axit hay bazơ của chúng.

III. SO SÁNH TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MỘT NGUYÊN TỐ VỚI CÁC NGUYÊN TỐ LÂN CẬN

- Dựa vào quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể so sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận.

- Thí dụ:

+ So sánh: $P(Z=15)$ với $Si(Z=14)$ và $S(Z=16)$

$\longrightarrow$ $Si$, $P$, $S$ thuộc cùng một chu kì $\Rightarrow$ theo chiều tăng của $Z$ $\Rightarrow$ tính phi kim tăng dần $Si < P < S$

+ So sánh: $P(Z=15)$ với $N(Z=7)$ và $As(Z=33)$

$\longrightarrow$ $N$, $P$, $As$ thuộc cùng nhóm $A$ $\Rightarrow$ theo chiều tăng của $Z$ $\Rightarrow$ tính phi kim giảm dần $As < P < N$

$\Longrightarrow$ Kết luận:

- Trong chu kì theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì:

+ Tính phi kim mạnh dần, tính kim loại yếu dần.

+ Oxit và hiđroxit có tính bazơ yếu dần, tính axit mạnh dần.

- Trong nhóm $A$ theo chiều tăng của diện tích hạt nhân thì: Tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần.


Page 2

So sánh tính phi kim của O và S

SureLRN

So sánh tính phi kim của O và S

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account