Sử dụng máy biến áp trong truyền tải là để

Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn từ nhà máy sản xuất điện đến nơi tiêu thụ, sẽ có một phần điện năng hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây. Để giảm thất thoát trên đường dây tải điện, cần phải có máy biến áp tăng áp. Cùng tìm hiểu ưu và nhược điểm của máy biến áp tăng áp qua bài viết dưới đây.

MỤC LỤC

1. Những ưu điểm của máy biến áp tăng áp

a. Truyền tải điện năng đi xa với chi phí thấp

b. Hoạt động không ngững nghỉ

c. Bảo trì thấp

d. Hiệu quả

2. Nhược điểm của máy biến áp tăng áp

a. Yêu cầu hệ thống làm mát

b. Cồng kềnh

c. Chỉ hoạt động cho điện áp xoay chiều

3. Kết luận về máy biến áp tăng áp

1. Những ưu điểm của máy biến áp tăng áp

a. Truyền tải điện năng đi xa với chi phí thấp

Máy biến áp tăng áp là cho phép điện được truyền qua khoảng cách xa với chi phí thấp. Bằng cách tăng điện áp của dòng điện phải truyền, điện trở trên đường dây bị giảm. Điều này đảm bảo rằng có ít tổn thất hơn trên đường đi. Nếu không phải như vậy, tổn thất điện năng trên các đường truyền sẽ lớn đến mức gần như không thể khiến điện đến được tất cả những nơi mà nó tiêu thụ.

b. Hoạt động không ngừng nghỉ

Nhiều máy điện không thể làm việc liên tục. Nó cần phải tắt ít nhất một vài giờ mỗi ngày, nếu không, hiệu suất của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhưng với máy biến áp tăng áp thì khác. Đây là một trong những lý do mà máy biến áp tăng áp có thể được sử dụng trong các hệ thống phân phối điện.

c. Bảo trì thấp

Máy biến áp có thể hoạt động liên tục mà còn không cần bảo trì nhiều. Việc bảo trì duy nhất cần có bao gồm kiểm tra dầu, làm sạch các tiếp điểm, sửa chữa bất kỳ bộ phận nào bị hư hỏng hoặc bị ăn mòn, v.v ... 

d. Hiệu quả

Do những tiến bộ về công nghệ được sử dụng để sản xuất máy biến áp, máy biến áp tăng áp đã đem lại hiệu quả sử dụng cao và chịu rất ít tổn thất. Mặc dù hiệu quả 100% là không thể đạt được, nhưng nó vẫn đạt gần 95%.

2. Nhược điểm của máy biến áp tăng áp

Dưới đây là một vài nhược điểm của máy biến áp tăng áp

a. Yêu cầu hệ thống làm mát

Đối với tất cả ưu điểm mà máy biến áp tăng áp đem lại thì đây là một nhược điểm lớn của loại máy biến áp này. Vì nó có thể hoạt động mọi lúc làm nhiệt độ máy tăng lên cao và không thể tạm dừng để chờ cho máy nguội. Giải pháp duy nhất là hệ thống làm mát suốt ngày đêm phải được theo thiết kế tối ưu và theo dõi liên tục.

b. Cồng kềnh

Kích thước của máy biến áp tăng áp tăng theo công suất của máy. Vì vậy, điện áp đầu ra càng cao, máy biến áp càng lớn. Kích thước của cả hệ thống làm mát cũng góp phần vào trọng lượng của máy biến áp. Cả hai yếu tố này kết hợp với nhau làm cho toàn bộ hệ thống rất cồng kềnh và nó chiếm rất nhiều không gian.

c. Chỉ hoạt động cho điện áp xoay chiều

Máy biến áp chỉ có thể được sử dụng để tăng cường điện áp xoay chiều. Nó không hoạt động cho điện áp hiện tại hoặc điện áp một chiều. Vì vậy, các ứng dụng vẫn chỉ giới hạn cho các hoạt động của điện áp xoay chiều.

3. Kết luận về máy biến áp tăng áp

Máy biến áp tăng áp có những ưu điểm vượt trội, và nó thực sự quan trọng đối với hoạt động của nhiều nhà máy và thậm trí cho cả hệ thống phân phối điện của một quốc gia.

Do đó, nếu bạn cần mua máy biến áp để đảm bảo cho việc vận hành sản xuất nhà máy của mình diễn ra tốt nhất thì điều quan trọng là bạn phải chọn cho mình một đơn vị sản xuất máy biến áp có uy tín. Công ty Cổ phần Thiết bị điện MBT là một trong những nhà sản xuất máy biến áp tăng áp uy tín và đáng tin cậy nhất ở Việt Nam. Công ty chúng tôi cung cấp rất nhiều các loại máy biến áp khác nhau và cũng cung cấp máy biến áp tùy chỉnh để đáp ứng yêu cầu của bạn.

 Bài viết tham khảo:

Các loại máy biến áp

Lưu ý chọn mua máy biến áp

Ưu điểm của máy biến áp 3 pha


Hãy liên hệ ngay 0913 006 538 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí và nhận báo giá máy biến áp ưu đãi nhất.

Trong truyền tải điện năng người ta sử dụng máy biến áp nhằm mục đích : Điện được phát ra từ nhà máy phát điện khoảng từ 1000V đến 2000V. Trong quá trình truyền điện, trước tiên phải dùng máy biến áp tăng áp lên vài trăm ngàn vôn rồi nối vào mạng lưới điện. Khi tới nơi, dùng máy hạ áp để hạ thấp điẹn tới mức cần dùng. “Mục đích chính của việc này là để giảm bớt hao phí điện năng trên đường truyền dẫn”. Hãy tham khảo với Mobitool.

Công suất truyền tải trên mỗi đường dây được tính theo công thức:

P = (U1*U2)/Z*sin(U1^U2)

Trong đó:

  • U1 : điện áp tại đầu đường dây
  • U2 : điện áp tại cuối đường dây
  • Z : tổng trở của đường dây
  • (U1^U2) là góc lệch pha giữ U1, U2

Do đó: sin(U1^U2) =1 >> Pmax = (U1*U2)/Z. Để nâng cao Pmax thì chỉ có cách tăng U (dùng điện áp cao) hoặc giảm Z (phân pha dây dẫn, dùng các thiết bị bù,..)

Công thức tính tổn thất điện năng: ΔA = R.I^2.t

Từ công thức trên ta thấy: Muốn giảm tổn thất điện năng ta phải giảm R, I

Khi giảm R tức ta phải tăng tiết diện dây dẫn > tốn kém, không khả thi.

Với cùng một công suất truyền tải, U càng cao thì I chạy trên đường dây càng nhỏ (S=UI).

Thực tế phương pháp nâng cao điện áp để truyền tải thường được sử dụng.

Trong hệ thống điện người ta dùng máy biến áp để nâng dần điện áp truyền tải từ nhà máy sau đó qua mấy lần giảm áp để cung cấp điện cho phụ tải.

Sử dụng máy biến áp trong truyền tải là để

Máy biến thế có tác tác dụng làm tăng giảm HĐT giữa 2 đầu đường dây tải điện. khi truyền tải điện năng đi xa sẽ có phần điện năng bị hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây. Công thức tính phần công suất bị hao phí là: P hao phí = (P^2. R)/U^2

  • P hao phí: là công suất hao phí (W)
  • P: là công suất truyền tải trên đường dây (W)
  • R: là điện trở của dây (ohm)
  • U: là hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây tải (V)

Để giảm hao phí thì người ta thường tăng HĐT để công suất hao phí giảm đi. đó là máy biến thế ở đầu dây từ nhà máy điện. khi đến khu dân cư, người ta phải giảm HĐT trên đường dây tải đó đi để phù hợp cho mạng điện dân dụng. đó là lí do có máy biến thế đặt ở đầu kia của dây tải.

Đường dây 500kV Bắc – Nam mạch 1 là công trình đường dây truyền tải điện năng (điện xoay chiều) siêu cao áp 500kV đầu tiên tại Việt Nam có tổng chiều dài 1.487 km, kéo dài từ Hòa Bìnhđến Thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu xây dựng công trình là nhằm truyền tải lượng điện năng dư thừa từ Miền Bắc Việt Nam (từ cụm các nhà máy thủy điện Hòa Bình, Thác Bà; nhiệt điện Phả Lại, Uông Bí, Ninh Bình) để cung cấp cho miền Nam Việt Nam và miền Trung Việt Nam lúc đó đang thiếu điện nghiêm trọng, đồng thời liên kết hệ thống điện cục bộ của ba Miền thành một khối thống nhất.

MÁY BIẾN ÁP - TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG

I. Máy biến áp

1. Định nghĩa: Máy biến áp là thiết bị làm biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều từ mức này sang mức khác.

2. Cấu tạo của máy biến áp:

Máy biến áp gồm hai cuộn dây được quấn trên cùng một lõi sắt từ. Mỗi cuộn dây được quấn bởi nhiều vòng dây sát nhau nhưng cách điện với nhau nhờ lớp chất cách điện bọc ngoài của mỗi sợi dây điện dùng để quấn mỗi cuộn. Lõi sắt gồm nhiều lá mỏng ghép sát nhau để giảm tối đa tác dụng của dòng điện Fu-cô (làm nóng lõi sắt gây ra hao phí vô ích).

Sử dụng máy biến áp trong truyền tải là để


3. Nguyên tắc cấu tạo:

Khi có dòng điện xoay chiều tần só f chạy trong cuộn sơ cấp (primary) thì trong lõi của máy biến áp có một từ thông biến thiên với tần số f. Từ thông biến thiên này xuyên qua cuộn thứ cấp (secondary) làm cho trong cuộn thứ cấp có một suất điện động dao động điều hòa có tần số f. Như vậy, ở hai đầu cuộn thứ cấp có một điện áp dao động điều hòa tần số f.


Mời bạn xem đoạn video mô phỏng sau đây:

Nguyên tắc của máy biến áp


Đoạn video sau đây là bài giảng (bằng tiếng Anh) được soạn rất công phu minh họa cho toàn bộ từ định nghĩa đến ứng dụng của máy biến áp

Bài giảng về máy biến áp (minh họa rất công phu và rõ)

4. Công thức biến áp

Xét biến áp lý tưởng có số vòng cuộn sơ cấp là N1, số vòng cuộn thứ cấp là N2, điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn sơ cấp là U1, điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp là U2.

a) Trường hợp biến âp có tải

  • Sử dụng máy biến áp trong truyền tải là để
    • Nếu N2 > N1 thì U2 > U1: Ta gọi máy này là máy tăng áp.
    • NếuN2 < N1 thì U2 < U1: Ta gọi máy này là máy hạ áp
  • Sử dụng máy biến áp trong truyền tải là để
    Sử dụng máy biến áp trong truyền tải là để
    Sử dụng máy biến áp trong truyền tải là để
Vậy:

Máy biến áp làm tăng điện áp hiệu dụng bao nhiêu lần thì cường độ hiệu dụng giảm đi bấy nhiêu lần và ngược lại.


b) Trường hợp biến áp không tải:

Ta vẫn có quan hệ:như trường hợp biến áp có tải. Tuy nhiên, vì ở cuộn thứ cấp của máy để hở (không tải) nên trong cuộn thứ cấp không có dòng điện (I2 = 0), trong cuộn sơ cấp có một dòng điện rất nhỏ.


II. Truyền tải điện năng đi xa

Gọi U là điện áp ở hai đầu nguồn; P là điện áp cần truyền tải; r là điện trở của dây tải điện thì cường độ hiệu dụng của dòng điện trong dây tải điện là

Sử dụng máy biến áp trong truyền tải là để

Công suất hao phí trên đường dây tải điện là

Sử dụng máy biến áp trong truyền tải là để

Từ công thức này ta thấy:

Để giảm hao phí trên đường dây tải điện ta có thể:

  • Giảm điện trở của dây dẫn điện bằng cách tăng đường kính dây: Điều này không có lợi vì phải tăng đồng thời kích thước của dây dẫn và của trụ điện.
  • Tăng U bằng biến áp tăng áp: Cách này được dùng rộng rãi. Ở nơi tiêu thụ điện người ta dùng máy hạ áp để đưa điện áp về mức thường dùng (thường là 220 V ở Việt Nam).

Đường dây tải điện Bắc - Nam của Việt Nam có điện áp ở đầu nguồn là 500 kV nên hao phí do đường dây tải điện hầu như không đáng kể.


Sử dụng máy biến áp trong truyền tải là để

Đường dây 500 kV


Xem bài Đoạn mạch RLC | Trở về đầu trang| Trở về Trang chủ | Xem bài Máy phát điện xoay chiều