Sự khác nhau giữa điều chế trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp

Sự khác nhau về cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp về nguyên liệu, sản lượng và giá thành?

Xem lời giải

Bài 2 trang 94 SGK Hóa học 8

Quảng cáo

Đề bài

Sự khác nhau về điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp về nguyên liệu, sản lượng và giá thành ?

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Kẻ bảng so sánh về nguyên liệu, sản lượng và giá thành điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

Lời giải chi tiết

Phòng thí nghiệm

Công nghiệp

Nguyên liệu

KMnO4, KClO3

không khí, nước

Sản lượng

đủ để làm thí nghiệm

sản lượng lớn

Giá thành

cao

thấp

Loigiaihay.com

Bài tiếp theo

Sự khác nhau giữa điều chế trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp

  • Bài 3 trang 94 SGK Hóa học 8

    Giải bài 3 trang 94 SGK Hóa học 8. Sự khác nhau giữa phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp ? Dẫn ra hai thí dụ để minh họa.

  • Bài 4 trang 94 SGK Hóa học 8

    Giải bài 4 trang 94 SGK Hóa học 8. Tính số gam Kali clorat cần thiết để điều chế được :

  • Bài 5 trang 94 SGK Hóa học 8

    Giải bài 5 trang 94 SGK Hóa học 8. Nung đá vôi CaCO3 được vôi sống CaO và khí cacbonic CO2. a) Viết phương trình hóa học của phản ứng.

  • Bài 6 trang 94 SGK Hóa học 8

    Giải bài 6 trang 94 SGK Hóa học 8. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng O2 oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao.

  • Bài 1 trang 94 SGK Hóa học 8

    Giải bài 1 trang 94 SGK Hóa học 8. Những chất nào trong số những chất sau được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm :

  • Báo cáo thực hành 4
  • Bài 8 trang 101 SGK Hóa học 8
Quảng cáo
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa lớp 8 - Xem ngay
Báo lỗi - Góp ý

Answers ( )

  1. Sự khác nhau giữa điều chế trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp

    câu 1 là – Nguyên liệu:

    PTN: KClO3hoặc KMnO4(chất giàu oxi, phản ứng thực hiện nhanh, dễ dàng)

    CN: Không khí và nước.

    – Sản lượng:

    PTN: Thể tích nhỏ dùng cho thí nghiệm.

    CN: Sản lượng lớn dùng cho công nghiệp và y tế.

    – Giá thành:

    PTN: Giá thành cao.

    CN: Giá thành hạ vì nguyên liệu là không khí và nước.

    Cách điều chế trong CN và PTN cũng khác nhau, trong PTN nhiệt phân KClO3(hoặc KMnO4) còn trong CN từ hóa lỏng không khí hay điện phân nước.

    Câu 2 phản ứng

    Sự khác nhau giữa phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp.

    Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

    Thí dụ:

    CaO + CO2→ CaCO3.

    2Cu + O2→ 2CuO.

    Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

    Thí dụ:

    2HgO → 2Hg + O2↑

    2KClO3→ 2KCl + 3O2

Hóa học lớp 8 - Bài 27: Điều chế khí Ôxi

TC - Chemistry, TC-Chemistry
2021-08-06T12:38:12+07:00 2021-08-06T12:38:12+07:00 https://www.hoahoc24h.com/ly-thuyet/hoa-hoc-lop-8-bai-27-dieu-che-khi-oxi-38.html https://cdn.giaibainhanh.com/su-khac-nhau-giua-dieu-che-trong-phong-thi-nghiem-va-trong-cong-nghiep--e2c2e57c34518dc939b9559de1750378.wepb
Hóa Học 24H https://www.hoahoc24h.com/uploads/hoa-hoc-123.webp
Thứ bảy - 03/07/2021 10:38
Khí Oxi có rất nhiều trong không khí tuy nhiên trong không khí còn có chứa rất nhiều các loại khí khác cùng oxi như Khí Nitơ, Khí Cacbonic . . . Vậy thì có phương pháp nào tách được riêng khí oxi ra không hoặc có cách nào tạo được khí oxi từ các hợp chất khác trong tự nhiên không ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Sự khác nhau giữa điều chế trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp
Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
Để có được một lượng oxi nhất định thì trước tiên cũng ta phải xem nguồn tạo ra oxi là gì ? Như chúng ta đã biết, Oxi có rất nhiều trong không khí do vậy chúng ta có thể dựa vào tính chất vật lý của oxi để tách oxi từ không khí nhưng đó là khi chúng ta cần một lượng lớn oxi để phục vụ nhu cầu sản xuất hoặc kinh doanh. Vậy chỉ cần một lượng ít khí oxi thôi thì có cách nào không ?
Videos: Phương pháp điều chế Oxi từ KMnO4
Ngoài cách tách oxi từ không khí với lượng lớn thì chúng ta có thể điều chế oxi trong phòng thí nghiệm khi cần một lượng nhỏ cho thí nghiệm mà thôi. Để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, cách đơn giản nhất đó chính là sử dụng những hợp chất giàu oxi. Vậy cách thực hiện như thế nào và trong chương trình hóa học lớp 8 các em cần nhớ những cách điều chế oxi nào ?