Sự khác nhau giữa người làm chứng và người chứng kiến

Tin cùng chuyên mục

  • Mới: Mức thu thuế trước bạ từ ngày 01/3/2022
  • Tết 2022 biếu quà sếp thế nào để không phạm luật?
  • Tiêu tiền người khác phạm tội mà có, bị xử phạt thế nào?
  • Một quyết định khiến du lịch Việt Nam “phấn khởi”
  • Khi nào được nhận tiền thai sản 2018?

So sánh người làm chứng và người chứng kiến

  1. Người làm chứng
  2. Người chứng kiến
  3. Sự khác nhau giữa người làm chứng và người chứng kiến
  4. Ý nghĩa của việc phân biệt người làm chứng và người chứng kiến trong TTHS

Người làm chứng

Người làm chứng là người biết các tình tiết có liên quan đến vụ án và được các cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập để khai báo về những sự việc cần xác minh trong vụ án. Lời khai của người làm chứng là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng để xác định sự thật của vụ án hình sự. Việc xác định xuất xứ thông tin, lý do vì sao người làm chứng biết được tình tiết đó là một điều cần thiết.

Người làm chứng có thể trực tiếp chứng kiến vụ án, trực tiếp biết được những tình tiết có liên quan đến vụ án mà không thông qua một khâu trung gian nào hoặc họ có thể được nghe người khác kể lại. Thông qua việc xác định nguồn gốc của những lời khai này, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ đề ra được biện pháp thu thập thêm chứng cứ, kiểm tra, đánh gia chứng cứ một cách hợp lý. Thông thường, lời khai của người làm chứng có tính trung thực, khách quan cao, có ý nghĩa lớn trong việc xác định sự thật của vụ án.

Vai trò của người làm chứng trong việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ những quyền cơ bản của công dân. Theo đó, người làm chứng cũng như các chủ thể khác trong quá trình tố tụng luôn cố gắng chứng minh tội phạm, không để có người bị oan, không để cho những người lợi dụng để làm điều sai trái, những người vi phạm pháp luật sống ngoài vòng pháp luật thì đó cũng là một trong những cách bảo vệ hữu hiệu nhất.

Người chứng kiến

Để bảo đảm cho hoạt động điều tra được tiến hành một cách khách quan, đúng thủ tục pháp luật, Điều 176 quy định: Người chứng kiến được mời tham dự trong một số hoạt động điều tra như khám xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật, tài liệu, kê biên tài sản, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra, nhận dạng, xem xét dấu vết trên thân thể.v.v…

Người chứng kiến có thể là đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn, người láng giềng hoặc những người khác tuỳ theo quy định của pháp luật đối với từng loại hoạt động điều tra nhất định.

Khi Điều tra viên lập biên bản về hoạt động điều tra, thì người chứng kiến có trách nhiệm xác nhận nội dung và kết quả công việc mà Điều tra viên đã tiến hành trong khi mình có mặt và có thể nêu ý kiến cá nhân của mình vẻ những việc làm đúng hoặc không đúng của Điều tra viên khi tiến hành hoạt động điều tra. ý kiến của người chứng kiến phải được ghi vào biên bản. Biên bản điều tra phải có chữ ký của người chứng kiến. Người chứng kiến có trách nhiệm giữ bí mật tất cả những gì đã biết về vụ án cũng như về hoạt động điều tra mà mình đã chứng kiến.

Sự khác nhau giữa người làm chứng và người chứng kiến

Tiêu chíNgười làm chứngNgười chứng kiến
Khái niệmNgười làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến. (Điều 66 BLTTHS 2015).

Người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này. (Điều 67 BLTTHS 2015).
Bản chấtBiết được tình tiết liên quan đến vụ án, tội phạm và được cơ quan có thẩm quyền triệu tập đến làm chứng.Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến.
Những người không được làm– Người bào chữa của người bị buộc tội;

– Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.

– Người thân thích của người bị buộc tội, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

– Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức đúng sự việc;

– Người dưới 18 tuổi;

– Có lý do khác cho thấy người đó không khách quan.

Quyền– Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ theo quy định.

– Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa.

– Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng.

– Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định pháp luật.

– Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ theo quy định.

– Yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tuân thủ quy định của pháp luật, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa.

– Xem biên bản tố tụng, đưa ra nhận xét về hoạt động tố tụng mà mình chứng kiến.

– Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia chứng kiến.

– Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ– Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;

– Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó.

– Có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

– Chứng kiến đầy đủ hoạt động tố tụng được yêu cầu;

– Ký biên bản về hoạt động mà mình chứng kiến;

– Giữ bí mật về hoạt động điều tra mà mình chứng kiến;

– Trình bày trung thực những tình tiết mà mình chứng kiến theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Xử lý vi phạm trong trường hợp cung cấp thông tin sai sự thật.

– Phạt cảnh cáo

– Phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm- Phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm.

Ngoài ra, còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Không bị xử lý.
Xử lý vi phạm trong trường hợp từ chối thực hiện nếu không có lý do chính đáng(Không áp dụng đối với ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội)

– Phạt cảnh cáo

– Phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm

– Phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Ngoài ra, còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Không bị xử lý.
Căn cứ pháp lýĐiều 66 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.Điều 67 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Ý nghĩa của việc phân biệt người làm chứng và người chứng kiến trong tố tụng hình sự

Qua bảng phân tích sự khác nhau giữa người tham gia tố tụng vì nghĩa vụ pháp lý với tư cách người làm chứng, người chứng kiến chúng ta có thể phân biệt rõ ràng hơn giữa người làm chứng, người chứng kiến từ đó có thể áp dụng một cách chính xác vào quá trình tố tụng, góp phần cung cấp các chứng cứ ,tình tiết có liên quân nhằm tìm ra sự thật khách quan của vụ án.

Ngoài ra việc phân biệt rõ ràng giữa người làm chứng và người chứng kiến cũng góp phần giúp cho những người tham gia tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng có thể hiểu rõ và thực hiện tốt các quy định về quyền, nghĩa vụ và các quy định khác từ đó có thể thực hiện tốt công tác điều tra, giúp các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án khách quan, chính xác.

Người làm chứng, chứng kiến là người không có quyền, lợi ích liên quan đến vụ án nhưng được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến để khai báo về những việc cần xác minh trong vụ án hình sự.

Lời khai của người làm chứng có ý nghĩa quan trọng, là chứng cứ giúp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tìm ra sự thật của vụ án, là chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự. Việc quy định người làm chứng có ý nghĩa pháp lý, chính trị và xã hội to lớn. Đó là căn cứ pháp lý để người làm chứng thực hiện các hành vi tố tụng; là cơ sở pháp lý xác định quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan tố tụng đối với người làm chứng. Việc quy định người làm chứng trong BLTTHS còn tạo điều kiện bảo đảm quyền con người, quyền công dân khuyến khích được toàn dân tham gia vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm góp phần vào công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân,vì đân.

Việc phân biệt giữa người tham gia tố tụng vì nghĩa vụ pháp lí với tư cách người làm chứng và người chứng kiến giúp chúng ta hiểu rõ tầm quan trọng khi tham gia tố tụng. Giữa sự tham gia của người chứng kiến và người làm chứng là vấn đề cấp thiết cần phải làm rõ giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng của vấn đề. Làm rõ người làm chứng và người chứng kiến có ý nghĩa lớn đối với cơ quan thi hành án và mỗi người công dân .

  • Đối với cơ quan thi hành án: nhận định đúng đối tượng tham gia là người làm chứng, yêu cầu đúng đối tượng tham gia chứng kiến.
  • Đối với công dân: trong rường hợp có vụ án xảy ra họ có thể biết được mình có khả năng làm người làm chứng hay không? Hiểu biết được khái quát những quy định pháp luật về người làm chứng như trường hợp nào không được làm chứng thông qua khoản 2 điều 66 BLTTHS 2015. Cũng như khi tham gia vào quá trình tố tụng học có quyền, nghĩa vụ gì?

Như vậy, từ những hiểu biết trên giúp chúng ta tránh được sự nhầm lẫn giữa người tham gia làm chứng và người tham gia chứng kiến trong vụ án hình sự.

Ví dụ:

Người chứng kiến: Khi cơ quan điều tra tiến hành các hoạt động kê biên tài sản; khám chỗ ở, địa điểm của bị can thì điều tra viên phải mời đồng thời người đại diện chính quyền địa phương, người láng giềng và đương sự, người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình của bị can cùng tham gia chứng kiến hoạt động điều tra.


Các tìm kiếm liên quan đến người làm chứng và người chứng kiến: so sánh người làm chứng và người chứng kiến, điểm khác nhau giữa người làm chứng và người chứng kiến, điểm giống nhau giữa người làm chứng và người chứng kiến, người làm chứng và người chứng kiến giống hay khác nhau, người biết việc trong tố tụng hình sự, người biết việc là gì, người làm chứng trong tố tụng hình sự 2003, người làm chứng là gì, người làm chứng trong luật dân sự, người làm chứng trong tố tụng dân sự, người chứng kiến trong biên bản vi phạm hành chính, Ý nghĩa của người chứng kiến, Người chứng kiến là gì, Lời chứng của người làm chứng,…

5/5 - (2 bình chọn)

Cơ sở pháp lý

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Người làm chứng là gì? Người chứng kiến là gì?

  • Người làm chứng hay nhân chứng được quy định tại điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, theo đó, “Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.”
  • Người chứng kiến được quy định tại điều 67 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, theo đó “ Người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.”

Cơ sở pháp lý

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Người làm chứng là gì? Người chứng kiến là gì?

  • Người làm chứng hay nhân chứng được quy định tại điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, theo đó, “Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.”
  • Người chứng kiến được quy định tại điều 67 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, theo đó“ Người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.”

Điểm giống nhau giữa người chứng kiến và người làm chứng

  • Đều là người được biết những chi tiết khi có vụ án xảy ra
  • Có quyền tham gia vào quá trình tố tụng hình sự.

Phân biệt người làm chứng và người chứng kiến trong tố tụng hình sự

Dưới đây là các tiêu chí để phân biệt người làm chứng và người chứng kiến:

Tiêu chíNgười làm chứng (nhân chứng)Người chứng kiến
Căn cứ pháp lýĐiều 66, 382, 383 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015Điều 67 bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Bản chấtLà người biết được tình tiết liên quan đến vụ án, tội phạm và được cơ quan có thẩm quyền triệu tập đến làm chứng.Là người được mời để chứng kiến hoạt động điều tra trong các trường hợp do BLTTHS quy định.
Những người không được làm chứng/làm ngườichứng kiến
  • Người bào chữa của người bị buộc tội;
  • Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.
  • Người thân thích của người bị buộc tội, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
  • Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức đúng sự việc;
  • Người dưới 18 tuổi;
  • Có lý do khác cho thấy người đó không khách quan.
Quyền– Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;– Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;

– Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng;

– Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.

– Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;– Yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tuân thủ quy định của pháp luật, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;

– Xem biên bản tố tụng, đưa ra nhận xét về hoạt động tố tụng mà mình chứng kiến;

– Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia chứng kiến;

– Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ– Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;– Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó.– Có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;– Chứng kiến đầy đủ hoạt động tố tụng được yêu cầu;

– Ký biên bản về hoạt động mà mình chứng kiến;

– Giữ bí mật về hoạt động điều tra mà mình chứng kiến;

– Trình bày trung thực những tình tiết mà mình chứng kiến theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Xử lý vi phạmKhai báo gian dối hoặc từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy địnhNgười chứng kiến có trách nhiệm xác nhận nội dung, kết quả công việc mà người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã tiến hành trong khi mình có mặt và có thể nêu ý kiến cá nhân. Ý kiến này được ghi vào biên bản. Và không bị xử lý khi cung cấp sai tài liệu, sự thật hoặc khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo.

Trên đây là những chia sẻ của Luật Dragon Việt Nam vềPhân biệt người làm chứng (nhân chứng) và người chứng kiến.Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.

Xếp hạng
 5/5