Sữa công thức khui ra để được bao lâu

Bạn cho rằng sữa bột đã mở nắp được một thời gian dài nhưng không bị vón cục, không đổi màu vẫn có thể sử dụng? Không đâu! Nếu bạn chưa nắm rõ sữa bột mở nắp để được bao lâu và vẫn cho trẻ uống thì có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết được khoảng thời gian sử dụng sữa tốt nhất sau khi đã mở nắp.

Xem thêm: 

  • Top 15 loại sữa giúp trẻ tăng chiều cao

Sữa công thức khui ra để được bao lâu

Theo Tổ chức y tế thế giới WTO khuyến cáo sữa bột mở nắp để được 30 ngày

Sữa bột là loại sữa phổ biến nhất cha mẹ sử dụng để bổ sung chất dinh dưỡng, giúp trẻ phát triển toàn diện trong giai đoạn đầu đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng sữa đúng cách, trong đó có thể kể đến vấn đề sữa bột mở nắp để được bao lâu. Đặc điểm của sữa bột là sử dụng nhiều lần trong một ngày, do đó cần tuân thủ thời hạn dùng sau khi mở nắp cũng như các nguyên tắc bảo quản, như vậy mới đảm bảo được sự tươi ngon và an toàn của sữa.

Sữa bột sau khi mở nắp có thể sử dụng lâu hơn so với sữa nước. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn có thể sử dụng quá lâu dài, sữa bột cũng có một thời hạn sử dụng nhất định sau khi nắp đã bị cậy mở. Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới WTO và các nhà sản xuất sữa, sữa bột nên sử dụng trong vòng 30 ngày sau khi mở nắp để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho trẻ.

Vậy nếu sữa đã mở nắp quá một tháng nhưng không bị vón cục, không đổi màu, không lên men…thì vẫn có thể tiếp tục sử dụng? Không đâu, bạn vẫn nên loại bỏ sữa này để mua một hộp mới cho con. Khoảng thời gian 30 ngày theo khuyến cáo của nhà sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng, trong giai đoạn này sữa sẽ tiếp xúc với không khí, điều kiện thời tiết, nhiệt độ bên ngoài, tiếp xúc với các vi khuẩn, vi sinh vật…. nhưng vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng, không bị biến chất.

Ngoài 30 ngày mở nắp, một số thành phần có lợi trong sữa sẽ biến thành các chất có hại cho cơ thể, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Do đó, dù sữa vẫn có màu vàng kem đẹp mắt, không vón cục, không nấm mốc…thì bạn cũng tuyệt đối không được sử dụng cho con.

Cơ quan tiêu hóa cùng hệ miễn dịch của trẻ vẫn chưa được hoàn thiện, bởi vậy sử dụng sữa bột đã mở nắp quá 30 ngày thật sự rất nguy hiểm. Nếu mẹ không nắm rõ sữa bột mở nắp dùng trong bao lâu mà cho con uống một cách vô tội vạ, trẻ có thể gặp hải một số vấn đề như tiêu chảy, đau bụng, nôn trớ, co thắt dạ giày, ngộ độc sữa..

Sữa công thức khui ra để được bao lâu

Bảo quản sữa bột lâu hỏng nhất

Nếu bạn đã nắm rõ sữa bột mở nắp để được bao lâu thì đó là điều đáng mừng, bởi bạn có thể giúp con mình tránh được những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe nếu uống sữa đã bị biến chất. Tuy nhiên, có thể bạn vẫn chưa biết làm thế nào để bảo quản sữa đã mở nắp đúng cách, giúp sữa giữ được sự tươi ngon và lâu bị hỏng. Vậy thì bạn có thể tham khảo một số cách đơn giản dưới đây và áp dụng cho bản thân nhé:

– Đọc kĩ hướng dẫn

Hướng dẫn sử dụng được ghi đầy đủ trên bao bì sữa, là phần không thể thiếu với hầu hết các loại sản phẩm. Nhà sản xuất đưa ra mục này nhằm giúp người tiêu dùng biết cách sử dụng sữa một cách đúng đắn nhất. Trong phần hướng dẫn, chắc chắn bạn sẽ biết được sữa bột đã mở nắp để được bao lâu và cách bảo quản sữa như thế nào.

Bảo quản nơi khô ráo

Sữa bột bị ảnh hưởng lớn bởi tác động từ môi trường bên ngoài, do đó bạn nên tránh để sữa ở những nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, không để gần bếp, không để trong tủ lạnh, không để ở nơi có độ ẩm cao.

Nếu môi trường bảo quản không thích hợp, các thành phần dinh dưỡng trong sữa có thể bị biến đổi. Nhiệt độ phòng là lý tưởng để bảo quản sữa bột đã mở nắp cũng như sữa chưa mở nắp là dưới 25 độ C.

– Đóng chặt nắp khi không sử dụng

Để tránh sữa bột đã mở nắp phải tiếp xúc nhiều với không khí, ngăn chặn bụi, kiến, gián, các sinh vật…rơi vào trong sữa thì bạn cần đậy nắp hộp thật kín sau khi sử dụng. Nên hạn chế mở nắp hộp càng ít càng tốt để sữa thơm ngon nhất.

– Tránh để trong tủ lạnh

Nhiều mẹ có thói quen để sữa trong tủ lạnh vì cho rằng trong tủ không có vi khuẩn, không bị côn trùng xâm nhập, bảo quản lạnh sữa sẽ lâu hỏng… Tuy nhiên, đây là một sai lầm cần phải sửa đổi ngay, độ ẩm trong tủ lạnh có thể khiến sữa bột tăng cường hút ẩm và bị ẩm mốc, vón cục. Nếu thời tiết mùa hè quá nóng, bạn lo sợ sữa sẽ bị hỏng thì chỉ cần để ở nơi thoáng mát, ít tiếp xúc với ánh nắng chứ không nhất thiết phải bảo quản trong tủ lạnh.

– Chia lượng nhỏ sữa bột nếu mua hộp lớn

Nếu lượng sữa bột hằng ngày bé ăn ít, mở một hộp lớn sẽ không thể dùng hết trong một tháng, vậy thì bạn nên cân nhắc sử dụng hộp nhỏ loại 400g sẽ hợp lý hơn. Trong trường hợp sử dụng hộp lớn 900g, bạn nên chia nhỏ sữa vào các hộp khác nhau, đậy nắp kín và sử dụng dần để tránh cho việc mở nắp nhiều lần làm hỏng sữa.

Những thông tin trên đây đã giúp bạn nắm rõ sữa bột mở nắp để được bao lâu, cách bảo quản sữa như thế nào là đúng cách…Hi vọng bạn đã có thêm kiến thức hữu ích trong hành trình nuôi con khỏe mạnh của mình. Chúc mẹ và bé thật nhiều niềm vui và sức khỏe!

Sữa công thức khui ra để được bao lâu

Sữa mẹ rất tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhưng vì nhiều lý do, bé sơ sinh phải uống sữa công thức hoặc vừa uống cả sựa mẹ và sữa công thức. Tuy nhiên, khi cho bé uống sữa công thức mẹ cần phải lưu ý nhiều điều.

Sữa công thức để được bao lâu sau khi pha là điều mà các bà mẹ bỉm sữa cần phải lưu ý nhiều nhất. Bởi vì, thực tế sẽ có những lúc mẹ cần phải pha sữa sẵn để con kịp uống khi đói. Hoặc đôi khi mẹ cần pha sữa cho con sẵn vì gia đình đi chơi xa không tiện để làm các công đoạn trước khi pha sữa.

Bài viết này, MarryBaby sẽ giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề cho trẻ sơ sinh uống sữa công thức. Các mẹ cùng tham khảo nhé!

Sữa công thức là gì?

Sữa công thức là một sản phẩm làm từ sữa từ động vật. Sản phẩm này đã được xử lý thông qua dây chuyền sản xuất để bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Đồng thời, quá trình xử lý này cũng có thể giúp bảo quản sữa được lâu dài và tiện trong việc vận chuyển.

Tùy vào từng đối tượng, sữa sẽ có những công thức khác nhau. Tuy nhiên, thành phần chính của sữa công thức vẫn là protein, carbohydrate, chất béo, canxi, chất khoáng,…

Trên thị trường có 3 loại sữa công thức cơ bản:

  • Sữa công thức pha sẵn
  • Sữa cô đặc
  • Sữa công thức dạng bột

Sữa công thức để được bao lâu sau khi pha?

Với mẹ cho con bú hoàn toàn, khi bé đói sẽ được thưởng thức dòng sữa nóng. Trẻ sơ sinh dùng sữa công thức cũng vậy, sau khi pha chuẩn tỷ lệ, bé cần được bú ngay. Việc dùng bình ủ chỉ trong trường hợp hạn hữu khi cả nhà có việc đi ra ngoài.

Đã có không ít bà mẹ thắc mắc, “sữa công thức để được bao lâu sau khi pha?”. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời gian bảo quản sữa công thức sau khi pha tối đa chỉ được 2 giờ. Nếu sau 2 giờ, bé không uống được lượng sữa còn lại thì nên đổ bỏ. Các mẹ không nên để dành sữa còn lại cho cữ sau vì đã có nước bọt của bé, sữa không còn sạch nữa. Đó cũng là lý do mẹ cần theo dõi kỹ lượng sữa bé cần trong từng giai đoạn để tránh pha dư.

Lý do không cho trẻ dùng lại lượng sữa để thừa sau 2 giờ là để trẻ tránh nhiễm khuẩn. Nhất là vi khuẩn Crono – loại khuẩn có thể dẫn đến nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não, rất nguy hiểm. Mẹ cần lưu ý điều này thật kỹ lưỡng nhé!

Sữa công thức để được bao lâu sau khi pha phụ thuộc vào nhiệt độ nước

Sữa công thức khui ra để được bao lâu

Bên cạnh việc sữa công thức để được bao lâu sau khi pha mẹ cần lưu ý thêm vấn đề nhiệt độ nước pha sữa. Đây là một trong những yếu tố giúp sữa ngon miệng và kích thích cho trẻ sơ sinh chăm uống sữa hơn.

Ở mỗi loại sữa, các nhà sản xuất luôn có hướng dẫn cụ thể về dung tích và nhiệt độ nước khi pha sữa cho trẻ. Có nhiều loại sữa chỉ có thể hòa tan hết với nhiệt độ trên 70ºC. Nhưng cũng có nhiều loai sữa chỉ có thể giữ được các dưỡng chất và vitamin khi được pha ở nhiệt độ 50ºC.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, nếu pha sữa bột bằng nước nóng ở nhiệt độ từ 60-80ºC thì một số thành phần dinh dưỡng trong sữa bị biến chất. Bởi vì thành phần dinh dưỡng của sữa công thức chủ yếu là tinh bột lúa mì, mỡ, protein, đường nho… Nếu mẹ pha sữa bằng nước sôi ở nhiệt độ cao, các thành phần dinh dưỡng dễ bị phân giải vì thế trẻ sẽ không hấp thụ được toàn diện chất dinh dưỡng.

Các bước pha sữa công thức chuẩn nhất

Sữa công thức để được bao lâu sau khi pha xong cũng phụ thuộc vào việc mẹ có pha sữa đúng chuẩn chưa. Dưới đây là các bước hướng dẫn pha sữa công thức chuẩn nhất:

  • Rửa tay sạch sẽ trước khi pha sữa cho bé. Sau đó, mẹ tiệt trùng bình sữa và núm vú.
  • Đun sôi nước, để nước ấm khoảng 40 – 50ºC và rót lượng nước cần dùng vào bình.
  • Múc sữa bột trong hộp bằng thìa có sẵn (số thìa tính bằng thìa gạt).
  • Cho sữa vào bình đã có nước theo đúng liều lượng nhà sản xuất đã hướng dẫn.
  • Lắc đều cho sữa tan hết, cho phần núm vú cao su vào, xoáy chặt.
  • Kiểm tra nhiệt đột sữa bằng cách nhỏ vài giọt lên mu bàn tay. Làm như thế để không lây bệnh cho bé mà vẫn biết nhiệt độ sữa đã thích hợp hay chưa.

>> Mẹ có thể quan tâm: Bảo quản và pha sữa sai cách cũng có thể gây táo bón ở trẻ

Một số cách bảo quản sữa bột đã pha

Sữa công thức để được bao lâu sau khi pha? Nếu mẹ muốn pha sẵn sữa để dành cho bé bú cữ sau. Hoặc bé phải cùng mẹ ra ngoài lâu nên phải pha sữa sẵn. Mẹ có thể áp dụng một số cách bảo quản sau:

1. Bảo quản sữa trong tủ lạnh sau khi pha

Để tránh nhiễm khuẩn, mẹ nên bảo quản sữa trong tủ lạnh ngay sau khi pha sữa. Mẹ lưu ý không bảo quản sữa sau khi trẻ đã bú và còn dư. Nếu để sữa dư bảo quản trong tủ lạnh thì vi khuẩn có thể phát triển chậm hơn so với để bên ngoài. Vì thế bảo quản sữa sẽ được lâu hơn, tối đa đến 24 giờ.

2. Bảo quản trong túi giữ lạnh

Trường hợp mẹ và bé yêu phải đi xa trong vài tiếng đồng hồ. Mẹ có thể mang theo bình sữa đã pha bỏ vào túi giữ lạnh. Mẹ nhớ cho đá vào bên trong túi nữa nhé. Cách làm này sẽ giúp bảo quản sữa công thức cho bé dùng trong vòng 4 tiếng đồng hồ.

Mẹ có thể mang theo hộp sữa công thức cho trẻ sơ sinh loại nhỏ khi đi ra ngoài. Điều này sẽ giúp mẹ tiện pha sữa với nước nóng trong bình giữ nhiệt. Cách làm này vừa bảo đảm được sữa của con được nóng và uống liền ngay sau khi pha.

Những lưu ý khi bảo quản sữa công thức

Sữa công thức khui ra để được bao lâu

1. Sữa công thức để được bao lâu sau khi pha: Không bắt buộc phải làm nóng sữa

Sữa công thức cho trẻ sơ sinh đã bảo quản trong tủ lạnh không bắt buộc phải làm nóng. Mẹ chỉ cần cho sữa ra ngoài khoảng 1 tiếng đồng hồ để đạt tới nhiệt độ phòng. Hoặc mẹ làm ấm lên bằng cách đặt trong một bình nước nóng hay máy hâm sữa. Nhưng mẹ tuyệt đối không dùng lò vi sóng hâm sữa.

2. Kiểm tra nhiệt độ sữa trước khi bé uống

Sau khi làm nóng sữa, mẹ phải kiểm tra nhiệt độ của sữa trước khi cho con bú. Điều này để chắc chắn là sữa không quá nóng sẽ có nguy cơ làm phỏng miệng và lưỡi của con.

3. Dán nhãn ghi rõ ngày/ giờ pha sữa

Sau khi bảo quản sữa, mẹ nên dán nhãn ghi rõ ngày giờ pha sữa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé yêu. Việc làm này cũng giúp mẹ ghi nhớ thời gian cụ thể khi pha sữa tránh để trẻ sơ sinh uống sữa đã pha quá lâu.

Tóm lại, sữa công thức để được bao lâu sau khi pha? Mẹ cần ghi nhớ hai điều sau khi pha sữa để tốt cho sức khỏe của trẻ. Khoảng thời gian tối đa để sữa ở ngoài là 2 giờ đồng hồ. Nếu cần bảo quản nên để ngăn mát tủ lạnh và chỉ giữ được trong 24 giờ.

Hy vọng với bài viết sữa công thức để được bao lâu sau khi pha của MarryBaby sẽ giúp ích cho mẹ bỉm sữa. Nếu mẹ còn thắc mắc gì về cách nuôi dạy con thì truy cập vào MarryBaby ngay nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.