Tác dụng phụ khi uống thuốc kích trứng

Hiện nay, thuốc kích thích buồng trứng có hai dạng là uống và tiêm kích trứng. Đối với những gia đình mong muốn có con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), vai trò của thuốc kích trứng là rất quan trọng để thành công. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên lưu ý những tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc hỗ trợ sinh sản.

Một số tác dụng phụ cần lưu ý sau khi tiêm kích thích trứng

Hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS)

Quá kích buồng trứng là một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc kích thích buồng trứng. Thuốc hỗ trợ sinh sản cố ý kích thích buồng trứng đẻ nhiều trứng hơn bình thường.

Điều này đặc biệt phổ biến đối với những người sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), nhưng nó cũng có thể áp dụng cho những người sử dụng chromid và gonadotropins cho công nghệ hỗ trợ sinh sản. Hầu hết các trường hợp OHSS là nhẹ, nhưng OHSS nặng cũng có thể xảy ra.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, OHSS có thể gây ra cục máu đông và suy thận. Trong những trường hợp nghiêm trọng của hội chứng quá kích buồng trứng, nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến khả năng sinh sản và thậm chí đe dọa tính mạng. Nhận biết nhanh chóng các triệu chứng và điều trị sớm là chìa khóa để quản lý các tác dụng phụ của các loại thuốc này.

Tác dụng phụ khi uống thuốc kích trứng

Quá kích buồng trứng là một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc kích thích buồng trứng

Suy buồng trứng

Lạm dụng thuốc kích thích buồng trứng có thể khiến buồng trứng và các chức năng của chúng suy giảm, khiến việc thụ thai càng trở nên khó khăn hơn. Một khi chức năng suy giảm thì ham muốn tình dục cũng giảm theo do nội tiết tố thay đổi.

Tác dụng phụ khi uống thuốc kích trứng

Lạm dụng thuốc kích thích buồng trứng có thể khiến buồng trứng và các chức năng của chúng suy giảm

Nguy cơ đa thai

Có thể bạn đã nhận thức được nguy cơ đa thai khi sử dụng thuốc hỗ trợ sinh sản nói chung và thuốc kích thích buồng trứng nói riêng. Nguy cơ sảy thai sẽ phụ thuộc vào phương pháp điều trị sinh sản mà bạn đang trải qua và các loại thuốc bạn đang sử dụng.

Ví dụ, nguy cơ sinh đôi với gonadotropins cao hơn gấp ba lần so với clomid. Có tới 30% trường hợp mang thai do gonadotropins là đa thai. Hai phần ba số trường hợp mang thai này là song thai và một phần ba là sinh ba hoặc thai ở mức bậc cao. Trong một số trường hợp, các cặp vợ chồng hiếm muộn có thể muốn sinh đôi hoặc sinh ba, nhưng đây không phải là lựa chọn tốt nhất cho bạn hoặc con bạn.

Tác dụng phụ khi uống thuốc kích trứng

Nguy cơ đa thai khi sử dụng thuốc hỗ trợ sinh sản nói chung và thuốc kích thích buồng trứng nói riêng khá cao

Nguy cơ dị tật bẩm sinh

Một số loại thuốc có chứa các thành phần có thể gây tác dụng phụ có hại cho thai nhi và gây dị tật bẩm sinh. Để tránh điều này, bạn phải dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Mang thai ngoài tử cung

Phụ nữ dùng gonadotropins có tăng nhẹ nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Hậu quả là chửa ngoài tử cung nếu không được phát hiện và can thiệp sớm rất có thể sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ. Nếu bạn cảm thấy đau khớp ở xương chậu, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được giúp đỡ.

Tác dụng phụ khi uống thuốc kích trứng

Phụ nữ dùng gonadotropins có tăng nhẹ nguy cơ mang thai ngoài tử cung

Xoắn buồng trứng

Xoắn buồng trứng là một biến chứng của hội chứng quá kích buồng trứng. Hai phần trăm phụ nữ dùng gonadotropins sẽ phát triển xoắn buồng trứng, nhưng với các biện pháp phòng ngừa phù hợp, bao gồm hạn chế hoạt động, biến chứng này rất hiếm.

Thuốc hỗ trợ sinh sản có tác dụng làm to buồng trứng nhưng đôi khi có thể khiến buồng trứng tự xoắn, gây tắc nghẽn nguồn cung cấp máu. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ khối xoắn hoặc thậm chí cắt bỏ buồng trứng.

Tác dụng phụ khi uống thuốc kích trứng

Xoắn buồng trứng là một biến chứng của hội chứng quá kích buồng trứng

Cách giảm rủi ro khi thực hiện kích thích trứng

Bất kỳ loại thuốc nào cũng sẽ đều có tác dụng phụ. Tuy nhiên, có một số điều bạn hoặc bác sĩ có thể làm để giảm nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là một số giải pháp được gợi ý để tránh hoặc giảm một số tác dụng phụ do thuốc gây ra:

  • Bạn có thể cân nhắc dùng thuốc vào buổi tối hoặc uống trong bữa ăn.

  • Thảo luận với bác sĩ của bạn về thời gian tốt nhất và cách tốt nhất để uống thuốc. Nên bắt đầu với liều thấp nhất và sau đó tăng liều nếu không có tác dụng, hơn là bắt đầu với liều cao.

  • Hãy cho bác sĩ biết nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào xảy ra, ngay cả khi chúng là tác dụng phụ liên quan đến tâm trạng (mà nhiều người không nói với bác sĩ của họ).

  • Đề xuất loại thuốc thay thế nếu cần.

  • Theo dõi chặt chẽ chu kỳ là điều quan trọng để giảm nguy cơ mang đa thai. Nếu bạn đang tiêm gonadotropin hoặc uống clomid, siêu âm có thể hữu ích để xác định có bao nhiêu nang trứng tiềm năng đang phát triển. Bác sĩ có thể hủy bỏ chu kỳ của bạn nếu ông ấy cho rằng nguy cơ đa thai là cao. Theo đó, hãy lắng nghe bác sĩ để có những lựa chọn tốt nhất. Hãy nhớ rằng đa thai có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và những đứa con tương lai (và thậm chí là tính mạng của bạn). Với điều trị IVF, nguy cơ đa thai của bạn có thể được giảm bớt chỉ với một lần chuyển phôi (SET). Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng cho những trường hợp đặc biệt. Chia sẻ với bác sĩ về những suy nghĩ cũng như lựa chọn của bạn. 

  • Hãy cẩn thận với những phòng khám hiếm muộn đi quá xa trong việc quảng cáo về sự thành công của các phương pháp điều trị hiếm muộn của họ.

  • Hãy nhớ rằng ngay cả khi được theo dõi cẩn thận và bác sĩ có trách nhiệm, bạn vẫn có thể phát triển OHSS hoặc sinh đôi trở lên. Trong trường hợp này, điều tốt nhất bạn nên làm là tuân theo lời khuyên điều trị của bác sĩ và chăm sóc bản thân. Chăm sóc trước khi sinh tốt có thể làm giảm nguy cơ mang đa thai.

Tác dụng phụ khi uống thuốc kích trứng

Chia sẻ với bác sĩ về những suy nghĩ cũng như lựa chọn của bạn

Thuốc rụng trứng có ảnh hưởng gì không là băn khoăn của nhiều chị em vất vả vì lỡ làm mẹ nhiều lần. Mặc dù vẫn còn nhiều rủi ro liên quan đến các phương pháp kích thích rụng trứng, chúng vẫn là những phương pháp tương đối an toàn, hiệu quả và giá cả hợp lý.

Hãy chia sẻ bài viết này đến mọi người để cùng bảo vệ sức khỏe cho các “bà bầu” đang trong thời kỳ chuẩn bị mang thai.

Nga Linh

Nguồn Tham khảo: Tổng hợp

Trong quy trình làm IVF, tiêm thuốc kích trứng là một trong những bước quan trọng, có tác động rất lớn đến tỷ lệ thành công của kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Vậy, tiêm thuốc kích trứng là gì? Những vấn đề cần biết về tiêm thuốc kích trứng IVF sẽ được các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sản phụ khoa giải đáp ngay sau đây.

1. Kỹ thuật tiêm thuốc kích trứng ivf là gì?

Tiêm thuốc kích trứng là phương pháp tiêm các loại thuốc nội tiết tố nhằm giúp trứng đẩy mạnh quá trình phát triển đến giai đoạn trưởng thành, chín và rụng. Đến khi nang trứng trưởng thành, trứng đạt tiêu chuẩn về nội tiết và kích thước, các bác sĩ sẽ chỉ định tiêm mũi tiêm rụng trứng (hay còn gọi là tiêm HCG).

Tiêm thuốc kích trứng IVF được chỉ định cho những cặp vợ chồng duy trì quan hệ tình dục thường xuyên trong thời gian từ 1-2 năm và không sử dụng các biện pháp tránh thai nhưng vẫn không có con; các trường hợp vô sinh do không phóng được noãn, rối loạn phóng noãn; chị em bị đa nang buồng trứng, làm thụ tinh nhân tạo hay thụ tinh trong ống nghiệm.

Bên cạnh đó, thủ thuật này cũng được bác sĩ chỉ định với trường hợp kích trứng liều thấp nhằm tăng khả năng có thai tự nhiên cho người phụ nữ.

Tác dụng phụ khi uống thuốc kích trứng

Tiêm thuốc kích trứng làm IVF giúp đẩy nhanh quá trình phát triển, chín và rụng của trứng

2. Những điều cần biết về tiêm thuốc kích trứng IVF

Dưới đây là những điều chị em cần biết về quá trình tiêm thuốc kích trứng làm IVF:

2.1 Tiêm thuốc kích trứng từ 10 – 12 ngày

Thời gian lý tưởng nhất để tiêm thuốc kích trứng là trong khoảng từ 10 – 12 ngày. Cụ thể vào ngày thứ 2 của chu kì, tùy theo tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành kích thích buồng trứng theo phác đồ điều trị phù hợp với từng cặp vợ chồng. Thời gian điều trị hay các loại thuốc sử dụng kích trứng sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh thực tế trong quá trình điều trị theo phác đồ.

Cụ thể, người vợ có thể được sử dụng thuốc kích trứng bằng cách tiêm hay uống hoặc kết hợp cả hai. Thông thường, với những trường hợp đáo ứng với thuốc kích trứng dạng uống sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kích trứng dạng tiêm (bác sĩ khuyến cáo tiêm thuốc kích trứng làm IVF nên tiêm ở bắt tay hoặc vùng da dưới rốn.

2.2 Cần theo dõi liên tục về độ đáp ứng thuốc của buồng trứng

Trong thời gian sử dụng thuốc kích trứng, bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của nang trứng bằng cách xét nghiệm máu và siêu âm nang noãn, từ đó tùy theo đáp ứng thuốc của người bệnh bác sĩ sẽ điều chỉnh thuốc sử dụng.

Khi đã có được số lượng nang trứng đạt yêu cầu, bác sĩ sẽ tiêm 1 mũi HCG nhằm kích thích trứng trưởng thành. Sau khi tiêm HCG từ 24- 36 giờ thủ thuật chọ hút trứng sẽ được tiến hành nhằm mục đích lấy được các trứng đạt yêu cầu từ người vợ, đem thụ tinh với tinh trùng của người chồng trong ống nghiệm.

Các bác sĩ cũng lưu ý: Trong quá trình tiêm thuốc kích trứng làm IVF, người vợ không được phép tùy tiện sử dụng bất kì loại thuốc nào kể cả bằng đường tiêm hay đường uống mà không được bác sĩ chỉ định.

2.3 Không làm việc quá sức

Theo các bác sĩ, sau khi tiêm thuốc kích trứng người bệnh hoàn toàn có thể làm việc, sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, cần tránh vận động mạnh, làm việc quá sức, hoạt động mạnh và kiêng quan hệ vợ chồng vì có thể gây ra nguy cơ vỡ nang buồng trứng, xoắn buồng trứng rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự thụ thai.

Tác dụng phụ khi uống thuốc kích trứng

Không làm việc quá sức, vận động nhẹ nhàng sau tiêm thuốc kích trứng

2.4 Bổ sung nguồn thực phẩm tươi, tự nhiên

Ăn uống đầy đủ các dưỡng chất với chế độ khoa học, ưu tiên các thực phẩm tươi sạch. Có thể bổ sung các loại rau củ, trứng, cá, thịt bò, sữa… Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp chứa chất phụ gia; các đồ ăn nhanh, chiên rán chứa chất béo động vật, chất béo chuyển hóa chứa…

Đồng thời, tránh sử dụng các chất kích thích hay những đồ uống chứa cồn vì chúng sẽ làm giảm chất lượng của trứng cũng như uống đủ tối thiểu 2 lít nước/ngày.

3. Một số tác dụng phụ thường thấy sau khi tiêm thuốc kích trứng IVF

Tiêm thuốc kích trứng sẽ giúp thu được số lượng trứng trưởng thành có chất lượng tốt phục vụ quá trình thụ tinh trong ống nghiệm đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, khi tiêm thuốc kích trứng, người bệnh cũng sẽ phải đối mặt với một số tác dụng phụ thường thấy như sau:

3.1 Đau bụng dưới

Người bệnh có thể xuất hiện đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn ở phần bụng dưới trong khoảng thời gian từ 12- 24 giờ sau tiêm thuốc kích thích trứng. Ở một số trường hợp, tình trạng đau bụng có thể xuất hiện rải rác khiến cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu, gây bất tiện cho sinh hoạt.

Về cơ bản đau bụng dưới không quá nguy hiểm và sẽ tự hết vào ngày thứ 3- 5 sau tiêm thuốc. Do đó, bạn không cần quá lo lắng nếu gặp phải tác dụng phụ này.

Tác dụng phụ khi uống thuốc kích trứng

Đau bụng dưới là tác dụng phụ thường thấy sau khi tiêm thuốc kích trứng

3.2 Chướng bụng

Tiêm thuốc kích thích rụng trứng cũng khiến cho chị em bị chướng bụng, bụng căng tức khiến chị em khó chịu, mệt mỏi. Đây chỉ là phản ứng nhẹ sau tiêm của cơ thể và có thể biến mất sau vài ngày mà không nhất thiết phải sử dụng các loại thuốc điều trị.

3.3 Tiêu chảy

Đây cũng là một trong những tác dụng phụ thường thấy sau tiêm thuốc kích trứng IVF. Lúc này người vừa tiêm thuốc kích trứng nên tăng cường bổ sung nước, tránh ăn các thực phẩm từ sữa và ăn thức ăn giàu tinh bột, hiện tượng sẽ nhanh chóng biến mất.

3.4 Tim đập nhanh

Một trong những vấn đề lưu ý mà các bác sĩ đưa ra cho người bệnh sau tiêm thuốc kích thích buồng trứng đó là nên nghỉ ngơi thật nhiều và tránh vận động mạnh. Bởi sau tiêm cơ thể cũng sẽ mệt mỏi, rất nhiều trường hợp xuất hiện tình trạng tim đập nhanh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Vì thế, nghỉ ngơi thật nhiều là cách để cải thiện và nhanh chóng giúp loại bỏ tình trạng này.

3.5 Buồn nôn

Ngoài những tác dụng phụ kể trên thì người bệnh cũng sẽ phải đối mặt với những cơn buồn nôn. Tuy nhiên, tình trạng này cũng sẽ không kéo dài lâu nên phái yếu đừng quá lo lắng nhé.

Theo cơ chế bảo vệ của cơ thể, tiêm thuốc kích trứng cũng giống như một loại kháng nguyên lạ với cơ thể nên sau khi tiêm vẫn có thể xảy ra tình trạng phản ứng thay đổi của người bệnh. Vì thế cần theo dõi sát sao về các tác dụng phụ xảy ra tránh để chúng trở thành biến chứng nặng. Hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Tác dụng phụ khi uống thuốc kích trứng

Bạn đừng quá lo lắng nếu cảm thấy buồn nôn, nôn sau tiêm thuốc kích trứng IVF

Với những thông tin cung cấp trong bài viết, chắc chắn chị em đã hiểu được những vấn đề xung quanh thủ thuật tiêm thuốc kích trứng IVF. Vì thế, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh hãy tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và thực hiện thăm khám định kỳ nhé.