Tại sao copa america lại chỉ có 4 đội

Các đội tuyển đều đồng ý tham gia Copa America 2021 nhưng không phải tất cả đều "toàn tâm, toàn ý".

Tại sao copa america lại chỉ có 4 đội
Copa America 2021 không thực sự được người Brazil nói riêng và Nam Mỹ nói chung chờ đón. Ảnh: Sportco

3 ngày sau thời điểm Châu Âu chào đón ngày hội bóng đá với EURO 2020, khu vực Nam Mỹ cũng bước vào giải đấu của riêng mình. Kỳ Copa America lần thứ 47 trong lịch sử sẽ khai mạc lúc 4h ngày 14.6 (giờ Việt Nam), thế nhưng khó có thể gọi đây là lễ hội bóng đá như thường lệ.

Cũng như EURO 2020, số phận của Copa America năm nay cũng rất lênh đênh và mong manh, khi bị hoãn lại 1 năm bởi dịch COVID-19. Cho đến nửa cuối tháng 5, lần lượt 2 nước chủ nhà là Colombia và Argentina rút quyền đăng cai vì những vấn đề riêng.

Copa 2020 khổ sở, 2 khách mời xin rút và Liên đoàn bóng đá Nam Mỹ (CONMEBOL) thay đổi thể thức, chỉ chia 2 bảng, phân chia các đội theo miền Nam, miền Bắc và cuối cùng chủ nhà lại là Brazil, quốc gia đã đăng cai cách đây 2 năm. Trên thực tế, việc Brazil nhận quyền đăng cai cũng vấp phải sự chỉ trích, đặc biệt là Chính phủ của Tổng thống Jair Bolsonaro và bị các đảng đối lập cho là không quan tâm đến sức khỏe người dân, của cầu thủ trong bối cảnh COVID-19 vẫn bao phủ.

Nhưng Tòa án tối cao Brazil vẫn quyết định đồng ý để giải đấu diễn ra, với điều kiện y tế phải được cam kết đảm bảo. Thật khó có thể đảm bảo, bởi ngay trước ngày khai mạc, thành viên của 2 đội tuyển Venezuela và Bolivia được xác định là có những ca nhiễm COVID-19.

Theo CONMEBOL, họ cho phép các đội được thay người thoải mái khi có các trường hợp nhiễm COVID-19, do vậy các trận đấu sẽ không bị hoãn. Không may cho Venezuela phải đá trận khai mạc với chủ nhà Brazil. Đã khốn lại càng khó, huấn luyện viên Jose Peseiro đã phải triệu tập gấp 15 cầu thủ mới đang thi đấu tại giải quốc nội tới lấp chỗ trống.

Copa America 2021 đã có bước khởi động trục trặc. Bởi thực chất, tuy các đội tuyển đồng ý tham dự nhưng nhiều cầu thủ miễn cưỡng, không có tâm trạng thoải mái nhất, với những lo ngại về dịch bệnh. Và chính các cầu thủ chủ nhà cũng rơi vào trạng thái đó.

Tại sao copa america lại chỉ có 4 đội
Trước ngày khai mạc, Venezuela (áo sẫm) đã phải thay gần như toàn bộ đội hình vì COVID-19, còn các cầu thủ Brazil thi đấu vì quốc gia chứ không đồng tình cách tổ chức của CONMEBOL. Ảnh: AFP

Họ đồng ý thi đấu nhưng vẫn gửi đi một lá thư thể hiện sự không hài lòng với cách làm của CONMEBOL, với quá trình chuẩn bị chưa đầy đủ: “Chúng tôi phản đối cách Copa America được tổ chức nhưng không bao giờ nói không với đội tuyển quốc gia Brazil".

Cũng với cách phân chia bảng đấu theo khu vực, tất cả lại được thấy điều trớ trêu khác. Đó là trong khi Brazil ở bảng B của các đội miền Bắc với đối thủ “chiếu dưới” như Colombia, Ecuador, Venezuela, Peru thì tại bảng A cho các đội miền Nam, Argentina rơi vào cảnh phải đại chiến với Uruguay, Paraguay, Chile và Bolivia.

Nhưng tất nhiên là Lionel Messi và các đồng đội khó có thể bị loại ngay từ vòng bảng, bởi 5 đội bóng trong bảng thì có đến 4 đội giành vé đi tiếp. Ở đây, Bolivia rõ ràng phải rơi vào cảnh “tốt thí” để phần còn lại lấy điểm.

Đã 28 năm rồi, Argentina không đứng trên đỉnh của bóng đá Nam Mỹ và giới mộ điệu không quên Lionel Messi cũng chưa từng có chức vô địch nào cùng đội tuyển quốc gia. Đây có thể là cơ hội cuối cùng chăng, khi Copa America kỳ tới vào năm 2024 thì Messi đã 36 tuổi.

Các trận đấu của Copa America 2021 diễn ra trên 5 sân ở 4 thành phố gồm Brasilia (tổ chức trận khai mạc), Cuiaba, Goiania và Rio de Janeiro (trận chung kết tại sân Maracana ngày 11.7), nhưng khán giả sẽ không được phép vào xem trực tiếp.

Lịch thi đấu ngày khai mạc (giờ Việt Nam)

Ngày 14.6:

4h Brazil – Venezuela

7h Colombia - Ecuador

Qatar và Australia, hai đối thủ của Việt Nam trong khu vực, vừa xác nhận tham dự Copa America ở Nam Mỹ vào năm sau.

LĐBĐ thế giới, FIFA, gật đầu với ý định của LĐBĐ Nam Mỹ, Conmebol. Copa America là giải đấu thường niên luôn phải mời hai khách ngoài lục địa.

Kỳ Copa America 2020 sẽ được tổ chức tại Argentina và Colombia với hai khách mời là Australia và Qatar - những nhà vô địch châu Á gần nhất.

Tại sao copa america lại chỉ có 4 đội

Australia - thành viên AFF - được mời dự Copa America mùa tới.

Đây là lần đầu tiên Australia - thành viên của LĐBĐ Đông Nam Á, AFF - nhận lời tham dự một giải đấu "xa nhà". Với Qatar, nhà đương kim vô địch châu Á và nước chủ nhà World Cup 2022, thì là lần thứ hai.

Lần đầu của Qatar chính là vào hè này ở kỳ Copa America 2019 sẽ khởi tranh vào ngày mai. Họ nằm ở bảng B với Argentina, Colombia và Paraguay.

Giờ thì đến lúc mình trả lời một số thắc mắc của nhiều người.

Tại sao các đội châu Á lại được mời đá ở giải Nam Mỹ?

Rất đơn giản, câu trả lời nằm ngay trên số ngón tay của chúng ta.

Tại sao copa america lại chỉ có 4 đội

Copa America năm sau sẽ được tổ chức trên quê hương của siêu sao Messi.

Conmebol chỉ có đúng 10 liên đoàn tưng ứng với 10 ĐTQG. Vì vậy để thuận tiện cho việc bốc thăm chia bảng, kể từ 1993 luôn có hai khách mời ngoài lục địa được đá "ké".

Tại sao Việt Nam không được mời dự Copa America?

Trước tiên chúng ta phải ngược sử một chút. 

Trong giai đoạn đầu, LĐBĐ Nam Mỹ thường ưu tiên các quốc gia thuận lợi về mặt địa lý, dùng chung ngôn ngữ và có nền văn hóa-xã hội tương đồng. Vì vậy "hàng xóm" Mexico đã dự giải này cả 10 lần từ 1993 đến 2016.

Khu vực CONCACAF (Bắc, Trung Mỹ và Caribe) được ưu ái nhất khi Costa Rica có 5 lần dự giải, Mỹ có 4 lần, Jamaica 2 và vài quốc gia nữa có một lần như Honduras, Haiti, Panama.

Tại sao copa america lại chỉ có 4 đội

Qatar và Nhật Bản, cặp chung kết Asian Cup, được mời đá ở Copa America 2019 không hẳn là nhờ chuyên môn.

Nhật Bản là đội châu Á đầu tiên được mời dự vào 1999, và cũng là đội đầu tiên ngoài châu Mỹ có vinh dự trên.

Lý do 20 là bởi năm trước nền bóng đá xứ sở hoa anh đào được truyền cảm hứng bởi các danh thủ Brazil. Năm 1999, ngôi sao số 1 của Nhật Bản là Wagner Lopes - người sinh ra ở Brazil, sau đó nhập tịch và thi đấu cho Samurai Xanh.

Nhưng thời thế thay đổi. Khoảng cách địa lý chỉ còn là chuyện nhỏ. Văn hóa xã hội cũng không còn được tính đến. Trình độ chỉ là thứ yếu.

Giờ đây yếu tố quan trọng nhất đánh giá thành công của một giải đấu là lợi nhuận thay vì chuyên môn. 

Copa America không phải ngoại lệ. Conmebol không còn chuẩn mực nào đối với khách mời, thậm chí đổi lịch, đổi luật và còn muốn tăng số khách mời lên thành 6 cho đủ 16 đội.

Tại sao copa america lại chỉ có 4 đội

ĐT Việt Nam cần tiếp tục đà thăng tiến để lọt vào mắt xanh FIFA và Conmebol.

Ý tưởng trên suýt thành hiện thực nếu Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha không vướng bận ở Nations League.

Trở lại với câu hỏi tại sao Việt Nam không được mời dự Copa America. Đó là bởi vị thế của Việt Nam chưa thể sánh với Qatar, Nhật Bản hay Australia, ít nhất ở khía cạnh truyền thông - yếu tố có thể giúp giải đấu kiếm bộn tiền từ quảng cáo và bản quyền.

Qatar vừa trở thành nước Ả-rập đầu tiên dự Copa America. Không phải vì nước này vô địch Asian Cup hồi đầu năm nay. Chiếc vé mời đã được duyệt từ tận tháng 5 năm ngoái, không lâu trước thời điểm Qatar bị cáo buộc vung tiền che mắt FIFA để giành quyền đăng cai World Cup 2022.

Á quân Asian Cup Nhật Bản thì là đứa con cưng của FIFA, được nhiều quốc gia mến mộ vì tinh thần nhân văn. 

Tại sao Copa America hai năm tổ chức 2 lần?

LĐBĐ Nam Mỹ muốn giải đấu lớn nhất của mình tổ chức vào năm chẵn, trùng với thời điểm EURO bên châu Âu. Vì vậy Copa America 2019 diễn ra ở Brazil và chưa đầy một năm thì đến Copa America 2020.

Năm sau sẽ là lần đầu tiên giải này được tổ chức ở hai quốc gia khác nhau. 12 đội tuyển.vẫn tranh tài trong tháng 6 và 7. Nhưng chỉ còn hai bảng đấu, một bảng ở Argentina và một bảng ở Colombia. Bốn đội đứng đầu hai bảng sẽ tiến vào vòng tứ kết.

Điều gì xảy ra nếu đội khách mời vô địch?

Tại sao copa america lại chỉ có 4 đội

Thật dở khóc dở cười nếu khách mời Nhật Bản và Qatar lại là nhà vô địch Nam Mỹ 2019.

Thì sẽ phải trao cúp vô địch cho khách mời thôi. Thật khôi hài khi nhà vô địch Nam Mỹ lại đến từ châu Á hay khu vực khác.

Tuy nhiên điều trên chưa bao giờ xảy ra. Mexico là đội gần với điều trên nhất, hai lần vào bán kết năm 1993 và 2001.

Đó có lẽ cũng là một trong những nguyên nhân khiến Conmebol cân nhắc không mời hai ĐT mạnh của châu Âu: Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha - hai nước dùng ngôn ngữ Latinh.