Tại sao hòa thượng họ thích

Hòa thượng là một danh hiệu, chức danh dành cho Tăng sĩ Phật giáo.

Hòa thượng (zh. héshàng 和尚[上], sa. upādhyāya, pi. upajjhāya, ja. ōshō, bo. mkhan po མཁན་པོ་), dịch âm Hán-Việt là Ưu-ba-đà-la, Ô-ba-đà-na (zh. 鄔波駄耶). Hòa thượng có những nghĩa sau:

  1. Là bậc tôn sư thân cận dìu dắt các Sa-di hoặc Tỳ-kheo (Tỉ kheo, Tỳ khưu, Tỉ khâu), vì vậy cũng được gọi là Thân giáo sư (zh. 親教師) hoặc Lực sinh (zh. 力生). Trong thời gian đầu của Phật giáo tại Ấn Độ, người ta phân biệt hai vị thầy của một người mới nhập Tăng-già, đó là Hòa thượng và A-xà-lê (hoặc Giáo thọ, sa. ācārya, pi. ārcāriya). Hòa thượng là người dạy các đệ tử biết trì Giới, thực hành nghi lễ, và vị Giáo thọ là người giảng Pháp, ý nghĩa của kinh sách. Vì thế mà danh từ Hòa thượng đồng nghĩa với từ Luật sư hoặc Giới sư trong thời này.[1]
  2. Vị trụ trì, Tăng sĩ Phật giáo. Ở Nhật Bản, từ nầy được phát âm theo nhiều cách khác nhau: Thiền tông gọi là ōshō, Thiên thai tông gọi là kashō, Chân ngôn tông gọi là washō.

Tại Đông Á và Nam Á, danh hiệu Hòa thượng là chức vị cao nhất mà một người tu hành có thể đạt được, cao hơn cả vị A-xà-lê. Muốn mang danh hiệu này một vị tăng phải đạt được những tiêu chuẩn đạo đức, thời gian tu tập (tuổi hạ).... và danh hiệu này được ban trong một buổi lễ long trọng. Danh từ này sau cũng được dùng chỉ những vị tăng cao tuổi, trụ trì một ngôi chùa và có đức hạnh, tư cách cao cả mặc dù chưa được chính thức phong hiệu.

Danh hiệu "Đại Hòa thượng" hay là "Đại sư" cũng thường được sử dụng trong Thiền tông để chỉ những vị Thiền sư. Theo những nghi thức tụng niệm trong một Thiền viện tại Nhật Bản, thiền sinh phải tưởng niệm đến hệ thống truyền thừa từ Phật Thích-ca Mâu-ni đến vị Lão sư (ja. rōshi) đang trụ trì và tụng danh hiệu của chư vị. Tên của chư vị thường được gài thêm danh hiệu "Đại Hòa thượng" phía sau để tăng thêm vẻ uy nghiêm, dù Phật giáo tại Nhật không có chế độ phân cấp các tu sĩ.

Theo Hiến Chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất năm 1964 quy định thì những Tăng sĩ đã thọ giới Tỳ Kheo có tuổi đời từ 20 đến 40 tuổi là Đại Đức, từ 40 đến 60 tuổi đời là Thượng tọa và từ 60 tuổi đời trở lên có thể được tấn phong là Hòa thượng. Hòa thượng là các vị đã thọ Tỳ kheo giới và có 60 tuổi đời sắp lên, trong đó có 30 tuổi hạ, và phải qua một tiến trình đề cử và suy tôn của một đại hội toàn quốc hay do giáo lệnh của Đức Tăng thống phê chuẩn.[1][2]

Hiện nay, theo quy định trong Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, "Được tấn phong Hòa thượng những Thượng tọa từ 60 tuổi đời, 40 tuổi đạo trở lên, có đạo hạnh, có công đức với Đạo pháp và dân tộc, do Ban Trị sự Tỉnh hội, Thành hội đề nghị lên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự để xét duyệt, đệ trình Thường trực Hội đồng Chứng minh phê chuẩn, được Hội nghị Trung ương thông qua hay Đại hội Phật giáo toàn quốc tấn phong với một Nghị quyết và một giáo chỉ do Đức pháp chủ ban hành".[2][3]

Bên cạnh đó, danh hiệu "Đại lão Hòa thượng" được dùng để gọi những vị Hòa thượng có tuổi đạo từ 60 năm trở lên tính theo hạ lạp, thông thường là 80 tuổi đời trở lên. Đối với người nữ xuất gia, chức vụ Ni Trưởng được xem là ngang hàng với chức vị Hòa thượng là các vị Ni sư có trên 60 tuổi đời và trên 40 tuổi đạo.[2]

  1. ^ a b “Danh xưng Hòa thượng Ni trong đạo Phật”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2014.
  2. ^ a b c Cách xưng hô trong đạo Phật Lưu trữ 2014-04-07 tại Wayback Machine, Thư viện Hoa Sen
  3. ^ [1]

  • Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |
pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Hòa_thượng&oldid=68482343”

Hỏi: Tại Việt Nam, tất cả tu sĩ Phật giáo không phân biệt nam nữ đều lấy họ Thích. Xin cho biết truyền thống nầy chỉ có ở Việt Nam hay còn được áp dụng tại một vài quốc gia khác nữa? Ngoài ra, cũng xin cho biết truyền thống nầy phát xuất từ nguyên do nào và từ khoảng nào trong lịch sử?

Tại sao hòa thượng họ thích

Đáp: Về câu hỏi thứ nhứt, xin được giải đáp qua 2 phương diện :

Thứ nhứt, xét chung, trên nguyên tắc, thì không riêng gì tu sĩ Phật giáo Việt Nam, mà tất cả tu sĩ Phật giáo khắp nơi trên thế giới, đều mang chung họ Thích cả. Vì Đức Phật là họ Thích. Những vị nầy được mệnh danh là con đầu lòng của chánh pháp; là trưởng nam của lịch sử truyền thừa, là con của đấng Điều Ngự, thì lẽ đương nhiên là các ngài phải lấy họ Thích rồi. Xét chung trên nguyên tắc là như thế.

Thứ hai, nếu xét riêng, thì có khác. Vì việc lấy họ Thích, không phải là một quy luật chung áp dụng cho tất cả. Vấn đề nầy, còn tùy theo đặc tính và sở thích của mỗi người. Không phải ai cũng đặt cho mình là họ Thích cả, ít ra là về cách xưng hô cũng như trên những văn kiện giấy tờ. Đối với những tu sĩ Phật giáo Việt Nam, có rất nhiều vị, kể từ khi xuất gia cho đến khi viên tịch, các Ngài không bao giờ lấy chữ Thích. Không những thế, có vị còn để ngay tên đời của mình trên những kinh sách đã trước tác cũng như dịch thuật. Trường hợp như cố Đại Lão Hòa Thượng Hành Trụ, Ngài thường để là Sa Môn Lê Phước Bình. Còn nhiều vị khác nữa. Chỉ nêu đơn cử thế thôi. Có nhiều vị chỉ để pháp danh hay pháp hiệu mà thầy tổ đã đặt cho, hoặc là lấy bút hiệu gì đó v.v... chớ các Ngài không tự xưng mình là Thích. Đôi khi có người lại thích chơi chữ hay mỉa mai châm biếm, họ nói là Thích Đô La chẳng hạn...

Đọc sử Phật giáo Việt Nam, chúng ta thấy sử ghi lại các bậc cao tăng thạc đức thời xưa, hầu hết các Ngài không bao giờ để họ Thích trước pháp danh hay pháp hiệu của các Ngài. Như  Vạn Hạnh, thì để là Vạn Hạnh, còn hai chữ Thiền sư do người ta tôn xưng Ngài, vì Ngài tu thiền  đạt ngộ được lý Thiền, nên người ta gọi Ngài là Thiền sư. Chỉ có thế thôi.

Riêng về các quốc gia khác, theo chỗ chúng tôi được biết qua một số tài liệu sách báo, thì chúng tôi không thấy họ để chữ Thích (Sàkya) bao giờ. Ngoại trừ Phật Giáo Trung Hoa và Đài Loan, hiện nay thì có một số vị lấy họ Thích. Nhưng phần nhiều chúng tôi thấy họ thường để 2 chữ Pháp sư ở đầu. Như  Pháp Sư Tịnh Không chẳng hạn.

Về câu hỏi thứ hai, nguyên nhân và thời điểm nào lấy họ Thích? Xin thưa: Về vấn đề nầy, trong quyển Từ Điển Phật Học Hán Việt có nêu rõ như sau: “Đạo Phật hồi mới truyền sang Trung Quốc, các tăng còn được gọi bằng họ thế tục của mình, hoặc lấy họ Trúc, hoặc lấy họ của bậc sư phụ, như ngài Chi Độn vốn họ Quan, vì sư phụ là ngài Chi Khiêm, nên lấy họ là Chi. Ngài Bạch Đạo Du vốn họ Phùng, học với ngài Bạch thi lê mật đa, nên lấy họ Bạch.

Đến ngài Đạo An, một cao Tăng Trung Hoa đời Đông Tấn (312 - 385) tức thế kỷ thứ tư Tây Lịch, mới bắt đầu nói: Đức Phật có họ là Thích Ca, nay những người xuất gia nên theo họ của Phật, tức họ Thích. Về sau khi Kinh A Hàm được đem về, trong Kinh cũng nói như vậy. Do đó khắp thiên hạ đều theo. Trong quyển Dị Cư Lục 22 có chép: “Sa môn từ thời Ngụy Tấn lấy họ theo của thầy dạy. Ngài Đạo An suy tôn Đức Thích Ca, bèn lấy chữ Thích làm họ. Sau lại thấy A Hàm nói: Bốn con sông nhập vào bể, không còn có tên của con sông. Bốn họ Sa môn, đều dòng họ Thích. Từ đấy trở thành lệ cố định, các Sa môn bắt đầu lấy họ Thích.”

Hỏi: Tôi không phân biệt được sự khác nhau giữa pháp danh và pháp hiệu. Họ Thích được lấy làm họ của chư Tăng bắt nguồn từ lúc nào? Xin cho biết vì sao khi nêu danh một vị Hòa thượng thường kèm theo thượng…hạ…mà không nêu thẳng tên của vị ấy?

Đáp: Pháp danh, nói một cách dễ hiểu là tên đạo nhằm phân biệt với tên đời. Sau khi thọ Tam quy và Ngũ giới, chính thức trở thành một Phật tử thì đương sự được bổn sư ban cho một pháp danh. Ngoài ý nghĩa tên trong Phật pháp, pháp danh là một dấu hiệu cơ bản để nhận ra thế thứ truyền thừa của đương sự trong một dòng phái, được sắp xếp theo thứ tự bằng một bài kệ truyền tông. Do đó, khi xưng pháp danh, ta biết ngay vị trí ấy thuộc dòng phái nào và hàng thứ mấy trong phái ấy. Người Phật tử tại gia và người xuất gia đều có pháp danh.

Tại sao hòa thượng họ thích

Ảnh minh họa.

Đối với pháp hiệu, chỉ duy nhất người xuất gia mới có. Người tại gia có thể có hiệu nhưng không có pháp hiệu. Thông thường, sau khi thọ Cụ túc giới, chính thức trở thành một Tỷ kheo thì được bổn sư ban cho pháp hiệu. Trong một vài trường hợp khác, pháp hiệu có thể do những vị y chỉ sư, giáo thọ sư hay chư Tăng truy tặng, hoặc có thể tự xưng. Pháp hiệu được bổn sư hoặc chư Tăng ban cho thường dựa vào công hạnh hoặc một đặc điểm nổi bật nào đó của đương sự. Pháp hiệu hay đạo hiệu, thực chất cũng chỉ là tên trong đạo, đa phần được chư Tăng sử dụng trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, trong chư Tăng có một bộ phận không có pháp hiệu hoặc tuy có pháp hiệu nhưng vẫn sử dụng pháp danh hay pháp tự. Việc dùng pháp danh, pháp hiệu hay pháp tự là do chủ kiến của cá nhân vị Tỷ kheo ấy hoặc do tập quán của chư Tăng ở từng khu vực. Chỉ khác ở chỗ là người xuất gia dù dùng pháp hiệu hoặc pháp danh hay pháp tự đều được mang họ Thích, còn Phật tử tại gia thì không.

Người xuất gia được mang họ Thích, do ngài Đạo An (312 – 385) thời Tiền Trần đề xướng. Ngài Đạo An là đệ tử của ngài Trúc Phật Đồ Trừng. Trước ngài Đạo An, chư Tăng nước ngoài đến Trung Quốc thường lấy tên nước của các ngài làm họ: như ngài Trúc Pháp Hộ (nước Thiên Trúc), ngài Khương Tăng Hội (nước Khương Cư), ngài An Thế Cao (nước An Tức), ngài Chi Lâu Ca Sấm (nước Đại Nhục Chi)…Ngay cả ngài Đạo An trước kia cũng mang họ Trúc (Trúc Đạo An), vì thầy của ngài là Trúc Phật Đồ Trừng. Ngài nhận thấy người xuất gia cho dù ở bất cứ nơi đâu cũng là hậu duệ của Phật Thích Ca, vì vậy nên lấy họ Thích làm gốc. Do đó, ngài lấy tên là Thích Đạo An. Từ ngài Đạo An về sau, chư Tăng được mang dòng họ Thích (Thích Thanh Kiểm, Lịch sử Phật giáo Trung Quốc, Thành hội PG TP.HCM ấn hành, 1991, tr.53).

Tại sao hòa thượng họ thích

Ảnh minh họa.

Khi nêu danh một vị Hòa thượng, để tỏ lòng cung kính với chư tôn đức, người hậu học phải xưng thượng…hạ…(cố Hòa thượng thượng Thiện hạ Hoa chẳng hạn). Không chỉ chư tôn Hòa thượng mà ngay các vị Thượng tọa hoặc bổn sư, khi cần nêu danh thì nên xưng thượng…hạ…(Phàm nhân vấn sư húy, đương vân thượng mỗ tự hạ mỗ tự – Luật Sa Di, Hạ thiên: oai nghi môn, Sự sư đệ nhị).