Tại sao người dân không mua mũ bảo hiểm

Mũ bảo hiểm “rởm” vẫn bán chạy

Dạo qua nhiều tuyến phố trên địa bàn Hà Nội như: Chùa Bộc, Phạm Văn Đồng, Hồ Tùng Mậu, Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Đê La Thành… các loại mũ bảo hiểm có mức giá từ 30.000 đến 60.000 đồng được bày bán tràn lan trên khắp các vỉa hè. Chỉ một đoạn vỉa hè khoảng hơn 100m có tới gần 20 giá treo di động, bày bán hàng trăm chiếc mũ bảo hiểm. Người qua đường dừng mua mũ khá đông bởi sản phẩm giá mềm, kiểu dáng mỏng, nhẹ, đáp ứng yêu cầu thời trang.

Tại sao người dân không mua mũ bảo hiểm

Ảnh minh họa (Nguồn: internet)

Trong các ca tai nạn giao thông, có không ít trường hợp chấn thương sọ não nặng do không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm kém chất lượng khi tham gia giao thông... Như chia sẻ của một bác sĩ Khoa Cấp cứu (bệnh viện Bạch Mai) trên báo Hà Nội mới: “Mũ bảo hiểm giúp bảo vệ phần đầu khỏi lực tác động sinh ra do va chạm và từ đó sẽ làm giảm nguy cơ chấn thương sọ não. Sử dụng mũ bảo hiểm chất lượng kém hoặc sử dụng sai quy cách có thể dẫn đến giảm hoặc không có tác dụng giảm chấn động của lực tác động khi va chạm với phần đầu của người đội. Ngoài ra, mũ bảo hiểm kém chất lượng cũng có thể vỡ ra thành vật nhọn và gây thương tích cho chính người dùng.”

Theo phản ánh của báo Pháp luật, không chỉ gây những nguy cơ mất an toàn cho người tham gia giao thông, việc mũ bảo hiểm kém chất lượng tồn tại trên thị trường đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến các nhà sản xuất và kinh doanh MBH chân chính. Để có sản phẩm đạt chuẩn, doanh nghiệp phải đầu tư nhiều thời gian, công sức, tài chính để nghiên cứu thị trường, thiết kế mẫu mã, kiểu dáng,… Thế nhưng, nhiều sản phẩm khi vừa đưa ra đã bị làm giả, làm nhái với giá siêu rẻ. “Chúng tôi phải phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với thị trường MBH giá rẻ vỉa hè, mũ bán tại cơ sở không có đăng kí kinh doanh. Người tiêu dùng thì cứ rẻ là mua thôi”, Bà Đào Thị T, một chủ kinh doanh mũ bảo hiểm cho biết.

Tại sao người dân không mua mũ bảo hiểm

Ảnh minh họa (Nguồn: internet)

Theo một cán bộ Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, người dân cần sáng suốt khi mua mũ bảo hiểm, không nên tham rẻ. "Khi lựa chọn, cần lưu ý: Mũ đạt chuẩn phải có dán tem ghi rõ địa chỉ nhà sản xuất và tem CR (tem chứng nhận hàng đạt chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia). Vỏ mũ nhẵn, mịn không có vật nhọn chìa ra ngoài hay vào trong. Các ốc bên ngoài của mũ không lồi quá 3mm. Dây quai mũ mịn, không sờn rách, khoá mũ hoạt động tốt. Lõi xốp của mũ phải cứng, mịn, không bị lõm khi ấn. Nếu mũ có kính thì kính phải trong suốt, nhìn rõ", dẫn theo báo Quảng Ninh.

Cách nào chặn đứng thị trường mũ bảo hiểm “rởm”?

Theo Nghị định 87/2016/NĐ-CP, chỉ các tổ chức, cá nhân đã đăng ký kinh doanh, có địa điểm cụ thể và địa chỉ rõ ràng mới được bán MBH. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 2 Nghị định 119/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung. Ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả. Nếu các hành vi trên đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Khách quan nhìn nhận, thời gian qua các ban ngành chức năng đã có nhiều nỗ lực nhằm ngăn chặn MBH rởm. Minh chứng dễ thấy qua không ít các cuộc kiểm tra, tịch thu, tiêu hủy MBH không đạt chuẩn. Những hoạt động này góp phần tích cực “triệt hạ” nguồn cung cấp, bán MBH “rởm”.

Tại sao người dân không mua mũ bảo hiểm

Ảnh minh họa (Nguồn: internet)

Nhưng vì sao MBH “rởm” vẫn còn đất sống? Yếu tố đầu tiên là từ nhận thức của người dân. Một bộ phận người tiêu dùng vẫn mang tâm lý đội MBH để đối phó với cảnh sát giao thông. Họ không nhận thức được nguy cơ đe doạ tính mạng khi đội mũ bảo hiểm kém chất lượng.

Bởi vậy, để đẩy lùi MBH kém chất lượng, các cơ quan hữu quan, trong đó có Ủy ban ATGTQG cần tiếp tục đẩy mạnh truyền thông về sự cần thiết phải đội MBH đạt chuẩn, đồng thời, niêm yết danh sách các thương hiệu MBH đạt chuẩn để người dân được biết.

Bên cạnh đó, cần tăng cường hậu kiểm MBH cho người đi mô tô, xe máy lưu thông trên thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về chất lượng MBH với người đi xe mô tô, xe gắn máy.

Quan trọng hơn, muốn loại bỏ tận gốc MBH "rởm", "nhái", cần thực thi nghiêm nhiệm vụ quản lý thị trường, loại bỏ việc sản xuất và bán MBH không đảm bảo chất lượng. Xử phạt mạnh tay, triệt để các cơ sở sản xuất và kinh doanh mũ bảo hiểm không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, tránh việc các cơ sở kinh doanh mũ bảo hiểm “lách luật” để sản xuất. Muốn thực hiện được điều này, các lực lượng quản lý thị trường, cảnh sát kinh tế phải vào cuộc sát sao.

Cũng cần quy trách nhiệm cụ thể cho chính quyền quận, huyện, phường, xã nếu để tiếp diễn tình trạng bày bán MBH trên lòng đường, vỉa hè. Chỉ có đồng bộ và vào cuộc quyết liệt như vậy, quyền lợi của người tiêu dùng, tính nghiêm minh của luật pháp mới được đảm bảo.

Xem thêm >>>

Mũ bảo hiểm thông minh sắp được tung ra thị trường để chống tai nạn giao thông

Quý khách vui lòng để lại thông tin.", "loadingText": "Đang tải", "defaultMinimizedText": "BẠN CẦN
HỖ TRỢ GÌ KHÔNG?
CHAT VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN", "disabledMinimizedText": "Ngoại tuyến", "autoOpenPostChat":"true", "enabledFeatures": ["LiveAgent"], "entryFeature": "LiveAgent", "extraPrechatInfo": [{ "entityFieldMaps": [{ "doCreate": "true", "doFind": "true", "fieldName": "MiddleName", "isExactMatch": "true", "label": "Họ và tên đệm" }, { "doCreate": "true", "doFind": "true", "fieldName": "FirstName", "isExactMatch": "true", "label": "Tên" }, { "doCreate": "true", "doFind": "true", "fieldName": "Email", "isExactMatch": "true", "label": "Web Email" }], "entityName": "Contact" }] }, "service": { "baseLiveAgentContentURL": "https://c.la2-c2-hnd.salesforceliveagent.com/content", "deploymentId": "5722j000000XZAM", "buttonId": "5732j000000XZAW", "baseLiveAgentURL": "https://d.la2-c2-hnd.salesforceliveagent.com/chat", "eswLiveAgentDevName": "EmbeddedServiceLiveAgent_Parent04I2j000000KyjLEAS_1775491bdaa", "isOfflineSupportEnabled": true }, "serviceURL": "https://vhm.my.salesforce.com", "liveAgentURL": "https://vinhomes.secure.force.com/liveAgentSetupFlow", "salesforceServiceURL": "https://service.force.com", "agentKey": "00D2v000002GRSv", "agentName": "VinFast_LiveChat" }>

15.977 trường hợp không đội mũ bảo hiểm (MBH) bị xử phạt là con số được Ban An toàn giao thông tỉnh thống kê trong báo cáo 9 tháng năm 2019. Đây cũng là số liệu phản ánh thực tế tình trạng vi phạm không đội MBH vẫn còn khá phổ biến hiện nay.

Tại sao người dân không mua mũ bảo hiểm

Ảnh minh họa.

Ghi nhận thực tế trên các tuyến quốc lộ đến giao thông đô thị, nông thôn trên địa bàn tỉnh dễ dàng nhận thấy không ít người còn lơ là, coi thường việc đội MBH khi tham gia giao thông. Nhất là ở khu vực có nhiều khu, cụm công nghiệp, vẫn còn nhiều người điều khiển xe gắn máy, xe đạp điện hoặc chở người ngồi sau nhưng không đội MBH. Cũng có những người đội MBH nhưng lại không cài quai. Trong suy nghĩ của nhiều người, việc đội MBH dường như chỉ để đối phó với lực lượng chức năng. Đặc biệt, vài năm trở lại đây, thị trường xe máy điện, xe đạp điện và xe gắn máy dưới 50 phân khối dành cho học sinh ngày càng được sử dụng phổ biến ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Kéo theo đó, gia tăng tình trạng học sinh không đội MBH khi giam gia giao thông. Hình ảnh những người “đầu trần” đi xe máy điện, xe máy vô tư lạng lách giữa dòng xe đông đúc vô cùng nguy hiểm vẫn còn xảy ra. Nhiều phụ huynh đưa đón con đi học thường chủ quan, “quên” đội MBH cho con em mình và không lường trước được những trường hợp tai nạn bất ngờ xảy ra.

Hơn 17h ngày 30-10, chị Lê Thị Hằng, sinh sống tại phường Đông Thọ (TP Thanh Hóa) chở con và 1 đứa cháu nhà hàng xóm đều đang là học sinh tiểu học đi học tại Trung tâm Tiếng Anh ở phường Trường Thi. Vì nghĩ đoạn đường gần nên chị Hằng không đội MBH cho 2 đứa trẻ. Đường phố vào giờ tan tầm đông đúc, chật chội nên xe ô tô, xe máy, xe tải chen lấn để đi. Đột nhiên, chiếc xe ba gác đang đi cùng chiều tăng tốc, chị Hằng bị bất ngờ, tay lái xe máy quặc vào đuôi xe ba gác, cả 3 người trên xe máy ngã nhào ra đường. Đầu xe bị vỡ nát, chị Hằng xây xước tay, chân, còn hai đứa trẻ xây xước mặt mày, hoa mắt, chóng mặt vì không được đội MBH... Cũng may kết quả kiểm tra sức khỏe không có gì đáng lo ngại, tuy nhiên đó là bài học sâu sắc để chị Hằng đội MBH cho các con, các cháu trước khi lên xe...

Tình hình tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn tỉnh những năm qua còn ở mức cao và vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông. Trong các vụ tai nạn giao thông, phần nhiều liên quan đến mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện. Theo báo cáo của Công an tỉnh, TNGT 9 tháng năm 2019 (từ 16-12-2018 đến 15-9-2019) trên địa bàn tỉnh xảy ra 110 vụ, làm chết 122 người, làm bị thương 65 người. TNGT tăng so với cùng kỳ 2018. Những nguyên nhân chính gây TNGT đó là: Vi phạm quy định tốc độ, đi sai phần đường, người đi mô tô, xe gắn máy không đội MBH, uống rượu bia điều khiển phương tiện, không chú ý quan sát, sử dụng lòng, lề đường làm dịch vụ, đậu đỗ xe trái quy định...

Cũng theo báo cáo 9 tháng năm 2019 của Ban An toàn giao thông tỉnh, lực lượng chức năng đã xử phạt 15.977 trường hợp không đội MBH, phạt tiền 2.630.180.000 đồng. Riêng trong quý III-2019, đã có 8.993 trường hợp không đội MBH bị xử phạt với số tiền 1.406.100.000 đồng.

Đội MBH khi điều khiển mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện là biện pháp bảo vệ có hiệu quả, hạn chế thương tích vùng đầu cho người tham gia giao thông khi tai nạn xảy ra. Quy định bắt buộc đội MBH đối với người đi mô tô, xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường được triển khai theo Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 26-9-2007 của Chính phủ và Luật Giao thông đường bộ. Sau hơn 10 năm thực hiện, việc đội MBH trở thành thói quen, nét văn hóa giao thông của người dân. Năm 2019 tiếp tục được Chính phủ chọn là Năm An toàn giao thông với chủ đề An toàn giao thông cho hành khách và người đi mô tô, xe máy. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với Công ty Honda Việt Nam trao tặng MBH cho toàn bộ học sinh bước vào lớp 1. Tại Thanh Hóa, Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai Chương trình tặng MBH cho học sinh lớp 1 năm 2019-2020 với chủ đề “Giữ trọn ước mơ” với 77.437 học sinh được tặng MBH. Ngoài ra, các đơn vị trường đã tổ chức cho toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh ký cam kết với nhà trường về việc chấp hành tốt các quy định của pháp luật về an toàn giao thông, thực hiện tốt các nội dung công tác giáo dục an toàn giao thông.

Rèn luyện ý thức đội MBH khi tham gia giao thông cho học sinh tại các nhà trường – đó là cách hữu hiệu để giáo dục nhân cách từ những việc nhỏ như chấp hành luật lệ an toàn giao thông. Mỗi người hãy gương mẫu đội MBH khi tham gia giao thông và nhắc nhở con em mình thực hiện theo bởi đó là cách đơn giản để yêu thương, bảo vệ chính mình và những người thân chứ không phải chỉ để đối phó với lực lượng chức năng.

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 6, Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26-5-2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “MBH cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “MBH cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ; chở người ngồi trên xe không đội “MBH cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “MBH cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Việt Hương