Tại sao người ta lại yêu nhau

Đêm, đang ngồi ngẵm lại những hình ảnh thân quen của ai đó, trong 1 mớ cảm xúc không thành tên, bỗng dưng có cô bạn pm hỏi: “Suy cho cùng, vì sao người ta lại yêu nhau?” (cô bạn mới có n.y), làm bất ngờ mất vài giây, uhm, đó là một câu hỏi hay, và cũng là một câu hỏi khó. Vậy, vì sao người ta lại yêu?

     Bất chợt nghĩ, có rất nhiều lý do để người ta yêu 1 ai đó, vì hợp, vì muốn yêu, hay có thể vì thích 1 nét gì đó ở người kia, nụ cười, đôi môi…., hay 1 tính cách nào đó khiến người ta rung động, và cảm thấy mình phải yêu anh/cô ấy, đó là những điều đơn giản, còn sâu xa hơn, là khi người ta cảm thấy cần có nhau trong cuộc sống này giữa hàng tá người mà ta đã đi qua, và khi đó, ta muốn dừng lại với người ấy. Và tôi nhớ lại mình đã từng đọc ở 1 cuốn sách, có 1 câu nói rất hay, ngắn, nhưng chứa đựng ý nghĩa sâu xa, mà người ta chỉ có thể ngộ ra khi trải qua năm tháng với t.y, càng nhiều thời gian, người ta lại càng nhận ra nhiều điều từ câu nói ấy: “Tình yêu là vị kỷ”. Tức là, suy cho cùng, tình yêu trước tiên cũng phải vì bản thân mình đã, vị kỷ là vì chính bản thân mình, khi bạn yêu, tức là bạn tìm thấy ở người kia 1 giá trị nào đó có ý nghĩa cho chính mình, trong cuộc sống của mình, và điều đó có ích cho bạn trong 1 phương diện nào đó, khi đó bạn yêu, và ngược lại, đối với người kia, bạn cũng là 1 giá trị đầy ý nghĩa, và bạn được yêu, khi đó chúng ta yêu nhau. Nhưng nếu bạn không là 1 giá trị với người kia, vậy, bạn đã trở thành 1 kẻ yêu đơn phương.

    Cũng trong cuốn sách đó, tôi đã đọc và học được những điều sâu sắc và ý nghĩa trong t.y, (đôi khi, tôi đọc sách, cũng là vị kỷ):

     "Theo Gary Hull: yêu là tìm kiếm lợi ích trước hết cho chính cuộc đời ta mà không đòi hỏi sự hy sinh của người khác hay của bản thân ta. Ông khẳng định rằng, chính vì vậy mà những người mong đợi mình sẽ nhận được một tình yêu “vô điều kiện” dựa trên chủ nghĩa hy sinh – là những kẻ ăn bám, cố gắng giành lấy một giá trị tinh thần mà mình không đáng có – cùng một cách với những kẻ trộm cố gắng đoạt lấy những của cải vật chất không do công sức mình làm ra.

      Đúng là người ta thường tô đậm chữ hy sinh trong tình yêu mà quên rằng, một tình yêu thực sự đẹp là tình yêu sâu đậm từ cả hai phía mà không ai phải hy sinh cho ai cả. Tình yêu đẹp nhất là cả hai cùng hưởng lợi mà không ai thiệt hại.

     Yêu một người là vị kỷ, vì ta yêu một người trước hết là bởi người ấy mang một giá trị đối với riêng ta theo tiêu chuẩn của ta, rằng người ấy làm cho cuộc đời ta trở nên tốt đẹp hơn, tràn đầy hơn, ý nghĩa hơn, rằng người ấy là một nguồn vui lớn lao của ta. Ngược lại, hãy nhớ rằng ta được yêu bởi ta có một “giá trị” đối với người ấy. Giá trị đó khác nhau tuỳ theo tiêu chuẩn của mỗi người. Có khi nó là cảm giác được dựa dẫm, được ngưỡng mộ, có khi là cảm giác được thưởng ngoạn một vẻ đẹp, là việc hưởng thụ một cảm xúc, nhưng rất thường khi đó chỉ là một cảm giác bình yên, nhẹ nhõm trong lòng, hay cảm giác ấm áp, được tin cậy. Nó có thể khó nhận ra bởi sự trộn lẫn giữa bao nhiêu cảm xúc thường ngày, nhưng lại vô cùng quan trọng. Bởi nếu nó không được duy trì, trước sau gì tình yêu cũng sẽ tan theo.“

    Và:

    "Vì sao tình yêu đơn phương tồn tại? Vì sao người ta có thể ôm ấp hình bóng một người suốt hàng chục năm trời mà thậm chí không cần người ấy hay biết hay đáp trả? Bây giờ tôi chợt nhận ra lý do. Đó là bởi tình yêu tự nó đã làm thỏa cõi lòng ta rồi, trước cả nỗi khổ đau vì không được đáp trả.

      Daisaku Ikeda viết trong Con đường tuổi trẻ rằng: “Hạnh phúc không phải là một cái gì đó mà người khác– như một bạn gái hay bạn trai – có thể hiến tặng cho chúng ta. Ta phải hoàn thành cho chính mình”.

      Niềm hạnh phúc sâu xa và trọn vẹn nhất mà chúng ta cảm nhận được trong tình yêu, không phải khi ta nhận ra rằng mình được yêu mà là khi ta nhận ra rằng mình yêu.”

_________________________________________

     "Nếu là tình yêu, xin đừng ràng buộc. Dù là tình yêu, cũng đừng kỳ vọng. Hãy để tình yêu đó tự do. Bởi tự do và thanh thản là hai yếu tố quan trọng để làm nên hạnh phúc.“

Helen Fisher cùng các đồng nghiệp của bà là Art Aron, Lucy Brown và một số người khác đã tiến hành thí nghiệm “nghiên cứu những người nói rằng họ vẫn đang yêu sau khi đã kết hôn được 10-25 năm” thông qua việc sử dụng máy quét não MRI.

Helen bắt đầu bằng một câu chuyện nhỏ: Trong khu rừng nhiệt đới của Guetamala, ở Tikal, có một ngôi đền được xây dựng bởi “vị vua mặt trời vĩ đại nhất, của đô thành vĩ đại nhất, của nền văn minh vĩ đại nhất của Châu Mỹ, người Maya” – Jasaw Chan K’awiil. Vị vua này cao hơn 1m80, thọ hơn 80 tuổi, và được chôn dưới ngôi đền vào năm 720 Sau Công Nguyên. Những ghi chép của người Maya kể lại rằng ông vô cùng yêu thương vợ của mình, vì vậy ông cho dựng một ngôi đền tưởng niệm bà, đối diện với ngôi đền của ông. Vào mỗi bận xuân phân và thu phân, mặt trời mọc phía sau ngôi đền của ông, và bóng của ngôi đền này hoàn toàn phủ kín ngôi đền của người vợ. Còn khi mặt trời lặn phía sau ngôi đền của bà vào buổi chiều, bóng của nó hoàn toàn phủ kín ngôi đền của ông. Sau 1300 năm, đôi tình nhân ấy vẫn ôm hôn nhau từ trong huyệt mộ.

Các nhà nhân chủng học đã tìm thấy bằng chứng của tình yêu ở 170 xã hội, và họ chưa hề tìm thấy một xã hội mà không hề có tình yêu. Những người đang yêu trên toàn thế giới có thể ca hát, nhảy múa về tình yêu, sáng tác những bài thơ và truyện tình, kể những thần thoại và truyền thuyết, họ sống vì tình yêu, héo hon vì tình yêu, thậm chí giết người vì tình và chết vì tình. Cho nên, tình yêu là một thứ luôn luôn tồn tại trong xã hội cho dù đó là thời kỳ nào.

Tuy nhiên, tình yêu không phải lúc nào cũng là một trải nghiệm hạnh phúc. Trong một nghiên cứu, đã có rất nhiều câu hỏi về tình yêu, trong đó có hai câu nổi bật nhất là: “Bạn đã bao giờ bị từ chối bởi một người bạn yêu thật lòng?” và “Bạn đã bao giờ rời bỏ ai đó thực lòng yêu bạn?”. Điều đặc biệt là gần như 95% cả nam lẫn nữ đã trả lời “có” cho cả hai câu. Tình yêu lãng mạn là một trong những xúc cảm mạnh mẽ nhất trên đời, vì thế Helen quyết định sẽ tìm hiểu bên trong bộ não và nghiên cứu về điều này.

VÌ SAO CON NGƯỜI TA HẠNH PHÚC KHI YÊU?

Nghiên cứu đầu tiên của bà về nhóm người hạnh phúc trong tình yêu đã được xuất bản rộng rãi. Bà và các đồng nghiệp đã tìm thấy các xung động trong một nhà máy tí hon gần nền não, gọi là khu VTA (ventral tegmental area). Trong khu VTA, bà tìm thấy các xung não ở các tế bào A10, các tế bào này tiết ra dopamine – một chất kích thích tự nhiên – và bơm chúng ra nhiều khu vực khác của não bộ.

Bộ phận VTA là một phần của hệ thống tự thưởng của não bộ, nó thấp hơn rất nhiều so với quá trình suy nghĩ nhận thức của con người, thấp hơn cả cảm xúc. Hay nói cách khác, nó là một phần của khu vực “não bò sát” của bộ não, liên hệ với sự thèm muốn, với động lực, sự tập trung và khát khao. Bà còn tìm thấy xung não ở khu vực này được kích hoạt khi con người cảm thấy một nguồn cocaine lớn tràn qua. Và tình yêu lãng mạn thì còn hơn cả một lần phê thuốc. Đó là lý do vì sao con người ta hạnh phúc khi yêu.

MẶT TRÁI CỦA TÌNH YÊU

Bên cạnh đó, tình yêu cũng là một nỗi ám ảnh. Nó chiếm hữu chúng ta, khiến cho ta mất đi nhận thức về bản thân, không ngừng nghĩ về một người khác, và nỗi ám ảnh đó có thể trở nên tồi tệ hơn khi ta bị bỏ rơi. Hiện nay, Helen và Lucy Brown – một nhà thần kinh học – đang tìm hiểu số liệu của những người khi họ mới bị bỏ rơi thông qua việc đặt họ vào máy quét MRI.

Khi bị bỏ rơi, điều mà chúng ta muốn làm là quên hẳn con người đó đi và tiếp tục sống, nhưng thực tế cho thấy chúng ta lại chỉ càng yêu họ hơn. Helen đã tìm thấy xung não ở 3 khu vực khi ta bị bỏ rơi, trong đó có khu não bộ liên quan tới tình yêu nồng nhiệt.

Khu vực thứ nhất, hệ thống trao thưởng cho sự thiếu thốn, cho động lực, sự khát khao và sự tập trung sẽ được kích hoạt khi bạn không có cái mà bạn muốn. Trong trường hợp này, giải thưởng giá trị nhất của cuộc sống là: một người bạn đời đích thực.

Bà cũng tìm thấy hoạt động ở một vùng não khác, khu vực thứ hai là khu liên hệ với việc tính toán những điều được mất – lõi của nhóm neuron ở thể vân – được kích hoạt khi ta tính toán thiệt hơn. Đây cũng là phần não có hoạt động khi ta sẵn sàng đón nhận những sự mạo hiểm lớn giữa thắng lớn và thua đậm.

Cuối cùng, bà và cộng sự tìm thấy hoạt động ở khu vực thứ bamột phần não liên hệ với sự gắn kết sâu sắc với một cá nhân khác. Điều này lí giải vì sao con người lại đau khổ và phạm phải nhiều tội lỗi vì đam mê. Khi ta bị từ chối trong tình yêu, ta không chỉ bị nuốt chửng trong những xúc cảm tình yêu mà còn cảm thấy sự gắn kết sâu sắc đối với cá nhân này.

Hơn thế nữa, mạch não cho phần thưởng cũng hoạt động, và ta cảm thấy nguồn năng lượng dồn dập, sự tập trung dồn dập, động lực dồn dập và sự sẵn sàng để mạo hiểm tất cả để giành được phần thưởng lớn nhất của cuộc sống.

Cho nên, khi bị từ chối trong tình yêu, ta lại càng muốn có tình yêu. Và từ đó, rất nhiều cảm xúc tiêu cực hoặc hành động tiêu cực có thể xảy ra. Nếu không hiểu về tâm lý, rất nhiều người sẽ dễ mắc sai lầm và không thể kiểm soát được cảm xúc lẫn hành động của mình. Chẳng phải thế mà Xuân Diệu từng viết:

“Hôm nay trời nhẹ lên cao

Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”

TÌNH YÊU CÓ THỂ GÂY NGHIỆN

Tình yêu là một sự săn đuổi, một sự săn lùng bạn tình căn bản. Khác với sự săn đuổi tình dục – đưa ta ra ngoài kia và tìm kiếm một loạt bạn tình, sự săn đuổi trong tình yêu cho phép ta tập trung năng lượng kết bạn vào chỉ một người duy nhất, bảo tồn năng lượng của ta và bắt đầu quá trình kết bạn với cá nhân này.

Tình yêu là một thứ gây nghiện – một sự nghiện ngập hoàn toàn tuyệt diệu khi nó như mong đợi, và là một sự nghiện ngập kinh khủng khi nó gặp trục trặc. Tình yêu có mọi tính chất của một chất gây nghiện: ta tập trung vào một người, suy nghĩ một cách ám ảnh về họ, khao khát họ, sẵn sàng đón nhận rủi ro lớn để dành được người mình muốn.

Tình yêu cũng có cả 3 giai đoạn chính của chất gây nghiện: sự chịu đựng (bạn luôn muốn được nhìn thấy họ nhiều hơn và nhiều hơn…), quá trình cai nghiện và sự tái nghiện. Có thể nói, tình yêu là một trong những chất gây nghiện mạnh nhất trên Trái Đất.

ĐỘNG VẬT CŨNG BIẾT YÊU

Bên cạnh con người, động vật cũng biết yêu. Không có loài động vật nào trên hành tinh này sẽ giao phối tùy tiện với bất cứ thứ gì qua đường mà chúng đều có sự chọn lọc. Helen đã tìm kiếm ở vài trăm loài, và bất kể nơi đâu trong thế giới hoang dã, động vật cũng có những sở thích riêng.

Các nhà nhân chủng học đã sử dụng 8 từ mà họ gọi là thiên hướng động vật: chọn lọc, chọn bạn tình, chọn con cái, chọn giao phối… Theo 3 bài báo nghiên cứu, sự thu hút động vật này có thể chỉ kéo dài trong 1 giây, nhưng nó là một sự thu hút và đó chính là hệ thống tự thưởng, hoặc các hóa chất liên quan đến hệ thống tự thưởng. Đây thực chất là nguồn gốc của thứ mà ta hay gọi là “tình yêu sét đánh”.

Thí nghiệm mới nhất của Helen cùng đồng nghiệp của bà Art Aron là: đặt những người báo cáo rằng họ vẫn còn yêu khi đã ở trong một mối quan hệ lâu bền, vào máy chụp MRI. Bà đã đặt 5 người vào đó, và đều nhận được cùng kết quả: khu vực não bộ liên hệ với tình yêu mãnh liệt vẫn còn hoạt động, sau 25 năm.

VÌ SAO CHÚNG TA YÊU NGƯỜI NÀY CHỨ KHÔNG PHẢI NGƯỜI KHÁC?

Vẫn còn nhiều câu hỏi cần được giải đáp, và cần được hỏi về tình yêu.

Hiện nay, Helen đang quan tâm tới câu hỏi: “Tại sao bạn lại yêu người này chứ không phải người khác?”. Có rất nhiều lý do khiến ta yêu người này chứ không phải người khác dưới góc độ tâm lý học như: chúng ta có xu hướng yêu những người có cùng hoàn cảnh kinh tế xã hội, cùng trình độ tri thức, cùng cấp độ về ngoại hình, cùng giá trị tôn giáo, thậm chí tuổi thơ cũng đóng góp một phần.

Nhưng đó là tất cả những gì chúng ta biết, chưa có ai hiểu được lý do mà hai nhân cách khớp với nhau để làm nên một mối quan hệ tốt. Vì thế Helen cho rằng có thể các tác nhân sinh học kéo người này lại gần hơn với người khác. Bà nghĩ rằng trong vài năm tới, chúng ta có thể hiểu được mọi loại cơ chế của não bộ kéo chúng ta về phía người này chứ không phải người khác, cho dù họ đều có cùng hoàn cảnh kinh tế xã hội, cùng trình độ tri thức, cùng cấp độ về ngoại hình, cùng giá trị tôn giáo với mình.

Theo tamly.blog

3,921 người xem

Video liên quan

Chủ đề