Tại sao tai người có thể nghe được âm thanh

Home / Tin tức / Tin Video / Tại sao chúng ta nghe được?

2019-08-01

Webmaster

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Con người làm sao lại có thể nghe được các loại âm thanh kỳ diệu trong giới tự nhiên? Bạn sẽ trả lời rằng: "Bởi vì chúng ta có tai". Nhưng, bạn có biết tai làm việc như thế nào không? Để tôi giải thích cho bạn nghe nhé.

Đôi tai nhìn tưởng như đơn giản, nhưng thực sự đó là một đại gia đình. Đại bộ phận các thành viên của nó lao động bí mật nên chúng ta không nhìn thấy được. Hiện ra rõ nhất ở bên ngoài, cái mà chúng ta thường nói đó là vành tai. Nó là một cánh cửa lớn rộng mở. Bước vào cửa gặp ngay con đường tối om gọi là lỗ tai. Con đường này dẫn đến một loạt các căn phòng nhỏ. Căn phòng ở ngoài cùng gọi là phòng trống. Cửa của nó rất đặc biệt, có một hình ô van gần như trong suốt, rất giống với màng ni-lông mà chúng ta hay thấy gọi là màng nhĩ. Trong phòng có một vệ sỹ do ba mảnh xương nhỏ tạo thành, đầu giống như chiếc búa, gọi là xương búa, cơ thể trông giống như chiếc đe sắt, chân giống như vó ngựa v.v... Nhiệm vụ làm việc của vệ sĩ là truyền tin tức sang một thành viên khác ở tai trong. Tai trong là một phòng nước. Quản gia của gia đình này là cơ quan cảm nhận thính giác ở ngay trên đường ống.

Các loại tín hiệu âm thanh đến thăm sau khi đi qua đường tai ngoài thì bắt đầu gõ cửa phòng trống. Sự chấn động của phòng trống làm kinh động đến vệ sĩ. Nó liền dùng chân mở cửa phòng của tai trong. Sự lưu động của nước ở phòng trong làm tỉnh giấc quản gia ở trên đường ống. Sau khi nhận được tín hiệu, quản gia bắt đầu làm việc. Thông qua kết cấu giống như đường dây điện thoại, thần kinh trong cơ thể báo cáo cho chủ nhân của gia đình, đó chính là não của chúng ta. Như vậy, não biết có âm thanh đến thăm và chúng ta lập tức nghe thấy âm thanh đấy.

Bây giờ bạn đã hiếu rồi chứ? Sở dĩ chúng ta có thể nghe được âm thanh là kết quả làm việc và hợp tác cùng lúc của các thành viên trong gia đình.

XEM TIVI, SỬ DỤNG VI TÍNH NHIỀU RẤT DỄ BỊ ĐIẾC ĐỘT PHÁTDÙNG TAI NGHE ĐÚNG CÁCH ĐỂ BẢO VỆ THÍNH LỰC

Tại sao tai người có thể nghe được âm thanh

Tai người hoạt động như thế nào?

Để tìm hiểu về vấn đề giảm thính lực. Chúng ta cần quan tâm, hiểu được chức năng và hoạt động của tai, tai là bộ phận quan trọng để tiếp nhận âm thanh trong không khí và đưa thông tin đến não bộ. Tai có thể phân biệt được âm thanh nhỏ, lớn, tiếng ồn, định hướng nguồn âm thanh và khoảng cách của nó.

Cấu tạo của tai người

Để tìm hiểu về vấn đề nghe kém, chúng ta cần hiểu được chức năng và hoạt động của tai. Tai là một bộ phận rất tuyệt vời, chúng chuyển sóng âm thanh tiếp nhận được từ bên ngoài thành thông tin truyền lên não – và đôi khi chuyển thành cảm xúc vào trong trái tim của bạn.

Tai có thể phân biệt được âm thanh nhỏ, lớn, định hướng và xác định được khoảng cách từ một nguồn âm thanh nào đó rất chính xác.

Tai người gồm có 3 phần: Tai ngoài, tai giữa và tai trong.

Tại sao tai người có thể nghe được âm thanh

Tai ngoài:

Tai ngoài gồm các bộ phận có thể thấy được của tai, gồm vành tai và ống tai. Cái mà chúng ta gọi là tiếng ồn thật sự chỉ là sóng âm thanh, sóng âm này được tiếp nhận và truyền đi bên trong ống tai đến màng nhĩ, màng nhĩ là màng tròn rất linh hoạt, sẽ rung lên khi có sóng âm thanh tác động đến.

Tai giữa:

Là một khoang chứa đầy không khí ngăn cách với tai ngoài bởi màng nhĩ. Tai giữa gồm 1 chuỗi xương con : xương búa, xương đe, xương bàn đạp. Chúng tạo thành cầu nối từ màng nhĩ đến tai trong. Chuỗi xương con này cũng rung lên để đáp ứng với các chuyển động của màng nhĩ và khi đó, chúng có nhiệm vụ khuếch đại và truyền âm đến tai trong thông qua cửa sổ bầu dục.

Tai trong:

Gọi là ốc tai, có hình dạng trông giống như một cái vỏ ốc. Nó chứa rất nhiều màng dịch. Khi chuỗi xương con đưa âm thanh đến cửa sổ bầu dục, chất dịch này bắt đầu chuyển động, kích thích các tế bào thần kinh nghe, gọi là tế bào lông, nằm bên trong ốc tai. Các tế bào lông này lần lượt gửi các xung điện thông qua các dây thần kinh thính giác đến não bộ, nơi mà ta nhận biết được âm thanh.

Thông tin tham khảo khác:

Các bệnh liên quan đến thính giác bạn cần biết

Dịch vụ cho người đeo máy trợ thính và cấy ốc tai điện tử

Các dòng máy trợ thính cho nhiều đối tượng khác nhau:

Cơ chế nghe của tai người

CƠ CHẾ NGHE CỦA TAI NGƯỜI

Âm thanh là gì?

  • Âm thanh được tạo ra từ sự rung động của các hạt khí. Những rung động này di chuyển trong không khí như những sóng âm thanh. Sóng âm cũng có thể truyền qua môi trường chất lỏng và chất rắn.
  • Âm thanh được đánh giá qua tần số (cao độ) và cường độ (độ lớn). Rung động chậm (tần số thấp) được nghe dưới dạng các âm trầm, VD như sấm sét. Trong khi các rung động nhanh (tần số cao) được nghe dưới dạng các âm bổng, VD như tiếng chim hót líu lo.
  • Tần số mà con người có thể nghe thấy trong khoảng 20hz tới 20.000 hz. Trong đó âm thanh thường gặp trong khoảng 125 hz tới 8000 hz.
  • Cường độ âm thanh trên 100 db (đề xi ben) sẽ gây hại cho tai người nhanh chóng. Nếu liên tục chịu đựng âm thanh có cường độ từ 80 db – 100 db trong thời gian dài cũng khiến thính lực bị tổn thương. Do đó ngưỡng cường độ an toàn mà tai người có thể chịu dựng là dưới 80 db.

Tại sao tai người có thể nghe được âm thanh

Biểu đồ âm thanh thường gặp – CĐ cơ chế nghe của tai người

Cơ chế nghe của tai người diễn ra như thế nào?

  • Con người tiếp nhận âm thanh qua đường khí và đường xương. Trong đó đường khí đóng vai trò chủ đạo.
  • Như VIdeo minh họa ở đầu bài viết các bạn đã biết: Âm thanh được tiếp nhận qua tai ngoài > màng nhĩ rung động > truyền tới chuỗi xương con > truyền tới ốc tai > truyền tín hiệu tới não thông qua dây thần kinh.
    • Tai ngoài: là phần vành tai làm nhiệm vụ tiếp nhận âm thanh.
    • Tai giữa: bao gồm màng nhĩ, chuỗi xương con (xương búa, xương đe, xương bàn đạp…) làm nhiệm vụ dẫn truyền.
    • Tai trong là phần ốc tai, chứa đầy dịch và các tế bào lông. Ốc tai làm nhiệm vụ phân tích âm thanh, truyền tín hiệu tới não.
    • Não bộ phân tích tín hiệu tới từ 2 bên ốc tai và giúp con người hiểu được âm thanh một cách toàn diện.
  • Có thể nói cơ chế nghe của tai người là một quá trình phối hợp phức tạp giữa các bộ phận. Nếu có bất kì bộ phận nào trong đó không làm tốt nhiệm vụ, kết quả cuối cùng sẽ sai lệch đi rất nhiều.

Tại sao tai người có thể nghe được âm thanh

  • Đường khí đóng vai trò chủ đạo trong cơ chế nghe của tai người. Song đường xương cũng góp vai trò quan trọng không kém.
  • Như chúng ta đã biết, sóng âm có thể truyền dẫn trong môi trường chất lỏng và chất rắn. Âm thanh được truyền tới tai trong không chỉ qua tai ngoài và tai giữa. Nó còn được truyền dẫn trực tiếp tới tai trong qua hệ thống xương sọ và xương hàm. Điều này lý giải vì sao chúng ta vẫn nghe được khi tai bị bịt kín.

Những yếu tố cản trở cơ chế nghe hoạt động tốt

  • Như đã đề cập ở trên, cơ chế nghe qua đường khí đóng vai trò chủ chốt trong quá trình nghe. Tai người được cấu tạo đặc biệt giúp âm thanh có thể truyền dẫn thuận lợi và tái tạo chân thực nhất. Nếu có trục trặc diễn ra tại bất cứ khâu nào sẽ làm kết quả nghe bị ảnh hưởng rất nhiều. Có thể hiểu sơ bộ qua các ví dụ như sau:
  • Nếu tai ngoài bị cản trở (do chụp tai, tai nghe, ráy tai…) sẽ khiến âm thanh bị tiêu hao, biến dạng trước khi tới màng nhĩ.
  • Tai giữa bị viêm nhiễm, suy giảm chức năng… sẽ không thể hoạt động tốt và truyền dẫn tốt âm thanh tới tai trong. Trường hợp bị dị dạng ở tai ngoài, mất khả năng truyền dẫn ở tai giữa… sẽ làm mất khả năng nghe dường khí. Khi đó cơ chế nghe của tai người phụ thuộc hoàn toàn vào dường xương.
  • Tai trong hay còn gọi là ốc tai. Là một thể kín, chứa đầy chất lỏng và các tế bào lông. Tế bào lông bị chết sẽ làm suy giảm khả năng nghe hiểu. Tiếp xúc tiếng ồn quá lớn và đột ngột có thể khiến áp lực trong ốc tai tăng cao. Làm hỏng ốc tai dẫn tới điếc đột ngột. Có thể là điếc tạm thời hoặc điếc vĩnh viễn.
  • Nếu dây thần kinh dẫn truyền không hoạt động hoặc hoạt động không tốt, tín hiệu âm thanh không thể truyền tới não. Con người sẽ không thể hiểu được âm thanh.
  • Tương tự nếu não bộ không xử lý tốt và trả về kết quả, con người cũng không thể hiểu được âm thanh.

Tại sao tai người có thể nghe được âm thanh

Rất nhiều yếu tố bất lợi có thể ảnh hưởng tới quá trình nghe của con người

Chăm sóc thính lực là điều thiết yếu

  • Thính giác là một trong 5 giác quan mà con người sử dụng để giao tiếp với bên ngoài. Mất thính lực gây ra những tác hại nghiêm trọng cho cuộc sống. Thậm chí có thể gây nguy hiểm tới quá trình phát triển và tính mạng con người. Mất thính lực tồn tại đa dạng, dưới nhiều hình thức và nhiều mức độ. Bạn có thể tham khảo thêm tại chuyên đề Mất thính lực.
  • Có rất nhiều yếu tố có thể gây hại cho sức nghe như: tiếng động lớn đột ngột; chịu đựng âm thanh cường độ cao trong thời gian dài, viêm nhiễm tai ngoài, tai giữa… Trong đa số trường hợp, thính lực mất đi không thể tìm lại được. Do đó chăm sóc thính lực, tránh các yếu tố gây hại là một điều chúng ta nên làm hằng ngày.
  • Chúng ta nên:
    • Kiểm tra thính lực định kỳ để biết chính xác tình trạng thính lực. Chẩn đoán ngăn ngừa khả năng gây mất thính lực nếu có.
    • Vệ sinh tai thường xuyên.
    • Không đưa dị vật, những dụng cụ không an toàn vào tai.
    • Tránh tiếp xúc tiếng ồn quá lớn trong thời gian dài.
    • Đề phòng các âm thanh quá lớn và đột ngột như tiếng bom nổ, tiếng loa công suất lớn ở tầm gần…
    • Khám bác sĩ chuyên khoa ngay khi cảm thấy hiện tượng dị thường về tai
    • Đón xem những lời khuyên hữu ích và những mẹo chăm sóc sức nghe trên trang chủ Trợ thính An Khang

NẾU BẠN CẦN ĐO THÍNH LỰC, HÃY TỚI TRỢ THÍNH AN KHANG CHI NHÁNH GẦN NHẤT

Theo dõi Fanpage của chúng tôi để nhận những chương trình Khuyến mãi mới nhất.