Tại sao xoay vòng lại chóng mặt

Chóng mặt là một triệu chứng xuất hiện trong nhiều bối cảnh bệnh khác nhau, thường gặp ở người lớn tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa lứa tuổi mắc bệnh. Người bệnh bị chóng mặt thường xuyên cần đến khám tại các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị phù hợp với từng nguyên nhân.

Chóng mặt hoa mắt là một trong những lý do thường gặp nhất khiến người bệnh đi khám tại các phòng khám sức khỏe ban đầu. Triệu chứng chóng mặt được người bệnh mô tả lại với các đặc điểm phong phú, có thể chia thành các nhóm chính: chóng mặt xoay vòng, choáng váng và cảm giác mất thăng bằng khi di chuyển.

  • Chóng mặt kiểu xoay vòng: Đặc trưng với cảm nhận các vật xung quanh quay tròn quanh bản thân hoặc chính bản thân đang quay quanh đồ vật, khiến người bệnh dễ ngã. Chóng mặt xoay vòng có thể xuất hiện từ từ hoặc đột ngột, làm người bệnh lo âu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Chóng mặt kiểu choáng váng: Thường được mô tả là chóng mặt hoa mắt, dễ gây ngất, với khả năng mắc phải các bệnh lý cao hơn so với chóng mặt xoay vòng.
  • Chóng mặt kiểu mất thăng bằng: Đặc trưng với sự bất thường trong việc giữ thăng bằng của phần thân mình. Người bệnh không di chuyển một cách vững chãi như thông thường, thậm chí còn gặp khó khăn khi đứng yên tại chỗ. Việc mô tả chi tiết các kiểu chóng mặt thường xuyên như trên giúp bác sĩ phân loại và định hướng được nguyên nhân tiềm tàng bên dưới, từ đó xây dựng được phác đồ điều trị và theo dõi có hiệu quả hơn. Một người bệnh có thể chỉ trải qua một kiểu chóng mặt hoặc phối hợp các kiểu khác nhau trong những lần khởi phát bệnh khác nhau.

Triệu chứng chóng mặt không xuất hiện đơn độc, thường xuất hiện cùng với dấu hiệu buồn nôn, nôn mửa, đau đầu và mệt mỏi. Chóng mặt hoa mắt có xu hướng tái phát nên nhiều người gặp phải chóng mặt thường xuyên, lặp lại trong nhiều lần. Tần suất đối diện với triệu chứng chóng mặt trong dân số chung xấp xỉ khoảng 30%, phổ biến trong nhóm dân số già, và đang có xu hướng tăng lên ở những bệnh nhân trẻ tuổi.

Tại sao xoay vòng lại chóng mặt

Chóng mặt hoa mắt là trạng thái mà chúng ta thường xuyên gặp phải

Người bệnh rất thường hay băn khoăn chóng mặt là bị gì để tìm cách giải quyết chúng. Tuy nhiên, không dễ để trả lời câu hỏi này vì nguyên nhân gây chóng mặt rất đa dạng, liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau như tim mạch, thần kinh, và các bất thường chuyển hóa trong cơ thể. Thông thường trên lâm sàng, khi tiếp cận một bệnh nhân chóng mặt, bác sĩ cần phân loại thành hai nhóm chính bao gồm chóng mặt ngoại biên và chóng mặt trung ương dựa trên nguyên nhân gây bệnh.

Nguyên nhân chóng mặt ngoại biên không liên quan đến các bất thường tại hệ thần kinh trung ương như não bộ hoặc tủy sống mà thường nằm ở hệ tiền đình ốc tai nằm ở tai trong. Hệ thống các ống bán khuyên ở tai trong có nhiệm vụ định hướng vị trí tư thế đầu và truyền tín hiệu đến não bộ để duy trì sự cân bằng của cơ thể. Khi có những rối loạn gây ra do viêm, vi rút, sỏi, chức năng của hệ tiền đình không còn toàn vẹn. Người bệnh sẽ cảm thấy chóng mặt hoa mắt và mất thăng bằng. Một số bệnh lý cụ thể gây chóng mặt ngoại biên như:

  • Chóng mặt kịch phát lành tính theo tư thế: Đây là nguyên nhân thường thấy nhất trên lâm sàng. Bệnh nhân bị chóng mặt kịch phát lành tính theo tư thế rất hay trải qua nhiều đợt chóng mặt lặp lại khi thay đổi tư thế đầu từ cúi thấp sang thẳng hoặc ngước đầu lên cao, kéo dài khoảng vài giây đến vài phút, đi kèm với cảm giác buồn nôn và nôn mửa. Sỏi trong các ống bán khuyên được hình thành do lắng đọng tinh thể làm nhiễu loạn hoạt động của chất dịch chuyển động bên trong dẫn đến sự sai lệch trong việc nhận định tư thế đầu. Chóng mặt kịch phát lành tính theo tư thế phổ biến ở những người trên 50 tuổi, có tiền sử chấn thương hoặc phẫu thuật, viêm nhiễm vùng tai.
  • Viêm tai trong: Ống tai trong là khu vực chứa các thành phần của hệ tiền đình ngoại vi bao gồm các ống bán khuyên và thụ thể thần kinh ốc tai, đóng góp vai trò giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi tác nhân gây bệnh như vi rút, vi khuẩn tấn công vào tai trong, người bệnh cũng có thể gặp phải biểu hiện chóng mặt, giảm thích lực, ù tai và sốt.
  • Viêm dây thần kinh sọ não số VIII: Dây thần kinh sọ não số VIII hay còn gọi là dây tiền đình ốc tai, chịu trách nhiệm trong việc giữ thăng bằng cho cơ thể.
  • Bệnh Meniere: Đây là tình trạng bất thường hiếm gặp trong tai trong. Chóng mặt do bệnh Meniere gây ra thường rất nặng nề, kéo dài trong vòng nhiều giờ đến nhiều ngày, đồng thời với triệu chứng nôn nhiều và giảm thính lực kéo dài. Nguyên nhân chính xác gây bệnh Meniere vẫn chưa được nghiên cứu rõ.

Khác với chóng mặt ngoại biên, chóng mặt trung ương là nhóm bệnh gây ra do các bất thường về não bộ, hay gặp nhất là tiểu não, cơ quan đóng vai trò trong nhiệm vụ giữ thăng bằng cho cơ thể. Một số bệnh lý cụ thể gây chóng mặt trung ương bao gồm:

  • Đau đầu vận mạch hay đau đầu Migraine: Bệnh thường gặp ở nhóm người trẻ tuổi, nữ nhiều hơn nam. Ngoài chóng mặt, người bệnh còn gặp phải triệu chứng đau nửa đầu dữ dội, đau kiểu mạch đập.
  • U não hay u tiểu não làm rối loạn chức năng dẫn đến các sai lệch trong di chuyển của cơ thể.
  • U dây thần kinh: U dây thần kinh thính giác kết nối tai đến não. Bệnh được biết đến có tính chất di truyền.

Tai biến mạch máu não: Đây là nguyên nhân nguy hiểm cần được ưu tiên loại trừ khi chóng mặt xuất hiện ở những bệnh nhân lớn tuổi có yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, mắc bệnh tăng huyết áp, rung nhĩ,

Vì có rất nhiều nguyên nhân với các mức độ nặng nhẹ khác nhau gây ra chóng mặt thường xuyên, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tìm nguyên nhân và điều trị phù hợp. Việc thiết lập một chẩn đoán cần dựa vào các triệu chứng lâm sàng mà người bệnh phải trải qua kết hợp với các phương tiện cận lâm sàng. Bệnh nhân cần mô tả chi tiết triệu chứng chóng mặt hoa mắt về tần suất xuất hiện, chóng mặt hoa mắt khởi phát khi nào và các triệu chứng kèm theo. Một vài chỉ định cận lâm sàng được áp dụng để chẩn đoán nguyên nhân chóng mặt bao gồm:

Trong một vài trường hợp, chóng mặt hoa mắt có thể tự biến mất mà không cần điều trị gì. Nếu người bệnh bị chóng mặt thường xuyên, vấn đề điều trị triệu chứng chóng mặt và giải quyết nguyên nhân cần được đặt ra. Một số loại thuốc giúp giảm chóng mặt thường được dùng như kháng histamin, tanganil, scopolamine hay thuốc kháng cholinergic. Thuốc chống nôn, an thần, giảm lo âu, giảm đau đầu cũng được sử dụng kết hợp tùy theo từng tình huống riêng biệt. Khi phương pháp điều trị nội khoa không có hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị can thiệp như phẫu thuật.

Tại sao xoay vòng lại chóng mặt

Chóng mặt có thể được chẩn đoán qua phương pháp điện não đồ

Bên cạnh việc dùng thuốc giải quyết triệu chứng và điều trị nguyên nhân chóng mặt hoa mắt, người bệnh cần lưu ý một vài điều trong chế độ sinh hoạt và ăn uống để giảm tần suất và mức độ nặng của triệu chứng chóng mặt. Một số biện pháp được công nhận có hiệu quả như:

  • Không thay đổi tư thế đầu đột ngột, chuyển từ nằm sang ngồi hoặc đứng một cách chậm rãi để cơ thể kịp thích nghi.
  • Không nên làm những nghề liên quan đến vận hành máy móc hay xe cộ khi bị chóng mặt thường xuyên.
  • Không lạm dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích
  • Nên dùng các loại thực phẩm giàu vitamin C, vitamin B6
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh
  • Tránh ăn quá mặn hoặc quá ngọt
  • Thư giãn, sống trong môi trường trong lành, thoải mái, tránh xa căng thẳng trong cuộc sống.
  • Khi bị chóng mặt, nên nằm nghỉ ngơi, hạn chế thay đổi tư thế và đi lại nhiều vì rất dễ mất thăng bằng gây té ngã.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

XEM THÊM:

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Chóng mặt là cảm giác khó chịu ai cũng từng gặp một lần trong đời. Đối với chóng mặt kịch phát tư thế lành tính, triệu chứng chóng mặt xảy ra đột ngột với mức độ dữ dội, khiến người bệnh hoang mang, sợ hãi, làm suy giảm hoạt động và chất lượng cuộc sống.

Tiền đình được xem là một giác quan, cảm nhận tư thế trong không gian, từ đó giúp duy trì tính ổn định cân bằng cơ thể, dáng bộ cũng như phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Hệ thống tiền đình gồm có một cơ quan cảm nhận là ống bán khuyên nằm trong ốc tai, dây thần kinh dẫn truyền và nhân thần kinh phân tích tín hiệu trong não.

Khi ống bán khuyên bị tổn thương, người bệnh sẽ có cảm giác chóng mặt. Trong đó, chóng mặt kịch phát lành tính do tư thế là bệnh lý thường gặp nhất ở mọi lứa tuổi nhưng ưu thế ở tuổi trung niên. Bệnh gặp ở hai giới nhưng tập trung nhiều ở phụ nữ.

Ngoài chóng mặt, người bệnh còn gặp khó chịu do buồn nôn – nôn ói, đau đầu, choáng váng, hoa mắt. Các triệu chứng này có chung một đặc điểm nổi bật là nặng lên khi thay đổi tư thế, như đang nằm chuyển sang ngồi, khi xoay đầu. Nếu giữ nguyên vị trí cơ thể, người bệnh sẽ thấy bớt dần và hết hẳn. Tuy nhiên, bệnh sẽ tái phát lại thành đợt sau vài ngày đến vài tháng, năm sau đó.

Cho đến nay, đã có rất nhiều giả thiết về nguyên nhân gây chóng mặt kịch phát lành tính nhưng hầu hết đều chưa được chứng minh rõ ràng. Trong đó, giả thiết về sự hiện diện của các hạt sỏi nhỏ trong ốc tai có vẻ thuyết phục hơn cả.

Ốc tai gắn kết với ba vòng ống bán khuyên, xếp theo ba mặt phẳng không gian khác nhau. Sự lưu thông dịch trong các ống bán khuyên giúp cơ thể định hướng tư thế. Chính vì vậy, khi cơ thể thay đổi theo một chiều tư thế nhất định, hạt sỏi di chuyển trong ống bán khuyên theo mặt phẳng đó sẽ kích thích hệ thống tiền đình, gửi tín hiệu về não, khởi phát dòng cảm giác chóng mặt. Hệ quả là cơ thể có phản xạ nằm yên, giữ nguyên vị trí đầu mà tại đó có cảm giác an toàn nhất. Hạt sỏi không di chuyển nữa, cảm giác chóng mặt sẽ lui dần.

Các nguyên nhân cũng gây tổn thương cơ quan tiền đình trung ương và ngoại biên khác như viêm nhiễm, xơ cứng, thoái hóa đến thiếu máu cục bộ, xuất huyết hay bị chấn thương cũng gây ra cảm giác chóng mặt rất khó chịu cho người bệnh.

Tuy nhiên, các triệu chứng này không có mối liên hệ gì đến tư thế. Chính vì vậy, mỗi dạng chóng mặt cần được thăm khám.

Tại sao xoay vòng lại chóng mặt

Chóng mặt kịch phát lành tính nặng lên khi thay đổi tư thế, như đang nằm chuyển sang ngồi, khi xoay đầu

Chóng mặt là triệu chứng nổi bật nhất của bệnh lý này, thường xảy ra vào buổi sáng, ngay sau khi thức dậy, người bệnh đột ngột có cảm giác nhà cửa xoay tròn như đảo lộn, nghiêng ngả. Sau đó, nằm xuống lại, người bệnh lại càng cảm thấy chóng mặt dữ dội nhiều hơn, khiến họ hoảng sợ, lo lắng cực độ. Tuy nhiên, họ sẽ tự nhận ra rằng xoay đầu, nhìn xung quanh sẽ làm triệu chứng nặng hơn, thúc đẩy buồn nôn, nôn ói nên có khuynh hướng nhắm mắt, nằm yên. Sau đó, cơn chóng mặt sẽ tự thuyên giảm dần trong một hoặc hai phút trước khi biến mất hẳn.

Tại sao xoay vòng lại chóng mặt

Chóng mặt là triệu chứng nổi bật nhất của bệnh lý chóng mặt kịch phát lành tính

Tuy nhiên, cơn chóng mặt sẽ khởi phát lại nếu người bệnh di chuyển đầu theo một hướng nhất định như ngồi dậy, xoay đầu nhanh, cúi người xuống hoặc lật ngửa đầu ra sau. Theo đó, chóng mặt tư thế điển hình sẽ kéo dài thành nhiều đợt trong vài tuần, rồi tự hết và sẽ tái phát lại sau một thời gian hay với một tư thế nhất định.

Mặc dù vậy, đúng như tên gọi, chóng mặt lành tính do tư thế không gây ra biến chứng gì nghiêm trọng nếu người bệnh nằm nghỉ trên giường, không bị té ngã, sang chấn nếu cố gắng đi lại. Bên cạnh đó, khi thăm khám, làm các xét nghiệm, hình ảnh học sọ não cũng sẽ không ghi nhận được dấu hiệu gì bất thường. Người bệnh hoàn toàn không yếu liệt gì; khám tai cũng bình thường, không có thay đổi thính lực.

Chóng mặt kịch phát lành tính thực sự đúng như tên gọi nếu người bệnh biết cách phòng tránh các yếu tố khởi kích, tuân thủ thuốc ổn định tiền đình và thực hiện các nghiệm pháp tái lập vị trí ống bán khuyên.

Bất cứ lúc nào cũng luôn ghi nhớ không được thay đổi tư thế đột ngột một cách nhanh chóng. Cụ thể là khi chuyển từ tư thế nằm để ngồi dậy, đứng dậy hay xoay đầu, cúi và ngửa đầu cũng phải thực hiện từ tốn, chậm rãi. Tốt nhất nên nhắm mắt lại để hạn chế thị giác thu nhận những tín hiệu thay đổi không gian, giảm kích thích tiền đình. Sau khi xác lập tư thế tại vị trí mới thì từ từ mở mắt ra.

Nếu nhận thấy các cơn chóng mặt thường xảy ra lúc thức dậy thì trong giấc ngủ, nên sử dụng nhiều gối để kê đầu được ngay ngắn, nên nằm ngửa, tránh nghiêng về một bên.

Bên cạnh đó, không nên ngồi ghế xoay hay ghế có tựa đầu ngửa ra phía sau quá mức, hạn chế động tác nghiêng, cúi người quá mức như để nhặt đồ lên, thắt dây giày.

Các nhóm thuốc có thể hỗ trợ điều chỉnh chóng mặt trong các cơn cấp tính cũng như thuyên giảm triệu chứng buồn nôn, nôn.

Nhóm thuốc kháng histamine chỉ nên dùng khi bệnh nhân chóng mặt dữ dội mà không thuyên giảm nhiều sau ổn định tư thế. Một số loại thuốc an thần có thể bổ sung nếu người bệnh quá kích thích, lo lắng, sợ hãi.

Tuy nhiên, các thuốc tác động trên hệ thần kinh trung ương sẽ có tác dụng phụ buồn ngủ, lừ đừ, chóng mặt khó hết hoàn toàn. Vì thế, chỉ nên dùng khi thực sự thấy cần thiết và tuân thủ liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Tại sao xoay vòng lại chóng mặt

Bài tập luyện cho hệ tiền đình

Hiện nay, việc điều trị chóng mặt kịch phát lành tính có khuynh hướng không dùng thuốc mà áp dụng các bài tập tái lập vị trí hạt sỏi trong ống bán khuyên, giúp hệ tiền đình hồi phục và thích nghi với sự dịch chuyển trong không gian của cơ thể.

Các bài tập có thể tiến hành ngay tại phòng khám với sự hỗ trợ của các bác sĩ vật lí trị liệu hoặc người bệnh tự tập tại nhà. Nếu thực hiện đúng cách và kiên nhẫn, các triệu chứng khó chịu sẽ cải thiện đáng kể.

  • Khi xảy ra cơn chóng mặt, cần bình tĩnh, nhắm mắt, hạn chế xoay đầu và tìm tư thế thích hợp để nghỉ ngơi. Nếu có cảm giác buồn nôn, nên kiềm nén bằng cách hít thở sâu và tập trung vào nhịp thở. Chỉ cần tuân thủ như vậy, cơn chóng mặt sẽ nhanh chóng thuyên giảm trong vài phút.
  • Không tự mình đi lại xa, làm việc nặng, leo trèo, điều khiển xe cộ hay máy móc khi bị chóng mặt. Bởi vì những việc này càng gây khởi kích cơn chóng mặt nặng nề hơn, kéo dài hơn, thậm chí có thể gây tai nạn cho chính mình cũng như người khác.
  • Giữ không gian trong phòng, lối đi thông thoáng, tránh vật dụng lộn xộn, bừa bãi. Gắn thêm thanh cầm trong bồn tắm và nhà vệ sinh.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, chế độ dinh dưỡng cân đối, đa dạng, giàu vitamin và khoáng chất. Tránh uống cà phê, bia rượu, nước giải khát có gas.
  • Không dùng chất kích thích, hút thuốc hay tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi điều độ, suy nghĩ lạc quan. Có thói quen luyện tập thể dục thể thao phù hợp, điều độ.

Chóng mặt kịch phát tư thế lành tính là bệnh lý thường gặp trong cộng đồng. Những thông tin về bệnh, cách ứng phó và phòng ngừa là điều cần thiết để vượt qua các triệu chứng khó chịu này, tự tin tận hưởng cuộc sống.

Khoa Khám bệnh và Nội khoa tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec giữ chức năng chuyên môn trong việc khám và điều trị các bệnh liên quan đến hệ thần kinh trung ương (hộp sọ, màng não, não bộ, mạch máu não, các dây thần kinh trong sọ, tuyến yên, cột sống, đĩa đệm, màng tủy sống) và hệ thần kinh ngoại vi (các dây thần kinh và hạch thần kinh bên ngoài não bộ và tủy sống).

Thạc sĩ. Bác sĩ Mỹ có kinh nghiệm trên 6 năm làm bác sĩ Nội khoa tại các Bệnh viện Trung Ương huế, Bệnh viện Đại học Y dược Huế; Bệnh viện Tâm Trí Đà nẵng; Bệnh viện Đà Nẵng. Hiện là Bác sĩ Nội Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Rối loạn tiền đình có chữa khỏi hẳn được không?

XEM THÊM: