Thế nào là đặc điểm tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp tiếng việt

ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH  CỦA TIẾNG VIỆT.

I. LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ:

1. Khái niệm :

a. Loại hình

-Một tập hợp những sự vật , hiện tượng cùng có chung những đặc trưng cơ bản nào đó.

Ví dụ :  Loại hình nghệ thuật ,  Loại hình báo chí ,                Loại hình ngôn ngữ …..

b. Loại hình ngôn ngữ :

  Là cách phân loại ngôn ngữ trên thế giới dựa trên những đặc trưng cơ bản nhất của các ngôn ngữ đó .

2. Loại hình ngôn ngữ tiếng Việt :

 – Tiếng Việt thuộc ngữ hệ Nam Á

– Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập

II. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT:

Mang đặc trưng của loại hình ngôn ngữ đơn lập với các đặc trưng sau:

1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp ( Tính phân tiết):

Ví dụ :   Sao anh không về chơi thôn Vĩ  ? 

 – Câu thơ có  7 tiếng à 7 âm tiết , 7 từ , đọc và viết tách rời nhau .

 – Mỗi tiếng trên cũng có thể là yếu tố cấu tạo từ : trở về ,ăn chơi , thôn xóm

-> – Về mặt ngữ âm :tiếng à âm tiết .

    – Về mặt sử dụng :tiếng à từ hoặc yếu tố cấu tạo từ .

2. Từ không biến đổi hình thái

Ví dụ 1 : Xác định chức năng ngữ pháp của từ được gạch dưới trong câu thơ sau:

        Mình về mình có nhớ ta

Ta về  ta  nhớ những hoa cùng người

-Mình 1, mình 2:chủ ngữ.

– Ta 1 : phu ngữ.

-Ta 2, 3: chủ ngữ èkhông biến đổi về hình thái.

 Ví dụ 2:

  Tôi (1)tặng anh ấy(1) một cuốn sách , anh ấy(2) cho tôi(2 ) một quyển vở .

 – Tôi (1): chủ ngữ ; tôi (2): phụ ngữ bổ nghĩa cho động từ “cho’’

 – Về ngữ âm và chữ viết : không có sự khác biệt nào giữa các từ

 – Có thể thấy như vậy đối với các từ “ anh ấy’’ 

*Dịch sang tiếng Anh :

 I give him a book, he gives me a book .

 Tôi (1) dịch là I ( chủ từ ) ; tôi (2 ) dịch là me (phụ ngữ)

 Anh ấy(1) dịch là him ( phụ ngữ ); anh ấy (2)dịch là  he (chủ từ)

àTừ trong tiếng Việt không biến đổi hình thái khi cần biểu thị ý nghĩa ngữ pháp .

– Từ trong tiếng Anh biến đổi hình thái để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp khác nhau à Tiếng Anh thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết

3) Biện pháp chủ yếu biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo trật  tự trước sau và sử dụng hư từ :

Ví dụ :  Tôi ăn cơm .

Nếu thay đổi trật tự từ trong câu và sử dụng thêm một số hư từ (đã; đang, sẽ sắp,…)èý nghĩa NP trong câu sẽ thay đổi theo.

III. LUYỆN TẬP:

Bài tập 1:

–  Nụ tầm xuân 1 là phụ ngữ cho ĐT hái, đứng sau ĐT hái; nụ tầm xuân 2 là chủ ngữ , trước ĐT nở.

– Bến 1:phụ từ đứng sau ĐT nhớ; bến 2 là chủ ngữ , đứng trước cụm từ “khăng khăng đợi thuyền”

–  Trẻ, già àtương tự vd1 và 2.

– Bống 1,2,3 và 4 : phụ ngữ  của các ĐT trước nó  nên đều đứng sau ĐT; chỉ khác nhau về hư từ kèm theo (ko có hư từ hoặc có hư từ “ cho”)

Bống 5 và 6:àchủ ngữ àđứng trước các ĐT (ngoi ,lớn)

-> Ở vị trí ngữ pháp nào các từ vẫn không biến đổi hình thái

Bài tập 3: Các hư từ :

*Đã:chỉ hoạt động  xảy ra trong quá khứ.

*Các: sự vật ở số nhiều, mức độ toàn thể.

*Để: chỉ mục đích.

*Lại: chỉ sự tái diễn.

*Mà: chỉ mục đích .

Phần 1: Loại hình ngôn ngữ

- Tiếng Việt thuộc thuộc ngữ hệ Nam Á, dòng Môn – Khmer, nhóm Việt Mường.

- Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.

 Phần 2

II. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt

- Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp, tiếng là âm tiết về mặt ngữ âm và là đơn vị cấu tạo từ mặt sử dụng.

- Từ không biến đổi hình thái (xét về mặt ngữ âm và sự thể hiện bằng chữ viết).

- Biện pháp chủ yếu để biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ.

 Phần 3 LUYỆN TẬP:

1.Phân tích ngữ liệu về mặt từ ngữ để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập:

- Ngữ liệu 1: Nụ tầm xuân 1 là bổ ngữ của động từ “hái”, nụ tầm xuân 2 là chủ ngữ.

- Ngữ liệu 2: Bến 1 là bổ ngữ của động từ “nhớ” và bến 2 là chủ ngữ.

- Ngữ liệu 3: Trẻ 1 là bổ ngữ của động từ “yêu”, trẻ 2 là chủ ngữ; già 1 là bổ ngữ của động từ “kính”, già 2 là chủ ngữ.

- Ngữ liệu 4: bống 1 là bổ ngữ của động từ “đem”, bống 2 và bống 3 đều là bổ ngữ cho động từ “thả”, bống 4 là bổ ngữ cho động từ “giấu”, bống 5 là chủ ngữ, bống 6 là chủ ngữ.

→ Các cặp từ trong ngữ liệu 1,2,3 và từ “bống” trong ngữ liệu 4 dù ở các vị trí khác nhau, giữ các vai trò ngữ pháp khác nhau nhưng không có sự thay đổi xét về mặt ngữ âm và chữ viết. Nói cách khác, các từ trên không có sự biến đổi hình thái. Đây là đặc điểm nổi bật của loại hình ngôn ngữ đơn lập.

2. Đối chiếu với tiếng Anh để thấy tiếng Anh thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết còn tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập:

Câu tiếng Việt: Tôi yêu anh ấy nhưng anh ấy không yêu tôi.

Dịch sang tiếng Anh: I love him but he don’t love me.

- Câu tiếng Việt: tôi 1 là chủ ngữ, tôi 2 là phụ ngữ của động từ “yêu” nhưng không thay đổi về ngữ âm và chữ viết (không biến đổi hình thái) vì tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.

- Câu tiếng Anh: tôi 1 viết là “I” (vì là chủ ngữ), tôi 2 viết là “me” vì là phụ ngữ, anh ấy 1 viết là “him” vì là phụ ngữ, anh ấy 2 viết là “he” vì là chủ ngữ. Vậy các cặp từ này có sự thay đổi ngữ âm và chữ viết (biến đổi về hình thái) vì tiếng Anh thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết.

3. Xác định và phân tích tác dụng của hư từ trong đoạn văn:

            Các hư từ: đã, để, lại, mà nhấn mạnh ý nghĩa và công sức lớn lao của nhân dân ta trong thành quả giành được nền độc lập.

ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT

  I. Loại hình ngôn ngữ

- Loại hình ngôn ngữ là một kiểu cấu tạo ngôn ngữ, trong đó bao gồm một hệ thống những đặc điểm có liên quan với nhau, chi phối lẫn nhau.

- Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.

II. Đặc điểm loại hình ngôn ngữ.

1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp

- Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết.

- Về mặt sử dụng, tiếng là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ.

Ví dụ: Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

7 tiếng / 7 từ / 7 âm tiết.

Đọc và viết đều tách rời nhau

Đều có khả năng cấu tạo nên từ: Trở về /  thôn xóm…

2. Từ không biến đổi hình thái.

Ví dụ: Tôi1 tặng anh ấy1 một cuốn sách, anh ấy2 tặng tôi2 một quyển vở.

Từ trong Tiếng Việt không biến đổi hình thái khi biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.

3. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ.

(Hư từ: Phụ từ, Quan hệ từ, Tình thái từ.

Phụ từ: đã, sẽ, đang…

Quan hệ từ: và, vì, tuy… nhưng…

Tình thái từ: à, nhé, chính…)

  Ví dụ:

Tôi ăn cơm / ăn cơm với tôi /  ăn phần cơm của tôi nhé.

Tôi đang ăn cơm

Tôi đã ăn cơm rồi

Tôi sẽ ăn cơm

Tôi vừa ăn cơm xong

Trật tự sắp đặt từ ngữ từ thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi.