Thế nào là xây dựng trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Lấy cảm hứng từ mô hình “Happy School” của UNESCO, mô hình "Trường học hạnh phúc" được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai từ năm 2019 và nhanh chóng được nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước.

Theo các nhà nghiên cứu, cũng như kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, 1 trường học hạnh phúc có 21 tiêu chí; trong đó có 3 tiêu chí quan trọng, có tính cốt lõi là: yêu thương, an toàn và tôn trọng.

Cụ thể, về tiêu chí yêu thương đó là sự quan tâm, chia sẻ, tin tưởng, hỗ trợ và bao trùm lên là bao dung.

Về tiêu chí an toàn: Trường học phải an toàn về thể chất và tinh thần. Giáo viên, học sinh phải được bảo vệ, không có sự xúc phạm về thể xác và tinh thần để mỗi khi đến trường như là về nhà.

Đối với tiêu chí tôn trọng: Cần tôn trọng sự khác biệt bởi chính sự khác biệt ấy mới tạo nên sự đa dạng về văn hóa và đổi mới. Tôn trọng sự khác biệt, trước hết là không áp đặt, đem giá trị của một vài cá nhân, áp đặt cho cái chung.

Trường học thông minh

Nhằm đào tạo nhân lực cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều nước trên thế giới đã và đang chuyển đổi trường học, từ mô hình truyền thống sang trường học thông minh, gọi là “SMART School”.

Ở Hoa Kỳ, từ những năm 1990, chương trình dạy học thông minh nhấn mạnh vai trò tích hợp công nghệ số trong lớp học.

Năm 2014, Ủy ban giáo dục tại New York đã đưa ra 7 tiêu chí cho trường học thông minh, gồm: (1) Cung cấp và mở rộng học tập trực tuyến; (2) Sử dụng công nghệ để cá nhân hóa học tập; (3) Kết nối trường học băng thông rộng, tốc độ cao và ứng dụng công nghệ; (4) Kết nối lớp học với các nguồn mở ngoài nhà trường; (5) Giáo viên ứng dụng công nghệ vào giảng dạy và phát triển nghề nghiệp liên tục; (6) Tập trung vào phát triển các kỹ năng STEM cho người học; (7) Lãnh đạo và quản lý thông minh dựa trên nền tảng công nghệ và năng lực công nghệ.

Ở Việt Nam, trường học thông minh được thí điểm triển khai tại nhiều tỉnh và thành phố. Hà Nội thí điểm triển khai “Mô hình trường học điện tử” tại quận Long Biên cho 7 trường học. Mô hình trường học này được xây dựng trên 3 căn cứ: (1) Cơ sở hạ tầng; (2) Ứng dụng công nghệ thông tin; (3) Môi trường chính sách và các điều kiện để bảo đảm 5 mục tiêu: Bổ sung cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, đầu tư và nâng cao chất lượng khai thác trang thông tin điện tử nhà trường; áp dụng hiệu quả các phần mềm phục vụ công tác quản lý, điều hành, giảng dạy và học tập; kiện toàn công tác chỉ đạo điều hành, môi trường chính sách ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường.

Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt Đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025”. Trong đó, ngành Giáo dục triển khai xây dựng Trung tâm Điều hành giáo dục thông minh tại Sở Giáo dục và Đào tạo và xây dựng thí điểm trường học thông minh tại 5 trường học.

Theo đó, trường học thông minh được xây dựng với 5 tiêu chí: (1) Thi trực tuyến, hướng nghiệp trực tuyến, ứng dụng tối đa công nghệ thông tin trong giảng dạy; (2) Giáo viên được trang bị tin học văn phòng quốc tế; (3) Phủ sóng internet tốc độ; (4) Triển khai thư viện thông minh, học bạ điện tử; (5) Học sinh được sử dụng thiết bị cầm tay thông minh trong giờ học và trong kiểm tra, đánh giá.

Mặc dù có sự khác nhau về các tiêu chí xây dựng, nhưng tựu trung lại, trường học thông minh đề cao tính chất thông minh của nhà trường hướng tới tính linh hoạt, thích ứng, hiện đại và phát triển liên tục-cân bằng động với sự phát triển của thế giới công nghệ hiện đại và đề cao vai trò quan trọng của công nghệ thông minh để xây dựng và duy trì môi trường giáo dục thông minh đó.

Từ các tiêu chí của 2 loại mô hình trường học trên, chúng ta thấy rằng: Trường học thông minh có sự hội tụ của các yếu tố: sư phạm thông minh, học tập thông minh, môi trường giáo dục thông minh. Ứng dụng công nghệ thông tin, các thiết bị công nghệ thông minh sâu rộng trong các hoạt động của nhà trường làm tăng tương tác, mở rộng kết nối, nâng cao chất lượng dạy và học, tăng hiệu quả quản lý nhà trường. Nhà trường trở thành 1 tế bào, 1 mắt xích quan trọng trong thế giới kết nối với các trường học, với các tổ chức học tập khác và với cộng đồng nói chung.

Các tiêu chí của trường học thông minh còn tập trung nhiều về “dạy chữ” còn trường học hạnh phúc có những điểm nhấn thực sự về “dạy người”.

Vì vậy, xây dựng trường học thông minh và xây dựng trường học hạnh phúc là hai cách tiếp cận nhằm hướng tới 1 mục đích: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Xây dựng trường học hạnh phúc là một giải pháp tạo cơ sở để xây dựng, duy trì, phát triển trường học học thông minh một cách vững chắc và xây dựng trường học thông minh chính là góp phần đáp ứng các yêu cầu, nội dung, tiêu chí của trường học hạnh phúc.

TÓM TẮT

            Kết quả nghiên cứu của bài báo cho thấy những quan niệm của giáo viên các trường trung học cở về trường học hạnh phúc trong bối cảnh các trường học hướng tới mang lại cảm nhận hạnh phúc cho học sinh khi đến trường học.

ABSTRACT

The research results of the article include theoretical models of happy schools and the realities regarding the awareness of administrators, teachers, staff, parents, students of secondary schools in Gia Lam district, Hanoi on building happy schools.

Từ khóa: Trường học hạnh phúc, trường trung học cơ sở

Keywords: Happy school, Secondary School.

1.      ĐẶT VẤN ĐỀ

Nghiên cứu về hạnh phúc của học sinh trong nhà trường có khá nhiều công trình nghiên cứu. Theo nghiên cứu của nhóm tác giả như Oreopoulos (2007); Soleimani và Tebyanian (2011) cho rằng  rằng hạnh phúc có một vai trò quan trọng và thiết yếu đối với hạnh phúc và động lực của trẻ em học đường [1][2]. Theo các tác giả Weissberg, R., Kumpfer và Seligman (2003): Trẻ em đi học thường phải đối mặt với nhiều thách thức có thể dẫn đến những tác động tiêu cực và hành vi vấn đề. Sự thiếu hạnh phúc và vui vẻ có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển nhân cách của học sinh và có thể ảnh hưởng đến trí thông minh, kỹ năng tư duy, sáng tạo và thành tích giáo dục của học sinh [3]. Nhóm tác giả Parker và Asher (1989) , Mahon et al. (2010);  Guilherme và de Freitas( 2017) cũng đề cập đến sự thiếu vắng hạnh phúc của trẻ em trong hệ thống giáo dục của một số nước. Một số nghiên cứu có đề cập đến những tiêu chí xây dựng trường học hạnh phúc dựa vào nghiên cứu thức chứng về sự cảm nhận hạnh phúc của trẻ em.  

 Việt Nam, nghiên cứu về xây dựng THHP nói chung chủ yếu dừng lại ở xây dựng đề án ở các trường theo yêu cầu của các Sở, Phòng giáo dục và các bài báo viết chung chung về các mô hình nhà trường hạnh phúc trên các báo địa phương và báo mạng mà các cơ sở đang thực hiện mang tính đơn lẻ, còn mang tính thói quen, sáng kiến kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn, chưa mang tính tổng thể là một mô hình chung nhất về lý luận và thực tiễn về vấn đề xây dựng THHP. Chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh cũng như học sinh ở các trường trung học cơ sở một huyện ngoại thành như huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội về xây dựng mô hình trường học hạnh phúc. Nhận thức đúng sẽ có hành động đúng vì nhận thức là kim chỉ nam của mọi hành động. Vì vậy rất cần thiết có một nghiên cứu cả về lý luận và thực trạng về xây dựng mô hình trường học hạnh phúc ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

2.      NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Để nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi tiến hành tìm hiểu những nội dung cơ bản sau:Lý luận về xây dựng trường học hạnh phúc (THHP) bao gồm xác định mục tiêu xây dựng THHP, các điều kiện xây dựng THHP và các tiêu chí của mô hình THHP tại các trường Trung học cơ sở (THCS); Trên cơ sở lý luận chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng về những nội dung trên tại trường THCS huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

2.1.                 Phương pháp nghiên cứu    

- Chúng tôi dùng phối kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu lý luận để phân tích, tổng hợp những tài liệu có liên quan; Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu.

            - Chúng tôi sử dụng phiếu điều tra và kết hợp với phỏng vấn sâu trên các đối tượng đã được xác định.

- Đề tài chọn mẫu nghiên cứu gồm 308 người trong đó có 60 người là cán bộ quản lý (CBQL) trong Ban Giám hiệu, 60 người là phụ huynh học sinh (PHHS) và 280 học sinh (HS) tại 04 trường THCS trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội gồm  trường THCS thị trấn Yên Viên, trường THCS Ninh Hiệp, trường THCS Đình Xuyên, trường THCS Phù Đổng. 

Xử lý kết quả khảo sát và thang đo

- Sử dụng các công thức toán học

+ Tính phần trăm % = 

Trong đó:  m là số khách thể trả lời.

n là tổng số khách thể được nghiên cứu.

+ Tính   =   =

Trong đó:   x1, x2…xn là số điểm cho tương ứng với phương án trả lời.

 Các thang đo và mức độ đánh giá

Giá trị 

1 - 1.80

(Yếu)

1.81 - 2.60

(Trung bình)

2.61 - 3.40

(Khá)

3.41 - 4.20

(Tốt)

4.21-5.00

(Rất Tốt) 

Mức độ quan trọng (QT)

Không QT

Ít QT

Bình thường

QT

Rất QT

Mức độ đúng 

Không đúng

Phân vân 

Ít đúng

Đúng

Rất đúng

2.2.                  Nội dung nghiên cứu 

2.2.1.Khái niệm về  trường học hạnh phúc

Khung khái niệm về trường học hạnh phúc bắt nguồn từ nhiệm vụ của UNESCO là thúc đẩy hòa bình thông qua giáo dục, và đặc biệt từ các trụ cột quan trọng của việc học, chủ yếu là học cách sống cùng nhau và học hỏi.  Trong Báo cáo năm 2016 của UNESCO, “Trường học hạnh phúc: Khuôn khổ cho người học ở châu Á-Thái Bình Dương”, xác định 22 tiêu chí để tạo ra những gì họ coi là Trường học hạnh phúc. Các tiêu chí thuộc ba loại: con người, quá trình và địa điểm. [4],[5]. 

Liên Hợp Quốc (UN) từng thừa nhận “hạnh phúc là một trong những quyền cơ bản của con người” và lấy ngày 20/3 hằng năm là “Ngày Quốc tế hạnh phúc”.

Bàn đến khái niệm THHP là một khái niệm mới, ở Việt Nam hiện nay khái niệm này còn chưa thống nhất, chưa có một công trình nào nghiên cứu, chủ yếu dựa trên phát biểu của các chuyên gia, nhà giáo dục. Có một số tác giả đã đưa ra định nghĩa về trường học hạnh phúc. Trong số đó phải kể đến Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Theo ông Nhạ có ba tiêu chí quan trọng để xây dựng nên một trường học hạnh phúc đó là yêu thương, an toàn và tôn trọng, đồng thời xác định hoạt động nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo - người lao động là yếu tố quyết định để xây dựng nên một trường học hạnh phúc[6]. Ngoài ra còn có các tác giả như Nguyễn Thúy Uyên Phương, người sáng lập và điều hành Faros Education Consulting, Đàm Tiến Nam - hiệu trưởng trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội), ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế cũng bàn đến vấn đề này. Mặc dù các quan điểm được nhìn nhận ở những khía cạnh khác nhau nhưng nhìn chung lại đều có điểm chung là “Trường học hạnh phúc” có thể hiểu là nơi không có bạo lực học đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể nhà giáo và HS. “Trường học hạnh phúc” là nơi thầy cô và học sinh vui sống trong sẻ chia, cảm thông và yêu thương nhau. Đồng thời, nơi đó cũng là mái nhà chung mà mỗi ngày giáo viên và HS đến trường là một niềm hạnh phúc.

Dựa vào những quan niệm trên của các tác giả trong nghiên cứu này chúng tôi cho rằng, Trường học hạnh phúc là xây dựng một môi trường có chất lượng quản lý và đào tạo tốt; có môi trường làm việc và học tập tích cực; là nơi đầy ắp yêu thương, an toàn, tôn trọng, có đạo đức và kỷ luật tốt. Đồng thời, nơi đó cũng là mái nhà chung mà mỗi ngày giáo viên và học sinh đến trường là một niềm hạnh phúc.

2.2.2. Các tiêu chí quy định về trường học hạnh phúc

Mô hình Trường học hạnh phúc lấy cảm hứng từ mô hình Happy School của UNESCO (Tổ chức Giáo dục khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc). Theo đó, UNESCO xác định 22 tiêu chí để tạo ra những gì họ xem là Trường học hạnh phúc. 22 tiêu chí này xoay quanh 3 chữ P. Chữ P đầu tiên là People (con người), gồm các tiêu chí: tình bạn và các mối quan hệ trong cộng đồng nhà trường, thái độ tích cực của giáo viên, tôn trọng sự đa dạng và khác biệt của các cá nhân, sự tích cực và hợp tác giữa các thành viên trong nhà trường, điều kiện làm việc của giáo viên, kỹ năng và năng lực của giáo viên. Chữ P thứ 2 là Process (Hệ thống), bao gồm các yếu tố như: khối lượng công việc hợp lý và công bằng, tinh thần hợp tác và làm việc nhóm, phương pháp giảng dạy và học tập hấp dẫn, học tập tự do, sáng tạo… Đây là các quy trình, chính sách, hoạt động được thiết kế để vận hành ngôi trường một cách hợp lý. Chữ P thứ ba là Place (Môi trường), bao gồm các yếu tố như: môi trường học tập thân thiện, an toàn, không gian xanh…

Ngày 22-4-2019, Bộ GD-ĐT đã tổ chức lễ phát động Triển khai Kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc. Tại đây, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã nêu ra 3 yếu tố cốt lõi trong một trường học hạnh phúc, đó là: yêu thương, an toàn và tôn trọng. Theo ông, đây cũng chính là nhu cầu tự thân, là động lực để các thành viên trong nhà trường phấn đấu thực hiện.

Cụ thể hóa các  hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, các Sở GD&ĐT và các Phòng giáo dục và đào tạo trong triển khai các nội dung xây dựng THHP với ba tiêu chí cụ thể sau:

Tiêu chí 1. Về nhà trường và phát triển cá nhân

- Đảm bảo sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm lý (phòng ngừa ứng phó với bắt nạt, bạo lực học đường..) cho học sinh, sinh viên và cán bộ, nhà giáo, người lao động khi học tập và tham gia các hoạt động  giáo dục do nhà trường tổ chức; không để xảy ra các hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo và bạo lực học đường.

- Phòng học, phòng làm việc, khu vệ sinh, nhà ăn, nhà thể chất, sân chơi, bể bơi, các phòng thí nghiệm, các phòng hướng nghiệp.. phải bảo đảm các điều kiện tiêu chuẩn theo quy định; tạo dựng môi trường xanh sạch đẹp, thân thiện, cởi mở;

- Duy trì bầu không khí học tập, lao động ấm áp, thân thiện; mọi thành viên trong trường học, trong lớp học được yêu thương, được tôn trọng, được hiểu, được có giá trị; được thấu hiểu và được bảo đảm an toàn.

- Cán bộ, nhà giáo, người lao động thường xuyên sử dụng các biện pháp giáo dục, kỷ luật tích cực

- Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng tốt cho cả học sinh và cán bộ, nhà giáo, người lao động.

- Nhà trường tạo cơ hội để mỗi học sinh, mỗi nhà giáo, người lao động đều được phát triển tối đa tiềm năng của bản thân, không ai bị bỏ lại, tất cả cùng thay đổi tiến bộ.

- Nhà trường đã xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở

Tiêu chí 2. Về dạy và học

- Cán bộ, nhà giáo, người lao động làm gương cho học sinh, sinh viên trong mọi hoạt động giáo dục, hoạt động dạy và học

- Thực hiện việc phân nhiệm vụ, giảng dạy cho CB, nhà giáo, người lao động trong đơn vị một cách công bằng, hợp lý, phù hợp với điều kiện, năng lực cá nhân và sở trường công tác để phát huy tốt nhất tiềm năng, hiệu quả công tác của mỗi người.

- Mọi hoạt động liên quan đến công tác quản lý, dạy và học phải được công khai bàn bạc cởi mở, lắng nghe, thấu hiệu, đối thoại tích cực.

- Nội dung dạy và học hữu ích, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh

- Bài tập về nhà và thi vừa sức, không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và tâm lý của học sinh

- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tạo hứng thú, phù hợp với từng đối tượng và chấp nhận sự khác biệt tâm lý, thể chất, hoàn cảnh của mỗi học sinh

- Cán bộ, nhà giáo, người lao động và học sinh được tự do phản hồi, sáng tạo và gắn kết; được chủ động thể hiện quan điểm; ý tưởng; có thói quen làm việc nhóm và hợp tác

- Nhà trường tạo điều kiện tốt nhất để mỗi học sinh, cán bộ, nhà giáo, người lao động có cơ hội phát triển, thể hiện và khẳng định năng lực, giá trị bản thân.

- Thành lập và duy trì các “Nhóm nhà giáo cùng phát triển” ngay từ các tổ chuyên môn để hỗ trợ nhau khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa để tăng cường các mối quan hệ giao lưu, tăng cường thể lực và nuôi dưỡng cảm xúc tích cực

- Khắc phục triệt để cách quản lý và tương tác mang tính áp dặt, gây căng  thẳng cho học sinh, cán bộ, nhà giáo và người lao động trong nhà trường.

- Cán bộ, nhà giáo, người lao động tự chăm sóc sức khỏe tâm lý và thể chất cho bản thân, tự trang bị cho mình và thực hành được các giá trị sống phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, nhân cách nhà giáo trong môi trường giáo dục.

Tiêu chí 3. Về các mối quan hệ trong nhà trường

- Cán bộ, nhà giáo, người lao động phải làm gương cho học sinh trong các mối quan hệ, trong giao tiếp và đối thoại

- Học sinh và cán bộ, nhà giáo, người lao động tôn trọng, lắng nghe, thấu hiểu và chủ động xây dựng được các mối quan hệ tích cực, tốt đẹp.

- Quản lý cảm xúc tiêu cực trong đối thoại, tương tác, giao tiếp và làm việc với học sinh, với cán bộ, nhà giáo và người lao động.

- Học sinh và cán bộ, nhà giáo và người lao động hợp tác, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau trong các nhiệm vụ được giao.

- Giúp đỡ, chia sẻ với học sinh và cán bộ, nhà giáo, người lao động có nhu cầu đặc biệt, có hoàn cảnh riêng

- Học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện đạo đức, tác phong và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu công việc một cách tốt nhất

- Cán bộ, nhà giáo và người lao động lắng nghe tích cực, phản hồi mang tính xây dựng trong xử lý công việc với đồng nghiệp và học sinh

- Phối hợp và hợp tác hiệu quả với phụ huynh, cộng đồng địa phương và các lực lượng liên quan trong công tác giáo dục học sinh

Các tiêu chí trên được các trường học triển khai thực hiện nghiêm túc hiệu quả để xây dựng các mô hình “ Trường học hạnh phúc- Thầy cô hạnh phúc- Học sinh hạnh phúc” theo 03 tiêu chí trên.

2.2.3. Mô hình trường học hạnh phúc tại trường trung học cơ sở

2.2.3.1.Mục tiêu xây dựng trường học hạnh phúc tại trường THCS

Mục tiêu xây dựng THHP tại trường THCS là việc thực hiện các hoạt động của nhà trường không chỉ nhằm làm cho GV và HS cảm thấy hạnh phúc trong quá trình dạy và học, mà còn từ nơi khởi đầu đó hạnh phúc sẽ lan tỏa đến phụ huynh và toàn xã hội.

Trường học hạnh phúc, trước hết là nơi HS cảm nhận được hạnh phúc. Ở trường HS được vui chơi, học tập, giải trí, tự do thể hiện tư duy, năng lực cá nhân và kỹ năng sáng tạo theo đúng tâm sinh lý lứa tuổi của mình.

Ở đó, HS  được chăm sóc, bảo vệ, không có bạo lực học đường, HS và GV có cơ hội đến gần với nhau hơn; HS được GV tôn trọng sự khác biệt, thấu hiểu, chia sẻ khó khăn và hỗ trợ mọi phương diện.

 THHP được tạo nên bởi các hành vi chuẩn mực của GV có đạo đức trong sáng, yêu nghề, tận tụy.

Xây dựng THHP nhằm tạo cơ hội cho GV đổi mới, thực hiện phương pháp giáo dục và ứng xử các tình huống sư phạm phù hợp, đảm bảo các quy định về đạo đức nhà giáo và giáo dục trẻ em đạt hiệu quả.

2.2.3.2. Các tiêu chí xây dựng trường học hạnh phúc tại trường THCS

Tiêu chí 1. Yêu thương:

Được thể hiện ở sự quan tâm, chia sẻ, tin tưởng, hỗ trợ và bao dung lẫn nhau giữa BGH với GV, giữa GV với đồng nghiệp và đặc biệt là thái độ, hành vi của GV để cho HS thấy được yêu thương, cụ thể:

+ Tạo ra môi trường thân thiện ở trường mà HS có thể biểu lộ, thể hiện chính bản thân;

+ GV có cử chỉ nhẹ nhàng, ân cần, dịu dàng, thân mật, gần gũi;

+ Lắng nghe HS tâm sự;

+ Tôn trọng ý kiến của HS;

+ GV luôn động viên, giúp đỡ, khích lệ, khoan dung, độ lượng, vị tha, ấm áp, quan tâm;

+ GV luôn công bằng với tất cả HS, không phân biệt, đối xử.

Tiêu chí 2. Được an toàn:

Biểu hiện trong trường học phải được an toàn về thể chất và tinh thần. GV và HS phải được bảo vệ, không có sự xúc phạm về thể xác và tinh thần mỗi khi đến trường. Xây dựng môi trường GV không chỉ  tốt về “tinh thần” mà còn đủ về “vật chất” – cơ sở hạ tầng kỹ thuật, lớp học tốt để GV thể hiện hết khả năng;

Đặc biệt là thái độ, hành vi của GV để HS thấy được an toàn, cụ thể:

+ GV luôn khoan dung, coi lỗi lầm là cơ hội để HS học tập

+ Giúp HS hiểu rõ: Không ai làm tổn thương người khác và mọi người có quyền được bảo vệ;

+ Tỏ ra thông hiểu trong quá trình thảo luận nhằm giúp HS đưa ra các quyết định tốt hơn;

+ GV kiên định về các chuẩn mực cư xử, xử lý một cách công bằng trong mọi tình huống

Tiêu chí an toàn còn bao gồm đầy đủ, an toàn về cơ sở vật chất, kỹ thuật: Phòng học, phòng làm việc của GV; cảnh quan lớp học trang trí phù hợp lứa tuổi ở trong lớp và khu vệ sinh không chỉ đẹp mà còn cần vệ sinh an toàn; nhà ăn, nhà thể chất, sân chơi, bể bơi, các phòng thí nghiệm, các phòng hướng nghiệp.. phải bảo đảm các điều kiện tiêu chuẩn theo quy định; tạo dựng môi trường xanh sạch đẹp, thân thiện, cởi mở;

Bên cạnh đó yếu tố chăm sóc y tế, sức khỏe cho GV, trẻ em cũng là yếu tố quan trọng. Nhà trường phối hợp với các trung tâm y tế để tuyên truyền kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo khoa học; tiêm phòng bệnh cho trẻ theo các chương trình tiêm chủng quốc gia, tầm quan trọng tiêm chủng đúng lịch, đủ các mũi tiêm.. để bảo vệ sức khỏe thể chất cho trẻ và các biện pháp xây dựng môi trường sạch sẽ, bảo đảm vệ sinh an toàn.

Tiêu chí 3. Được hiểu, thông cảm

Là thái độ, hành vi của BGH với và GV với đồng nghiệp: Hiểu và thông cảm hoàn cảnh, khó khăn của nhau trên cơ sở đó BGH và GV quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện tốt cho GV thể hiện hết khả năng trong công việc. Khi có sự chia sẻ, thấu hiểu thì tập thể GV sẽ chung vai gánh vác với BGH trong mọi công việc. Đối với HS, giúp cho HS cảm thấy được hiểu, thông cảm, như:

+ Luôn lắng nghe học sinh

+ Tạo điều kiện cho HS diễn đạt ý nghĩ và bộc lộ cảm xúc;

+ Luôn cởi mở, linh hoạt;

+ Trả lời các câu hỏi của HS một cách rõ ràng;

+ Hiểu đặc điểm tâm lý của HS qua từng giai đoạn

Tiêu chí 4, Thấy được tôn trọng:

Tôn trọng sự khác biệt bởi chính sự khác biệt mới tạo ra sự đa dạng về văn hóa và đổi mới giữa các GV. Với HS: là thái độ, hành vi của GV để HS cảm thấy được tôn trọng, cụ thể:

+ Lắng nghe thấu hiểu HS:

+ Dành thời gian để nhận ra các cảm xúc của HS;

 + Dành thời gian để nhận ra các giá trị của HS;

+ Cùng với HS thiết lập các nội quy của lớp;

+ Tạo giới hạn và bình tĩnh khi HS vi phạm các nội quy; 

+ Luôn giữ cho âm điệu, giọng nói hài hòa trong lớp học;

+ Tùy theo tình huống, có lúc giọng nói mang tính chất quan tâm, phấn khởi, khuyến khích, có lúc rõ ràng, kiên quyết

Tiêu chí 5. Có giá trị

BGH luôn phải tạo ra động lực cho GV khi làm việc, làm cho GV hạnh phúc với công việc của mình và thích việc mình đang làm, công nhận sự cống hiến của họ, từ đó GV mới có nhiệt huyết để giảm áp lực trong công việc. Đối với HS: Là thái độ, hành vi của GV để HS thấy có giá trị, biểu hiện cụ thể:

+ Luôn chấp nhận ý kiến của HS

+ Lắng nghe HS nói (cảm xúc, suy nghĩ…)

+ Tạo điều kiện cho HS bộc lộ khả năng của mình;

+ Hưởng ứng các ý tưởng hợp lý của HS;

+ Nếu học sinh mắc lỗi, hãy chú ý đến hành vi của chúng;

+ Không được đồng nhất lỗi lầm của trẻ với nhân cách; con người của trẻ.

Bên cạnh các tiêu chí trên, nhà trường mà trực tiếp là BGH và GV chủ nhiệm các lớp cần xây dựng mối quan hệ tốt với cộng đồng xã hội (Phụ huynh, cựu học sinh nhà trường và các đoàn thể xã hội) để cùng xây dựng THHP.

2.2.4. Điều kiện xây dựng trường học hạnh phúc tại trường trung học cơ sở

Căn cứ vào các tiêu chí xây dựng THHP cụ thể trên để xây dựng trường học hạnh phúc trong trường THCS cần phải có các điều kiện sau:

* Với cán bộ quản lý nhà trường:

- Hiệu trưởng cần phải chú trọng khâu tuyển chọn GV đạt chuẩn nghề nghiệp và có phẩm chất tốt, xây dựng đội ngũ GV làm việc hiệu quả, đoàn kết, cùng chí hướng;

- Thực hiện nghiêm các quy định về quy tắc ứng xử tới cán bộ quản lý, GV, nhân viên, nâng cao đạo đức nhà giáo;

-Xây dựng môi trường làm việc tích cực, không tạo áp lực cho GV, truyền động lực và cảm hứng cho họ; 

-Xây dựng được chỉ số đánh giá thực hiện công việc (KPI) và chế độ đãi ngộ, thưởng/ phạt giúp GV có động lực tâm huyết;

- Xây dựng hệ thống trao đổi thông tin giữa gia đình và nhà trường; biết tận dụng các mối quan hệ với các lực lượng trong xã hội trong xây dựng THHP.

* Xây dựng và tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên:

- Xây dựng môi trường sư phạm tốt để GV được “trân trọng, tin tưởng” và cảm thấy “hạnh phúc” mỗi khi lên lớp;

- GV luôn làm việc bằng “tình yêu thương với trẻ, nhiệt huyết với nghề” và “trách nhiệm” với nhà trường;

- GV luôn gắn bó với nhà trường, xây dựng đội ngũ GV làm việc hiệu quả, đoàn kết, cùng phát triển;

- GV sẵn sàng, chủ động trong quản lý công việc, cùng chia sẻ công việc với Ban Giám hiệu nhà trường;

- GV luôn chủ động sáng tạo, làm mới bài giảng, nâng cao hiệu quả và hứng thú dạy - học;

- GV biết ứng dụng nghệ thuật thưởng phạt HS đúng cách, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng kiểm soát cảm xúc của mình với HS và đồng nghiệp;

- GV có nghệ thuật kết nối đồng hành chặt chẽ với phụ huynh trong giáo dục HS, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường- phụ huynh.

* Cần xây dựng môi trường học tập cho HS

- Là nơi HS được là “trung tâm”, được “yêu thương, hạnh phúc”; không chỉ có môi trường “ tinh thần” tốt, còn có môi trường “ vật chất”, cảnh quan môi trường, lớp học rộng đạt chuẩn, được trang trí đẹp phù hợp với lứa tuổi cũng là yếu tố “thu hút” trẻ đến trường.

- Giúp HS “hoà đồng, yêu thương” bạn bè giúp giảm các xung đột và rủi ro trong học tập.

- Là nơi HS được “tự do sáng tạo, bộc lộ suy nghĩ và tính cách” của mình.

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng

2.3.1. Nhận thức về tầm quan trọng xây dựng trường học hạnh phúc tại trường THCS huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Bảng 1. Nhận thức về tầm quan xây dựng trường học hạnh phúc tại trường THCS

Khách thể khảo sát

Mức độ quan trọng (QT)

ĐTB

Thứ bậc

Rất QT

 QT

Bình thường

Ít QT

Không QT

CBQL,GV trường THCS

SL

39

29

0

0

0

4.57

1

%

57,36

42,64

0

0,0

0,0

PHHS

SL

29

31

0

0

0

4.48

2

%

59,11

39,99

0

0,0

0,0

Học sinh THCS

SL

61

184

15

0

0

4,17

3

%

28,93

65,71

5,36

0,0

0,0

Qua bảng số liệu trên cho thấy các CBQL, GV, NV, PHHS, HS đã nhận thức được tầm quan của việc xây dựng THHP ở các trường THCS huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Cụ thể các ý kiến đánh giá tập trung ở mức độ “Rất quan trọng”, “quan trọng”, chỉ có một số ít HS cho là “Bình thường”. Trong đó CBQL, GV, NV các trường là những người đánh giá quan trọng nhất thể hiện ở mức ĐTBC 4.57cao nhất là . Điều này cho thấy các CBQL, GV, NV ở các trường THCS huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội rất tâm huyết với việc xây dựng THHP. Như vậy có thể hy vọng mô hình THHP sẽ sớm được thực thi. Để có thêm thông tin về vấn đề này chúng tôi phỏng vấn một số CBQL, GV các nhà trường. Bà N.T.T.H, hiệu trưởng trường THCS thị trấn Yên Viên cho rằng: “Xây dựng THHP là mục tiêu mà trường trường xác định, đặc biệt từ khi có sự hướng dẫn và định hướng của Phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm. Nhà trường đã nỗ lực tạo dựng môi trường thân thiện, an toàn để cho HS có cảm nhận hạnh phúc khi đến trườngKhi chúng tôi phỏng vấn ông Đ. Đ.T., Phó Hiệu trưởng trường THCS Ninh Hiệp ông cho biết xây dựng THHP tại trường để : “ Hàng ngày, các HS được sống, học tập, hoạt động trong môi trường Xanh- Sạch- Đẹp- Thân thiện. Để các HS được phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, thẩm mỹ và tình cảm....Nhà trường luôn luôn mong muốn trường học thực sự trở thành cái nôi nuôi dưỡng tình yêu và trí tuệ của HS”.

2.3.2. Thưc trạng nhận thức về mục tiêu xây dựng trường học hạnh phúc tại các trường THCS huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

 Bảng 2. Mức độ nhận thức về các mục tiêu xây dựng trường học hạnh phúc 

TT

Mục tiêu xây dựng

CB,GV,NV 

 PHHS,HS

ĐTB

TB

ĐTB

TB

1

Xây dựng môi trường nhà trường tích cực, tạo mối quan hệ tốt với phụ huynh và xã hội

4.41

6

4.37

6

2

Giáo viên và học sinh cảm thấy hạnh phúc trong hoạt động dạy và hoạt động học

4.57

1

4.58

1

3

HS cảm nhận được hạnh phúc

4.54

2

4.50

3

4

HS được chăm sóc, bảo vệ, không có bạo lực học đường

4.47

4

4.41

5

5

HS  được GV tôn trọng sự khác biệt, thấu hiểu, chia sẻ khó khăn và hỗ trợ mọi phương diện

4.44

5

4.45

4

6

THHP được tạo nên bởi hành vi chuẩn mực của GV có đạo đức trong sáng, yêu nghề, tận tụy.

4.53

3

4.53

2

ĐTB chung

4.49

4.47

Qua kết quả bảng 2 cho thấy, nhận thức của CBQL, GV, NV về mục tiêu xây dựng THHP tại các trường THCS huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội ở mức rất tốt. Điều này thể hiện ở ĐTBC của CB, GV, NV nhà trường là: 4.49, ý kiến của PHHS và HS là 4.47. Qua số liệu này cho thấy do CBQL, GV, NV và PHHS cũng như HS ở các trường THCS huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội có nhận thức đúng về bản chất của THHP nên đã có nhận thức hoàn toàn đúng về mục tiêu xây dựng THHP.  

Trong các mục tiêu trên, mục tiêu được nhận thức đúng nhất là: “Giáo viên và học sinh cảm thấy hạnh phúc trong hoạt động dạy và hoạt động học”, cả hai lực lượng khảo sát đều xếp thứ 1, trong đó: CB, GV, NV nhà trường là: 4.57, PHHS và HS: 4.58. Hai tiêu chí được hai lực lượng khảo sát đánh giá thực hiện tốt thứ 2 và 3 là : “HS cảm nhận được hạnh phúc” và “THHP được tạo nên bởi hành vi chuẩn mực của GV có đạo đức trong sáng, yêu nghề, tận tụy”. Thông qua phỏng vấn sâu với một số GV, PHHS và HS ở các trường THCS trên địa bàn huyện để lý giải cho việ 03 tiêu chí này được đánh giá cao chúng tôi được biết đây là các tiêu trí mà nhà trường  luôn chú trọng hướng đến.

Tiêu chí cả hai lực lượng khảo sát đều đánh giá thực hiện thấp nhất là: “Xây dựng môi trường nhà trường tích cực, tạo mối quan hệ tốt với phụ huynh và xã hội”, xếp thứ 6. Kết quả này cũng là thực tế, bởi theo một lãnh đạo chính quyền dấu tên cho rằng “Đây là tiêu chí mặc dù cần thiết, nhưng để thực hiện là khá khó khăn, nó đòi hỏi phải có sự phối kết hợp hợp lý và có quá trình thực hiện lâu dài và bài bản”

2.3.3. Thực trạng nhận thức về các điều kiện xây dựng trường học hạnh phúc tại trường THCS huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Bảng 3. Thực trạng nhận thức về điều kiện xây dựng trường học hạnh phúc 

TT

Điều kiện xây dựng

CB,GV,NV trường THCS 

 PHHS, HS

ĐTB

TB

ĐTB

TB

1

Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý (BGH) có năng lực, tư duy đổi mới, có khả năng xây dựng THHP

4.41

1

4.30

3

2

Xây dựng đội ngũ giáo viên, nhân viên có trình độ, năng lực, đoàn kết, yêu nghề, mến trẻ, có môi trường làm việc tích cực.

4.37

2

4.42

2

3

Xây dựng môi trường học tập cho trẻ được yêu thương, an toàn và tôn trọng

4.31

3

4.50

1

ĐTB chung

4.36

4.41

Qua kết quả bảng 3 cho thấy, cũng giống như nhận thức về các mục tiêu xây dựng THHP, mức độ nhận thức về các điều kiện xây dựng THHP tại các trường THCS huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội cũng ở mức tốt theo đánh giá ở cả 2 nhóm khách thể. Cụ thể; CB,GV, NV các trường THCS là 4.36 và PHHS,HS có điểm ĐTBC= 4.41. Tuy nhiên về các nội dung có kết quả ở 2 nhóm là khác nhau. Nhóm CBQL, GV, NV cho rằng nội dung quan trọng nhất để xây dựng THHP phải được bắt đầu thừ người quản lý nên nội dung “Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý (BGH) có năng lực, tư duy đổi mới, có khả năng xây dựng THHP” được xếp số 1 sau đó đến “Xây dựng đội ngũ giáo viên, nhân viên có trình độ, năng lực, đoàn kết, yêu nghề, mến trẻ, có môi trường làm việc tích cực” và cuối cùng là “Xây dựng môi trường học tập cho trẻ được yêu thương, an toàn và tôn trọng”. Về phí PHHS, HS là những người hưởng lợi từ mô hình THHP nên lại chọn nội dung “Xây dựng môi trường học tập cho trẻ được yêu thương, an toàn và tôn trọng” là số 1, sau đó là những người làm việc trực tiếp với HS nên nội dung “Xây dựng đội ngũ giáo viên, nhân viên có trình độ, năng lực, đoàn kết, yêu nghề, mến trẻ, có môi trường làm việc tích cực” được chọn số 2 và cuối cùng là “Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý (BGH) có năng lực, tư duy đổi mới, có khả năng xây dựng THHP”. 

Qua phỏng vấn các GV của một số trường về vấn đề này, Cô P.T.T cho rằng xây dựng THHP không chỉ tạo hạnh phúc cho HS mà còn chính tạo cảm hứng cho các thầy, cô giáo. Cô nói: “Khi HS đến lớp phấn khởi, vui vẻ thì các giáo viên cũng sẽ cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc. Tôi cảm thấy có động lực, hứng thú hơn với công việc. Những tâm huyết mà mình bỏ ra thì điều trước tiên được nhất là HS cảm nhận vui vẻ, hạnh phúc và được phụ huynh ghi nhận. Đó là điều tôi cảm thấy vui nhất mà cũng là đền đáp xứng đáng nhất”.

2.3.4. Thực trạng nhận thức về các tiêu chí xây dựng trường học hạnh phúc tại trường THCS trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Bảng 4 .Thực trạng nhận thức về các tiêu chí xây dựng trường học hạnh phúc

TT

Tiêu chí xây dựng

CB,GV,NV trường THCS 

PHHS, HS

ĐTB

TB

ĐTB

TB

1

Yêu thương

4.25

1

4.26

1

2

Được an toàn

4.07

2

3.97

2

3

Được hiểu, thông cảm

3.92

4

3.82

5

4

Thấy được tôn trọng

3.78

3

3.64

3

5

Có giá trị

3.56

5

3.48

4

ĐTB chung

3.91

3.78

Qua kết quả bảng 4 cho thấy, nhận thức của CBQL, GV, NV, PHHS và HS các trường THCS huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội về các tiêu chí xây dựng THHP đạt ở mức tốt.  Cụ thể: CB,GV,NV có ĐTBC = 3.91, PHHS, HS có ĐTBC= 3.78.

Hai nội dung mà cả hai nhóm khách thể đánh giá xếp thứ 1 là:“Yêu thương”, xếp thứ 1, Tiêu chí “Được an toàn”, xếp thứ 2. Các tiêu chí còn lại có ĐTBC về mức độ chênh lệch không nhiều so với 2 tiêu chí trên. Kết quả thu được cho thấy các nhóm khách thể đều nhận thức rất đúng về mô hình THHP ở các trường THCS.

3. KẾT LUẬN

Qua điều tra bằng phương pháp anket và phỏng vấn sâu chúng tôi đã nhận thấy CBQL, GV, NV và PHHS, HS các trường THCS đã nhận thức rất đúng về tầm quan trọng của xây dựng THHP, về mục tiêu xây dựng THHP. Để có được mô hình THHP cần phải đáp ứng nội dung xây dựng THHP. Những nội dung này được coi là điều kiện để một ngôi trường có thể trở thành THHP thì cũng được các khách thể khảo sát nhận thức rất đúng. Hơn nữa họ cũng nhận thức rất tốt về các tiêu chí để xây dựng một THHP.  . Đây cũng là một tín hiệu vui vì khi nhận thức đúng sẽ có hành động đúng. Hy vọng trên địa bàn huyện Gia Lâm sẽ có những ngôi trường sớm trở thành THHP theo đúng nghĩa của nó để mọi HS đến trường đều cảm nhận được hạnh phúc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Oreopoulos, P. (2007). Do dropouts drop out too soon? Wealth, health and happiness from compulsory schooling. Journal of Public Economics, 91, 2213–2229. 

2.Seligman, M., Ernst, R., Gillham, J., Reivich, K., & Linkins, M. (2009). Positive education: Positive psychology and classroom interventions. Oxford Review of Education, 35(3), 293–311.

3. Weissberg, R., Kumpfer, & Seligman, M. (2003). Prevention that works for children and youth: An introduction. American Psychologist, 58, 425–432.

4. Unesco  (2014) Learning to live together. Education policies and realities in the Asia-Pacific. Paris: UNESCO. Retrieve

5.Unesco(2016), Happy schools—a framework for learner well-being in the Asia Pacific. Retrieved.

6. Đỗ Thành Dương, Để xây dựng “ Trường học hạnh phúc. https://giaoducthoidai.vn/de-xay-dung-truong-hoc-hanh-phuc-3830008.html