Theo em ngưỡng cửa đại học có ý nghĩa như thế nào đối với nhiều bạn trẻ

Theo em ngưỡng cửa đại học có ý nghĩa như thế nào đối với nhiều bạn trẻ
Tuyên dương, khen thưởng là một trong những hoạt động ý nghĩa tiếp thêm động lực cho học sinh, sinh viên trên con đường lập thân, lập nghiệp. (Trong ảnh: Học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc tiêu biểu năm 2020 ghi danh sổ Vàng tại Văn Miếu- Quốc Tử Giám)

Nỗi niềm trăn trở

Em Lý Láo San, dân tộc Dao, thôn Chu Cang Hồ, xã Tòng Sành (Bát Xát, Lào Cai) chia sẻ trên Gruop “Người Dao Việt Nam- Gắn kết từ bản sắc” rằng, các bạn bè cùng trang lứa thường nghỉ học khi hết lớp 9, và em là người duy nhất học cấp III nội trú tại huyện. Hiện trong thôn em chưa có ai học đại học; gia đình em vừa thoát nghèo.

Sau nhiều lần thuyết phục, San đã được gia đình đồng ý được tiếp tục học đại học với điều kiện, phải tự lo trang trải cuộc sống và chi phí học tập, bởi bố mẹ đã cao tuổi, nhà làm nông nên thu nhập không ổn định.

San cho biết thêm, sau khi thi xong tốt nghiệp THPT hồi tháng 7, em dự định đi làm thêm để có tiền đi học, nhưng ngặt nỗi ở nhà không có ai cày cấy. Đến khi việc nhà đã ổn định, nhưng vì dịch Covid-19 em đã không đi làm thêm được. San muốn học trường Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tại Hà Nội, nhưng với hoàn cảnh như vậy, em rất lo lắng và không biết làm sao.

Câu chuyện của San được cộng đồng người Dao chia sẻ, động viên và mong muốn, em cố gắng khắc phục những khó khăn trước mắt để đạt được ước mơ của mình. Đặc biệt, sau khi nhận được những tư vấn chân tình từ những người đi trước, xét lại hoàn cảnh gia đình và điều kiện của địa phương, San đã quyết định học tiếp nhưng rẽ đi một hướng mới phù hợp hơn, là học tại Đại học Thái Nguyên, Phân hiệu Lào Cai. Tại đây, em có thể theo đuổi ước mơ tiếp tục học đại học để thay đổi cuộc sống, vừa có thể hỗ trợ được công việc gia đình khi khoảng cách về nhà không quá xa.

Không được may mắn như San, em Lò Thị Nguyệt, dân tộc Thái, xã Nghĩa Lợi (Thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái) lại có hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Bố Nguyệt ốm yếu nên mọi gánh nặng đều dồn lên đôi vai của mẹ. Mẹ vừa mới mất, Nguyệt là chị cả mang trong mình trách nhiệm chăm sóc cho 2 em. Dự định rằng sẽ đi học tiếp đại học, nhưng em vẫn chưa trao đổi với bố, em biết rằng, bố em sợ sẽ không lo được cho con nên cũng không dám cho em đi học tiếp.

Dù thế nào Nguyệt cũng muốn đi học, em dự kiến sẽ xuống Hà Nội học ngành Tài chính Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Trong thời gian đi học, em sẽ cố gắng làm thêm để có thể trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, em không làm được việc nặng do sức khỏe yếu từ bé; em cũng lo lắng cho bố và 2 em ở nhà, không biết xoay sở ra sao”, Nguyệt bộc bạch.

Em Lý Láo San và Lò Thị Nguyệt là hai trong số hàng nghìn học sinh DTTS đang gặp những khó khăn trước ngưỡng cửa đại học, nhưng không phải là khó khăn nhất. Trên thực tế, có hàng ngàn học sinh DTTS phải nghỉ học khi hết cấp II, III do điều kiện kinh tế gia đình quá khó khăn, khoảng cách từ nhà tới trường quá xa và do vấn đề bình đẳng giới.

Với hoàn cảnh khó khăn như vậy, nếu tiếp tục đi học, đồng nghĩa với việc các em sẽ phải đương đầu với mọi khó khăn, thử thách, phải tự mình bươn chải, tự lo học phí, chi phí sinh hoạt, và ai sẽ là người gánh vác gia đình. Đây là nỗi lo, cũng là trăn trở nhất đối với đại đa số học sinh. Thực tế cho thấy, có những khó khăn về kinh tế, thì các em có thể cố gắng khắc phục được, nhưng với những hoàn cảnh, các em là trụ cột, là lao động chính trong gia đình thì việc đi học là rất khó khăn.

Và nếu dừng lại không học nữa, có thể giúp đỡ gia đình phát triển kinh tế, nhưng sẽ đánh mất đi cơ hội của cuộc đời. Đây là suy nghĩ, là niềm đau đáu của nhiều thế hệ học sinh nghèo, học sinh DTTS.

Theo em ngưỡng cửa đại học có ý nghĩa như thế nào đối với nhiều bạn trẻ
Lý Láo San trong ngày tốt nghiệp THPT

Cần có quyết tâm

Tôi còn nhớ như in, và đau đáu với cô bạn học cùng đại học người Mường, quê Hòa Bình đã phải nghỉ học khi đã cố gắng đến năm thứ III của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 vì gia đình quá khó khăn, bố mẹ ốm yếu không ai chăm sóc.

Bên cạnh cái nghèo, vẫn còn nhiều gia đình người DTTS ưu tiên con trai đi học hơn là con gái, bởi tư duy “con gái đi học nuôi nhà người ta” hay “con gái đi học thì ai lên nương”.

Tôi không biết khuyên các em nên tiếp tục hay dừng lại, bởi xét theo từng hoàn cảnh, các em sẽ có con đường lựa chọn tốt nhất cho bản thân mình. Nhưng tôi mong muốn các em sẽ biết tới những tấm gương vượt khó trước khi có lựa chọn cho riêng mình.

Nếu không có những ý chí quyết tâm mạnh mẽ, thì chắc chắn cô gái Chảo Thị Yến, dân tộc Dao, từng bị gia đình bắt nghỉ học để lấy chồng không thể hoàn thành Chương trình Đại học và nhận được học bổng danh giá xuất sắc của Đức…

Hay như tấm gương Lý Dào Quyên, dân tộc Dao, ở huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) sinh viên năm nhất ngành Luật, Viện Đại học Mở (Hà Nội). Gia đình Quyên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bản thân em bị liệt cánh tay phải do điện giật. Tuy nhiên, với nghị lực học tập, em Quyên nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, quyết tâm thực hiện ước mơ trở thành một luật sư.

Có rất nhiều con đường để đến với thành công, nhưng con đường vững chắc nhất là con đường tiếp tục học lên cao hơn. Trước khi lựa chọn con đường đi cho riêng mình, các bạn hãy mạnh mẽ vượt qua những rào chắn, những khó khăn trước mắt để hướng tới một tương lai tươi sáng hơn.

Vượt khó để trở thành 'Sinh viên 5 tốt'

Phân vân trước ngưỡng cửa đại học…

Hàng năm cứ sắp thi tốt nghiệp trung học phổ thông thì các em học sinh lớp 12 và các bậc phụ huynh lại đôn đáo lo thi tuyển vào đại học. Ngành nào đây? Trường nào đây? Bao nhiêu câu hỏi bấy nhiêu âu lo cho bước kế tiếp trên đường học vấn.

Thế nhưng có mấy ai thực sự hiểu rõ mình muốn học tiếp tục để làm gì? Có thể có nhiều lý do: bạn trẻ tự mình cảm thấy phải học tiếp để chứng tỏ mình thật sự có tài hay lấy bằng cấp để dễ có việc làm. Có bạn cố vào đại học để cha mẹ vừa lòng. Có bạn tha thiết muốn học lên cao hơn nữa vì muốn thực hiện mơ ước của mình có một nghề sở thích…

Mỗi người chúng ta đều có một sự nghiệp để nghĩ đến, có một tương lai để vun vén, có nhiều đối tượng để phụng sự, có nhiều việc hữu ích cần phải làm. Chúng ta cần có những bản đồ chỉ dẫn sáng suốt. Chúng ta cần định hướng đúng. Chúng ta cần một lộ trình sáng lạn. Như thế ngay từ bây giờ chúng ta cần xác định mục tiêu của cuộc đời mình một cách hợp lý nhất.

Mục tiêu cuộc đời của mỗi người chúng ta là gì?

Đó là cái đích mà chúng ta muốn vươn đến, hay muốn đạt được. Xác định mục tiêu là một việc làm dũng cảm, vì ta phải tập trung suy nghĩ đến một tiêu điểm đặc biệt nhất, và phải sáng suốt sàng lọc những gì quan trọng và những gì hợp với lý tưởng đời mình.

Mục tiêu không phải là những pho tượng bất di bất dịch, mà rất năng động, phải được cải tiến không ngường theo trình độ ngày càng cao của bạn.

Tại sao cần xác định mục tiêu cuộc đời?

Khi bạn quyết tâm xác định mục tiêu cuộc đời tức là bạn đã làm chủ được mình. Bạn tự tạo cho mình một ý nghĩa và một lý tưởng sống, một tiêu điểm cần đạt. Khi tập trung năng lực và tư tưởng vào mục tiêu của mình, tự khắc bạn sẽ biết sử dụng thời gian cuộc sống của mình một cách hữu ích, và cũng nhờ thế bạn chắc chắn sẽ thành đạt nhiều hơn.

Các nhà tâm lý học nghiên cứu thấy rằng việc xác định mục tiêu cuộc sống luôn luôn có tác dụng nâng cao hiệu suất công việc trong mọi mặt của cuộc đời mỗi người. Vì một khi đã xác định được mục tiêu cuộc đời, bạn có thể tự tin, vượt qua mọi sợ sệt, khó khăn trở ngại, luôn nghĩ đến thành công để thật sự tiến đến thành công.

Càng xác định rõ mục tiêu, bạn sẽ thấy động cơ thúc đẩy của bạn sẽ càng tăng cao để đạt đến đích.

Mục tiêu phải như thế nào?

Mục tiêu đã được xác định cần mang những tính chất sau đây:

*Lâu dài – để bạn có một tầm nhìn xa suốt cuộc đời mình.

*Ngắn hạn – để bạn có động cơ thúc đẩy hoạt động hàng ngày.

*Thực tế - có thể đạt được và đầy thách thức – để bạn không với quá xa tầm khả năng của mình nhưng cũng không đến nỗi quá dễ dãi với mình.

*Linh động – để bạn có thể điều chỉnh kịp thời khi trình độ mình cao hơn, khi vị trí những ưu tiên thay đổi, và khi có những cơ hội tốt hơn.

*Chính xác và đo đếm được – phải biết rõ mình muốn làm gì, đạt được bao nhiêu và lúc nào.

*Thực sự của riêng mình – không phải của một ai khác, vì nó phải thích hợp với cuộc sống và lý tưởng của mình. Không nên chạy theo thị hiếu xã hội.

*Hướng đến thành đạt – gồm những công trình ý nghĩa mà mình muốn đạt được.

Mục tiêu lâu dài của bạn sẽ hướng vào đâu?

Trước hết, hãy nghĩ đến những nguyên tắc sống của mình và những gì mà mình quý trọng nhất. Có thể ví mục tiêu của cuộc đời bạn là một cái thang, cái thang đó phải được dựng vào đúng bức tường. Những “bức tường” của cuộc đời để bạn có thể chọn lựa có thể là: một nhà sáng tác, nghệ sĩ, một nhà khoa học chuyên nghiệp, một người dạy học, một người nội trợ gia đình, một nhà hoạt động xã hội, một vận động viên thể thao, một công chức v.v…

Căn cứ vào quá trình học tập và đời sống ở bậc trung học, các bạn có thể quyết định cụ thể mình thích làm những gì khi tốt nghiệp trung học, xếp những ưu tiên đó theo thứ tự từ cao nhất đến thấp nhất. Năng khiếu của bạn sẽ là kim chỉ nam chính xác nhất giúp bạn chọn hướng đi tương lai. Nhưng đồng thời bạn cũng nên cùng phụ huynh mình tham khảo thực tế những yêu cầu phát triển của đất nước ta để từ đó thấy được đất nước đang cần những nhân lực ngành nghề nào mà mình có thể tham gia, từ đó mới so với những ưu tiên của mình muốn đạt mà có quyết định cuối cùng.

Chọn ngành học

Không ai hiểu bạn hơn chính bản thân bạn, người đã can đảm chọn đúng mục tiêu đời mình. Rất có thể bạn thích học tiếp lên đại học, hay học tại một trường trung cấp hay cao đẳng chuyên nghiệp nào đó. Ở nhiều nước trên thế giới, thanh niên rất thích học ở các trường cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp vì khi ra trường là họ đi làm việc được ngay, thu nhập cao. Trong khi đó ở Việt Nam hầu như ai cũng đua nhau vào đại học, còn cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp chỉ là ưu tiên thứ cấp khi không trúng tuyển đại học.

Chọn trường học

Việc chọn trường để học đối với sinh viên Việt Nam là một vấn đề khó khăn nhất vì không phải mình thích ngành nào cũng có trường cho mình học. Và vì số người muốn học vượt xa tổng số ghế của các trường nhập lại, nên chúng ta phải thi tuyển rất gay go để giành một chỗ ngồi trong nhà trường. Nhiều thí sinh phải dự thi hai hoặc ba trường may ra trúng vào được một trường. Tuy nhiên trong hai, ba trường đó, các bạn cũng có thể lưu ý chọn trường nào có ngành học ưng ý mình nhất, có phương tiện thể dục thể thao, văn nghệ, và có những chương trình đào tạo ngoại khóa giúp cho sinh viên mau giỏi (như dạy tiếng Anh và dạy tin học miễn phí…, có nối mạng Internet, có thư viện điện tử kết hợp thư viện phong phú tài liệu in, có phòng thực tập trang bị tối thiểu). Và một yếu tố không kém quan trọng là phải liệu sức mình có chọi nổi với những người khác cùng thi vào các trường đó hay không!

Sau cùng, nếu rủi bạn không vào được trường học sở thích của mình thì cũng không nên thất vọng, nhất là đối với các bạn muốn học để nâng cao tri thức, kỹ năng mà không nhất thiết phải có bằng cấp. Trường học lớn nhất và có nhiều thầy giỏi nhất là Internet. Trên mạng Internet có trên 50.000 trường học của các nước. các bạn có thể thu nhận kiến thức gần như bất kỳ môn học nào mình muốn. Điều kiện: biết rành một ngoại ngữ (tốt nhất là tiếng Anh), biết sử dụng máy vi tính và chương trình truy cập Internet.

Tóm lại

Sau khi rời ghế trung học phổ thông, cả một chân trời tương lai đang hiện ra trước mắt các bạn. Cơ hội để nâng cao tri thức, kỹ năng của một thanh niên chúng ta chưa bao giờ nhiều như bây giờ. Nguồn tư liệu để chúng ta học tại trường, hoặc học qua mạng Internet ngày càng phong phú hơn.

Bạn sẽ không bao giờ thất vọng với việc học nếu bạn đã xác định được mục tiêu của mình học cái gì và học để làm gì.

GS. TS. Võ Tòng Xuân

Theo em ngưỡng cửa đại học có ý nghĩa như thế nào đối với nhiều bạn trẻ