Thị trường ảnh hưởng đến giá cổ phiếu

MỤC LỤCA. LỜI MỞ ĐẦUB. NỘI DUNGI. Cơ sở lý luận về thị trường cổ phiếu1. Khái niệm về cổ phiếua. Cp phổ thôngb.Cp ưu đãi2. Đặc điểm của Cổ phiếu3. Những thành tựu đạt được4. Các mặt hạn chếII. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ở thị trường Việt Nam.1. Các yếu tố kinh tế2. Yếu tố phi kinh tếIII. Một số giải pháp phát triển thị trường cổ phiếu Việt Nam.1. Phát triển quy mô, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hàng hóa để đáp ứng nhu cầu thị trường2. Phát triển thị trường cổ phiếu theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh về cấu trúc, được quản lý, giám sát bởi Nhà nước và có khả năng liên kết với thị trường khu vực và quốc tế3. Phát triển hệ thống nhà đầu tư trong và ngoài nước4. Tăng cường công tác thanh tra giám sát hoạt động của của các tổ chức tham gia thị trường, xử lý nghiêm các vi phạm về công bố thông tin,IV.Kết luận1LỜI MỞ ĐẦU Một đất nước được coi là phát triển thực sự nếu thị trường tài chính củanước đó hoạt động nhanh nhạy và hiệu quả. Là hạt nhân trung tâm của Thịtrường tài chính, thị trường chứng khoán luôn thể hiện tốt vai trò tạo vốn và chuchuyển vốn linh hoạt hơn trong nền kinh tế, là cầu nối giữa một bên là các nhàđầu tư với bên kia là các doanh nghiệp cần vốn kinh doanh. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán thế giới, thị trườngchứng khoán Việt Nam cũng đang có những bước chuyển đổi mạnh mẽ và đócũng là xu thế tất yếu khi Việt Nam chủ động bước vào hội nhập với nền kinh tếquốc tế. Ra đời vào năm 2000 thuật ngữ “Thị trường cổ phiếu” còn khá mới mẻđối với công chúng Việt Nam. Trong khi đó ở nhiều nước trên thế giới, thịtrường cổ phiếu đã phát triển rất sôi động. Trải qua 10 năm phát triển, thị trườngcổ phiếu ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu khả quan, huy động đượcmột nguồn lực đáng kể cho phát triển kinh tế đất nước. CHƯƠNG ICƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU1. Khái niệm về cổ phiếuCổ phiếu là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào công ty pháthành. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổxác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.Nguời nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu củacông ty phát hành.Cổ phiếu là bằng chứng và là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của cổđông đối với công ty cổ phần. Quyền sở hữu của cổ đông trong công ty cổ phầntương ứng với số lượng cổ phần mà cổ đông nắm giữ. Vì vậy, cổ phiếu cònđược gọi là chứng khoán vốn.2Khi nói đến cổ phiếu của một công ty, người ta thường nói đến cổ phiếuphổ thông (cổ phiếu thường) và cổ phiếu ưu đãi.a.Cổ phiếu phổ thôngCổ phiếu phổ thông (Cổ phiếu thường) là chứng chỉ xác nhận quyền sởhữu của cổ đông đối với công ty và xác nhận cho phép cổ đông được hưởng cácquyền lợi thông thường trong công ty.Người nắm giữ cổ phiếu thường là cổ đông thường và là đồng sở hữu củacông ty cổ phần. Cổ phiếu thường có những đặc điểm chủ yếu sau:• Là loại cổ phiếu có thu nhập phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh củacông ty. • Cổ phiếu của công ty không có thời hạn hoàn trả, vì đây không phải làkhoản nợ đối với công ty.• Cổ đông được chia phần giá trị tài sản còn lại khi thanh lý công ty sau khicông ty đã thanh toán các khoản nợ và thanh toán cho các cổ đông ưu đãi.• Người góp vốn vào công ty không được quyền trực tiếp rút vốn ra khỏicông ty, nhưng được quyền chuyển nhượng sở hữu cổ phần dưới hình thức bánlại cổ phiếu hay dưới hình thức quà tặng hay để lại cho người thừa kế. • Được quyền ưu tiên mua cổ phiếu khi công ty phát hành cổ phiếu mới đểtăng vốn.• Được quyền triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường theo luật định.• Cổ đông thường cũng phải gánh chịu những rủi ro mà công ty gặp phải,tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm giới hạn trong phạm vi sốlượng vốn góp vào công ty. Các hình thức giá trị của Cổ phiếu thường• Mệnh giá của cổ phiếu thường: Mệnh giá hay còn gọi là giá trị danhnghĩa là giá trị mà công ty cổ phần ấn định cho một cổ phiếu và được ghi trêncổ phiếu.• Giá trị sổ sách của cổ phiếu thường là giá trị của cổ phiếu được xác địnhdựa trên cơ sở số liệu sổ sách kế toán của công ty.3Việc xem xét giá trị sổ sách, cho phép Cổ đông thấy được số giá trị tăngthêm của cổ phiếu thường sau một thời gian công ty hoạt động so với số vốngóp ban đầu.• Giá trị thị trường: là giá trị thị trường hiện tại của cổ phiếu thường, đượcthể hiện trong giao dịch cuối cùng đã được ghi nhận. Giá thị trường của cổphiếu được xác định bởi quan hệ cung - cầu trên thị trường. Giá trị thị trường cổphiếu của một công ty phụ thuộc rất nhiều yếu tố, do vậy nó thường xuyên biếnđộng.b.Cổ phiếu ưu đãiCổ phiếu ưu đãi là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong một công ty,đồng thời cho phép người nắm giữ loại cổ phiếu này được hưởng một số quyềnlợi ưu tiên hơn so với cổ đông phổ thông. Người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi đượcgọi là cổ đông ưu đãi của công ty.Cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi có các quyền lợi sau:• Quyền được nhận cổ tức trước các cổ đông thường• Quyền ưu tiên được thanh toán trước, khi giải thể hay thanh lý công ty,nhưng sau người có trái phiếu.• Tương tự như cổ phiếu phổ thông, nhưng cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãikhông được tham gia bầu cử, ứng cử vào Hội đồng Quản trị và quyết địnhnhững vấn đề quan trọng của công ty.• Cổ phiếu ưu đãi có thể có mệnh giá hoặc không có mệnh giá và mệnh giácủa nó cũng không ảnh hưởng tới giá thị trường của cổ phiếu ưu đãi. • Tuy cổ tức của cổ phiếu ưu đãi là cố định, nhưng cổ đông ưu đãi cũng chỉđược nhận cổ tức khi công ty làm ăn có lợi nhuận.2. Đặc điểm của Cổ phiếuKhông có kỳ hạn và không hoàn vốnCổ phiếu là chứng nhận góp vốn của các cổ đông vào công ty cổ phần. Chỉcó chiều góp vào, không thể hiện thời hạn hoàn vốn; không có kỳ hạn. (Khicông ty phá sản hoặc giải thể, thì sẽ không còn tồn tại cổ phiếu).4Cổ tức không ổn định và phụ thuộc vào kết quả SXKD của doanh nghiệpCổ tức cổ phiếu thường tùy thuộc vào kết quả kinh doanh của doanhnghiệp, và vì kết quả kinh doanh không ổn định nên cổ tức cũng không thể cốđịnh. Khi doanh nghiệp làm ăn phát đạt thì cổ đông được hưởng lợi nhuận nhiềuhơn so với các loại chứng khoán khác có lãi suất cố định. Ngược lại, khi làm ănkhó khăn hoặc thua lỗ, cổ tức có thể rất thấp hoặc không có cổ tức.Khi phá sản, cổ đông là người cuối cùng nhận được giá trị còn lại của tàisản thanh lýGiá cổ phiếu biến động rất mạnhGiá biến động nhiều nhất là trên thị trường thứ cấp, do giá chịu sự tác độngcủa nhiều nhân tố, và nhân tố quan trọng đó là kết quả kinh doanh của công ty.Bên cạnh đó, theo quan điểm của những nhà đầu tư, Cổ phiếu có các đặcđiểm sau:Tính thanh khoản caoCổ phiếu có khả năng chuyển hóa thành tiền mặt dễ dàng. Tuy nhiên tínhthanh khoản của cổ phiếu phụ thuộc vào các yếu tố sau:• Thứ nhất, kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành (công ty có cổ phiếuniêm yết). • Thứ hai, là mối quan hệ cung - cầu trên thị trường chứng khoánCó tính Lưu thôngTính lưu thông khiến cổ phiếu có giá trị như một loại tài sản thực sư, nếunhư tính thanh khoản giúp cho chủ sở hữu cổ phiếu chuyển cổ phiếu thành tiềnmặt khi cần thiết thì tính lưu thông giúp chủ sở hữu cổ phiếu thực hiện đượcnhiều hoạt động như thừa kế tặng cho để thục hiện nghĩa vụ tài sản của mình.Tính Tư bản giảCổ phiếu có tính tư bản giả tức là cổ phiếu có giá trị như tiền. Tuy nhiên cổphiếu không phải là tiền và nó chỉ có giá trị khi được đảm bảo bằng tiền. Mệnhgiá của cổ phiếu không phản ánh đúng giá trị của cổ phiếu.Tính Rủi ro cao5Tính rủi ro phụ thuộc vào thông tin và tình hình phát triển, chính trị. Giá trịcổ phiếu luôn biến động theo các yếu tố này.Thị trường cổ phiếu là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các cổ phiếugiữa tổ chức phát hành và người mua chứng khoán, hoặc các cổ đông với nhau,hoặc giữa cổ đông với người có nhu cầu mua cổ phiếu đó.3. Những thành tựu đạt đượcTrong 10 năm phát triển, thị trường cổ phiếu Việt Nam đã có bước pháttriển khá vượt bậc, đóng góp đáng kể cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hộiViệt Nam thời gian qua. Nhìn chung, thị trường cổ phiếu trong gần 10 năm đãđạt được một số kết quả sau:Thị trường cổ phiếu năm 2000 chỉ có hai cổ phiếu niêm yết với giá trị giaodịch 70 triệu đồng/phiên. Hoạt động phát hành huy động vốn qua thị trường cổphiếu thực tế chỉ mới phát sinh từ năm 2006 trở lại đây. Trong năm 2006, có 44công ty cổ phần thực hiện việc chào bán hơn 203 triệu cổ phiếu. Tuy nhiên, hoạtđộng phát hành mới thực sự bùng nổ vào năm 2007, khi có gần 200 đợt pháthành của 192 công ty và 4 ngân hàng thương mại được đăng ký với UBCKNNvới tổng lượng vốn huy động lên đến gần 40.000 tỷ VND. Trong năm 2008, do sự suy giảm của thị trường chứng khoán, tổng số vốnhuy động chỉ đạt hơn 14.300 tỷ đồng thông qua hơn 100 đợt chào bán chứngkhoán ra công chúng. Thị trường hồi phục vào năm 2009 đã tạo điều kiện chohoạt động phát hành qua thị trường chứng khoán, đặc biệt là phát hành cổ phiếu.Tổng số vốn huy động qua phát hành cổ phiếu năm 2009 đã tăng hơn 50% sovới 2008, đạt 21.724 tỷ đồng. Những thành tích trên thị trường thứ cấp đã tácđộng tích cực đến thị trường phát hành, nhiều công ty đại chúng, đặc biệt là cáccông ty niêm yết đã tăng vốn lên từ hàng chục đến hàng trăm lần. Riêng 2 năm2008-2009 đã có 35.000 tỷ đồng giá trị cổ phiếu (tính theo mệnh giá) được pháthành ra công chúng, góp phần làm lành mạnh cơ cấu tài chính của doanhnghiệp.Ngoài ra, công tác cổ phần hoá DNNN đã được gắn kết với việc huy động6vốn từ công chúng đầu tư, góp phần thúc đẩy nhanh việc sắp xếp khu vựcDNNN theo tiến trình cải cách nền kinh tế của Chính phủ và huy động vốn chongân sách nhà nước. Thực tế, việc gắn kết công tác cổ phần hóa DNNN vớicông tác tạo hàng cho thị trường cổ phiếu là nhân tố chủ đạo quyết định thànhcông trong việc tạo ra một nguồn hàng phong phú, góp phần thúc đẩy tăngtrưởng quy mô của thị trường. Hệ thống trung gian của định chế thị trường cổ phiếu Việt Nam tăng mạnhvề số lượng và chất lượng; đến nay có 105 công ty chứng khoán và 46 công tyquản lý quỹ hoạt động trên thị trường. Đồng thời hệ thống các nhà đầu tư trongvà ngoài nước phát triển mạnh; năm đầu khai trương thị trường có 3.000 tàikhoản, đến nay đạt 926.000 tài khoản. Vốn đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tưnước ngoài đạt gần 7 tỷ USD.4. Các mặt hạn chếBên cạnh những thành tựu đã đạt được, thị trường cổ phiếu vẫn tồn tại mộtsố hạn chế sau:a) Số lượng và chất lượng hạn chế của cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịchChứng khoánHạn chế lớn nhất của thị trường là chưa có một lượng hàng hóa đủ lớn vềquy mô cũng như cơ cấu nếu so sánh 600 mã chứng khoán niêm yết và đăng kýgiao dịch với khoảng 4.000 công ty đại chúng. Sau 10 năm hoạt động, với 600công ty được niêm yết vào thời điểm hiện tại, quy mô của thị trường cổ phiếu ởViệt Nam còn nhỏ so với nhu cầu vốn của nền kinh tế. Nhiều công ty niêm yếthiện là các công ty quy mô nhỏ với số vốn khoảng vài chục tỷ đồng, chưa đủgây ra sức hút đối với các nhà đầu tư. b) Thiếu vắng sự tham gia tích cực của những nhà đầu tư tổ chức trên thịtrườngVề phía cầu, nhiều nhà đầu tư cổ phiếu trên thị trường Việt Nam là cá nhânvà mang tính đầu cơ hơn là đầu tư, góp phần tạo tính bất ổn định của thị trường.Điều này làm cho chính các doanh nghiệp ngần ngại khi quyết định huy động7vốn qua thị trường cổ phiếu. Những nhà đầu tư tổ chức Việt Nam cũng nhưnước ngoài chưa tham gia nhiều vào mua cổ phiếu của các công ty niêm yết,một phần là do tính kém hấp dẫn của các cổ phiếu trên thị trường, nhưng cũngmột phần do những khó khăn, phức tạp liên quan đến khuôn khổ pháp lý.Những khó khăn đó là khung pháp lý về bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số chưađầy đủ, thiếu các chuẩn mực về công khai minh bạch thông tin, các quy địnhchưa rõ ràng về chế độ thuế đối với nhà đầu tư, quỹ đầu tư nước ngoài, các hạnchế về hạn mức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, v.v.c) Hoạt động của mua bán cổ phiếu trên thị trường phi chính thức lớn hơnnhiều lần so với thị trường chính thức và không được kiểm soát thích đáng. Việc bán cổ phiếu cho công chúng ở bên ngoài thị trường giao dịch chứngkhoán (thị trường phi tập trung OTC) diễn ra khá sôi động, nhưng hiện chưa cóquy định pháp luật nào kiểm soát hoạt động này. Theo ước tính, số lượng doanhnghiệp huy động vốn cổ đông từ công chúng trên thị trường không chính thứcnày gấp khoảng 30 lần số doanh nghiệp niêm yết chính thức. 2 trong số khoảng1.000 DNNN đã được cổ phần hóa, chỉ có chưa tới 3% đã niêm yết, như vậy cóthể cho rằng một số lượng lớn cổ phiếu của các doanh nghiệp này đang đượcmua bán trên thị trường không chính thức. Ở các nền kinh tế phát triển, thịtrường OTC thường cũng có quy mô lớn hơn gấp nhiều lần thị trường tập trung,song thị trường này được kiểm soát bởi các luật lệ khá chặt chẽ nhằm bảo vệquyền lợi của nhà đầu tư. Các luật lệ này vẫn chưa được thiết lập ở Việt Nam.Lo lắng chung từ phía quản lý nhà nước cũng như giới doanh nghiệp là thịtrường phi chính thức không được kiểm soát này có nguy cơ sụp đổ cao và cóthể gián tiếp làm tổn hại cho thị trường chính thức mới manh nha phát triển.d) Quy mô nhỏ và mức độ công khai thông tin thấp của các doanh nghiệp ViệtNamCác công ty tư nhân của Việt Nam mới phát triển trong vòng hơn một thập kỷqua, đặc biệt là từ năm 2000. Vì vậy, hầu hết các công ty tư nhân đều ở một quymô nhỏ hoặc rất nhỏ và thường được quản lý theo kiểu gia đình. Hơn nữa, nhiều8doanh nghiệp tư nhân Việt Nam thường tìm cách duy trì chế độ nhiều sổ sách vàkhông công khai thông tin. Ví dụ, số doanh nghiệp báo cáo tài chính theo quyđịnh của Luật Doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 15-20%.3 Nguyên nhân của tìnhhình này không chỉ do ý định chủ quan, thói quen của doanh nghiệp mà còn dosự thiếu vắng khung pháp lý và các chuẩn mực về công khai thông tin, kiểmtoán, kế toán của Việt Nam. Các vấn đề này tiếp tục là trở ngại đối với nhàđầu tư và không khuyến khích được hoạt động huy động vốn cổ đông. II. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ở thị trường Việt Nam.Có rất nhiều yếu tố tác động đến thị trường chứng khoán nói chung và giácổ phiếu nói riêng, nhưng vế cơ bản có thể chia chúng thành hai nhóm yếu tố làyếu tố kinh tế và yếu tố phi kinh tế:1. Các yếu tố kinh tếa) Tăng trưởng kinh tếKhi nền kinh tế tăng trưởng thì hầu như các ngành các lĩnh vực đều bịảnh hưởng. Và giá của cổ phiếu cũng nằm trong số đó, giá cổ phiếu có xuhướng tăng khi nền kinh tế tăng trưởng và có xu hướng giảm khi nền kinh tếkém phát triển. Như các bạn đều biết Việt Nam là một quốc gia có tốc độ pháttriển cao ( 8,3% năm 2006) cộng với nền chính trị ổn định và mức thu hút cácnguồn vốn đầu tư từ nước ngoài là một trong những nguyên nhân khiến thịtrường chứng khoán Việt Nam có bước tiến nhảy vọt nói chung và giá cổ phiếutăng nói riêng. Tuy nhiên không phải giá cổ phiếu nào cũng tăng và giá lúc nàocũng tăng mà nó còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nữa. Việc giữ vững tốcđộ tăng trưởng cao của nền kinh tế trong nhiều năm liền có tác dụng giữ cho thịtrường chứng khoán ổn định, tăng cường niềm tin của nhà đầu tư cả trong vàngoài nước. Tuy nhiên, để có thể trông chờ vào một sự khởi sắc của thị trườngthì chỉ có thể vào cuối năm khi các nhà đầu tư có thể dự đoán kết quả kinhdoanh của từng doanh nghiệp.b) Quan hệ cung cầu 9Trong kinh doanh, quy luật cung cầu luôn có ảnh hưởng rất lớn đến giáthành sản phẩm, và đầu tư chứng khoán cũng không phải là một ngoại lệ. Giá cổphiếu cũng chịu tác động từ quy luật cung cầu. William J. Oneil – một nhâ đầutư chứng khoán thành công tại Mỹ, là cha đẻ của phương pháp phân tích và lựachọn cổ phiếu hiệu quả CAN SLIM, cho rằng cổ phiếu của các công ty đạichúng, có quy mô lớn, sản phẩm chất lượng không phải lúc nào cũng đáng đểmua, bởi lượng cầu của những cổ phiếu này khá lớn, trong khi nguồn cung lại ítnên giá thường bị đẩy lên cao giả tạo, không phản ánh đúng giá trị thực tế củacổ phiếu cũng như rất khó sinh lợi nhuận lớn.Chính những cổ phiếu có số lượng lưu hành thấp trên thị trường mới cónhiều triển vọng và có khả năng tăng giá hơn so với các cổ phiếu có số lượnglưu hành lớn. Từ đó suy ra, cổ phiếu được các nhà quản trị hàng đầu nắm giữvới tỷ lệ lớn thường là những cổ phiếu có độ an toàn cao. William đặc biệt lưu ýtới các cổ phiếu được công ty mua lại và cổ phiếu của các công ty có tỷ lệ nợdài hạn trên vốn tự có vừa phải, bởi theo ông thì tỷ lệ này càng cao bao nhiêucông ty sẽ càng phải đương đầu với áp lực trả lãi trong tương lai nhiều bấynhiêu. Các nhà đầu tư nên so sánh tỷ số này ở công ty mình dự định đầu tư vớitỷ số nợ bình quân ở các công ty trong cùng ngành, đồng thời phân tích thêmkhả năng thanh toán để có đánh giá xác thực hơn về mức độ nợ của công ty.Về nguồn cung, giá cổ phiếu có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố sau:Yếu tố thứ nhất là "Cơn lốc" IPO các doanh nghiệp lớn. Nó sẽ thu hút mộtnguồn vốn ước tính khoảng 5 tỷ USD của các nhà đầu tư. Như vậy, thị trườngtập trung ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng từ đợt IPO này. Các nhà đầu tư có nhiều cơhội để lựa chọn những cổ phiếu tốt, các blue- chips trên sàn niêm yết không cònlà yếu tố lựa chọn duy nhất. Giá các cổ phiếu trên sàn có thể sẽ tiếp tục đi ngangvà giảm chút ít như vài tuần gần đây. Cổ phiếu doanh nghiệp nhỏ sẽ có sự phânloại, chỉ có doanh nghiệp nào có kết quả kinh doanh tốt mới được quan tâm.Yếu tố thứ hai là vấn đề cổ phần hóa, những thông tin trong những ngàycuối năm cho thấy, năm 2007 và 2008 sẽ có một lượng cung cổ phiếu, chứng10chỉ quỹ đầu tư, trái phiếu chuyển đổi khổng lồ tung ra thị trường chứng khoánViệt Nam, cụ thể: Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định (ngày 29/12/2006)phê duyệt danh sách 53 tập đoàn, tổng công ty nhà nước sẽ thực hiện cổ phầnhóa trong giai đoạn 2007-2010. Nhiều chuyên gia thị trường chứng khoán nhậnđịnh, 2 cổ phiếu “bia rượu” lớn sau khi cổ phần hóa và lên sàn sẽ tạo ra sự kiệnlớn hơn nhiều sự kiện Vinamilk và Sacombank lên sàn trong năm 2006. Cổphiếu của MobiFone và Vinafone cũng sẽ xuất hiện trên thị trường OTC và cóthể lên sàn vào cuối năm 2007, sau khi Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thôngTrần Đức Lai khẳng định MobiFone chắc chắn sẽ cổ phần hóa xong trong năm2007. Năm 2007 có thể sẽ là năm “đại náo” cổ phiếu của 4 ngân hàng quốcdoanh trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Ngân hàng Ngoại thương ViệtNam, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL, Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Namvà Ngân hàng Công thương Việt Nam sẽ có mặt trên thị trường. Về phía cầu, giá cổ phiếu sẽ bị ảnh hưởng bởi một số nhân tố sau: Ngày28/12, Chính phủ ban hành nghị định quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoạihối, trong đó quy định: người không cư trú là nhà đầu tư nước ngoài phải mở tàikhoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam tại các tổ chức tín dụng đượcphép để thực hiện đầu tư tại Việt Nam và được dùng tài khoản VND này để muangoại tệ tại các tổ chức tín dụng để chuyển ra nước ngoài. Như vậy, dòng vốnđầu tư gián tiếp nước ngoài từ năm 2007 sẽ rất thuận lợi vào Việt Nam và cũngtiềm ẩn khả năng rút vốn ồ ạt chuyển ra nước ngoài khi có một “cú sốc” nào đóxảy ra. Tuy nhiên, theo TS. Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triểnngân hàng (Ngân hàng Nhà nước), các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Namthời gian gần đây là các nhà đầu tư tương đối lớn, nhà đầu tư chiến lược, họ kỳvọng vào lợi nhuận lâu dài, tỷ lệ vốn đầu tư gián tiếp ngắn hạn của nước ngoàivào Việt Nam chỉ khoảng 1%, không đáng kể. Do thị trường chứng khoán Việt Nam “bùng nổ” trong năm 2006 nênnhiều quỹ đầu tư đã và đang đổ hàng tỷ USD đầu tư gián tiếp vào Việt Nam.Trong năm 2007, chủ yếu là vốn của các quỹ đầu tư, tập đoàn tài chính và ngân11hàng lớn với chiến lược đầu tư dài hạn. Nhu cầu của nước ngoài đầu tư vàochứng khoán Việt Nam không hề giảm độ nóng. Theo HSBC, trên thế giới hiệncó 43 quỹ chuyên đầu tư vào Việt Nam, trong đó có 23 quỹ mới thành lập từtháng 11 năm ngoái. Tổng giá trị tài sản ròng (NAV) của tất cả các quỹ đầu tưvào Việt Nam hiện lên đến 5,6 tỉ đô la Mỹ. Những tháng gần đây, các quỹ đầutư vào Việt Nam liên tiếp ra đời ở Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia vàIsrael. Chỉ riêng tại Hàn Quốc, số tiền mà các quỹ này gọi được đã là 871 triệuđô la Mỹ (xem bảng). Ông Chy Jang Oak, Chủ tịch bộ phận thị trường chứngkhoán của Korea Exchange, trong chuyến thăm TPHCM tháng 4 vừa qua, choTBKTSG biết Việt Nam đang là đề tài nóng của giới đầu tư tài chính Seoul. Họđánh giá cao sự tăng trưởng của các công ty niêm yết Việt Nam. Ông Chy JangOak thậm chí nói rằng Sở Giao dịch chứng khoán Hàn Quốc sẽ giúp giảm bớtchi phí cho các công ty Việt Nam niêm yết trên thị trường Hàn Quốc. Một yếu tố nữa có thể tác động không nhỏ đến cầu trên thị trường chứngkhoán năm 2007: ngày 29/12/2006, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hoàn tấtdự thảo về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy định về các tỷ lệ đảm bảoan toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Trong đó, có quy định làm xônxao giới kinh doanh cổ phiếu, đó là cấm không cho các ngân hàng cho vaydoanh nghiệp mà ngân hàng nắm quyền kiểm soát hoạt động trong lĩnh vực tiềmẩm rủi ro cao là kinh doanh chứng khoán, không được cho vay không có bảođảm đối với các khoản vay nhằm đầu tư kinh doanh chứng khoán. Nếu quy địnhtrên được chính thức ban hành và có hiệu lực thì nguồn cầu đầu tư vào cổ phiếusẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Mặt khác, sự "ấm" lên của thị trường bất động sản đã làm giảm lượng vốnđầu tư vào thị trường chứng khoán và thậm chí nó còn hút một phần vốn từ thịtrường chứng khoán chuyển sang. Các nhà đầu tư có nhiều cơ hội để lựa chọngiữa hai thị trường này.Diễn biến giá cổ phiếu hiện bị tác động chủ yếu bởi quy luật cung cầu.Tuy nhiên, cầu cũng có loại thật và ảo. Cầu ảo dễ dàng được tạo ra bởi những12nhà đầu tư nắm trong tay khối lượng cổ phiếu lớn hoặc tài khoản đầy tiền. Cầuảo được tạo ra bằng những lệnh mua mà người đặt biết chắc chắn rằng lệnh đókhông được khớp hoặc có khớp thì cũng chỉ được một khối lượng rất thấp. Vớiquy trình khớp lệnh định kỳ, lệnh nhập phải thông qua công đoạn thủ công tạisàn và trình tự ưu tiên khớp theo thời gian đặt lệnh. Nhà đầu tư có ý định tạocầu ảo căn cứ vào diễn biến giao dịch để đặt lệnh sát giờ khớp, thường là trongđợt giao dịch thứ ba, đủ để lệnh được vào hệ thống nhưng không được khớp.Như vậy, khối lượng này sẽ trở thành dư mua nhưng lại không phản ánh đúngnhu cầu thị trường mà mang tính chất đổ thêm dầu vào lửa. Nhà đầu tư ít kinhnghiệm chỉ biết căn cứ vào khối lượng dư mua thông báo lên tới hàng trăm ngàncổ phiếu để cho rằng cầu đang rất lớn nghĩa là giá sẽ còn tăng. Mánh này đặcbiệt phát huy tác dụng trong thời điểm lượng bán quá ít và giá liên tục khớpmức trần."Anh ơi bao nhiêu thì mua được"? Đó là câu hỏi rất thường thấy tạicác sàn giao dịch vì phần đông nhà đầu tư mới tham gia rất ít kinh nghiệm, thậmchí còn chưa đọc thông bảng giao dịch điện tử. Kỹ thuật “rải đinh" tung hoả mùtrên bảng giao dịch đã được nhiều nhà đầu tư lão luyện "bật mí" từ lâu và khôngcòn là bí mật, thậm chí người nước ngoài cũng học được và sử dụng. Điểm cân bằng của thị trường sẽ phụ thuộc nhiều vào cung cầu. Cunghiện ra sao? Nguồn cung đang tăng lên (IPO các doanh nghiệp tầm cỡ), nhưngđiểm rơi của nguồn cung dường như chưa đúng lúc. Hai tháng cuối năm ngoái,nguồn cung tăng cấp tập với hàng chục công ty lên sàn, nhưng cầu còn tăngmạnh hơn do khi ấy thị trường đang trên đà đi lên. Bây giờ khi cung được tungra ở thời điểm thị trường đang xuống dốc, thì hàng hóa chất lượng tốt vẫn cónhu cầu, song sẽ đẩy nhanh sự phân hóa cổ phiếu. Nói ngắn gọn là cầu vẫn đangrình rập chờ, sẵn sàng vào, nhưng không vào với bất cứ giá nào.c) Hoạt động sản xuất kinh doanh và thu nhập của các doanh nghiệpGiá của cổ phiếu hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả hoạt độngkinh doanh hay sức khỏe của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp hoạt động ổn13định mà không gặp phải những biến cố bất ngờ dẫn đến phải thanh lý hay phásản thì dòng tiền mà người nắm giữ cổ phiếu nhận được là cổ tức được chiahàng năm. Con số này có sự dao động và đôi khi cũng có những khoản bấtthường nào đó, nhưng nhìn chung bình quân trong dài hạn nó chính là lợi nhuậntừ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về bản chất, giá cổ phiếu do dòngtiền này và sự biến động của nó quyết định và sự nóng lên của thị trường là dosự tăng giá của các cổ phiếu gây ra.Về mối liên hệ giữa giá cổ phiếu và hoạt động sản xuất kinh doanh củacông ty, giá cổ phiếu đôi khi xảy ra trước biến động hoạt động kinh doanh, đôikhi xảy ra sau. Thời gian xảy ra và mức độ biến động này có sự chênh lệch đángkể qua theo dõi tình hình. Qua một thời gian dài, nhiều người cho rằng giá cổphiếu phổ thông thay đổi trước hoạt động kinh doanh.Thu nhập của công ty hay lợi nhuận của công ty được coi là nhân tố quantrọng nhất tác động tới giá cổ phiếu Những nhà kinh doanh và nhà đầu tư muavà bán cổ phiếu chủ yếu dựa trên cơ sở dự đoán về mức thu nhập. Tuy nhiên,giá cổ phiếu không phải lúc nào cũng có mối quan hệ chặt chẽ với thu nhập. Cónhững thời điểm, giá cổ phiếu tăng nhanh hơn thu nhập; vào những thời điểmkhác, nó bị tụt lại đằng sau thu nhập. Đôi khi trên thực tế, nó lại biến động theochiều hướng ngược lại với thu nhập. Do vậy, dù một người theo dõi rất sát thịtrường đã dự đoán đúng xu hướng thay đổi của thu nhập, nhưng không có gìbảo đảm rằng anh ta có thể dự đoán chính xác xu hướng biến đổi của giá cổphiếu.d) Cổ tứcMua cổ phiếu cũng chính là một cách đầu tư. Mục đích cuối cùng lànhằm thu được lợi nhuận cao. Cổ đông sẽ được hưởng cổ tức và phần chênhlệch giữa giá bán và giá mua cổ phiếu. Họ mong đợi vào mức chênh lệch hơn làcổ tức được hưởng. Tuy nhiên, cổ tức cũng được đánh giá là nhân tố cơ bản tácđộng đến giá cổ phiếu. Trong tất cả các nhân tố sử dụng để giải thích về sự biến14động giá hàng ngày của từng cổ phiếu, các thông tin về cổ tức luôn được xếp ởvị trí quan trọng gần đầu. Cổ tức là khoản tiền mà các công ty trích ra từ lợi nhuận để trả cho cổđông. Người ta thường tính cổ tức trên một cổ phiếu. Khi mua cổ phiếu, các nhàđầu tư thường chọn mua cổ phiếu có cổ tức cao hơn. Ví dụ, cổ phiếu A có cổtức 2USD/năm, cổ phiếu B có cổ tức là 3USD/năm. Như vậy, cổ phiếu B sẽđược nhiều nhà đầu tư chú ý hơn. Do đó, giá cổ phiếu B có thể sẽ cao hơn cổphiếu A. Tuy nhiên, điều đó chưa hẳn đã đúng hoàn toàn. Khi so sánh cổ tứcgiữa các công ty, bạn lại phải quan tâm tới tỷ suất cổ tức. Tỷ suất cổ tức là mộttỷ lệ phần trăm giữa cổ tức và thị giá cổ phiếu. Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ cổ tứcbạn sẽ nhận được so với số tiền bạn phải trả để mua cổ phiếu. Ví dụ ở trên, đốivới cổ phiếu A, nếu bạn nhận được 2 USD/năm từ mỗi cổ phiếu và thị giá cổphiếu là 50 USD thì tỷ suất cổ tức sẽ là 2 USD/50 USD = 4%. Đối với cổ phiếuB, thị giá cổ phiếu là 100 USD thì tỷ suất cổ tức là 3 USD/100 USD = 3%. Rõràng đầu tư vào cổ phiếu A sẽ hiệu quả hơn cổ phiếu B. Vì khi bỏ ra 1 USD sẽthu được 0,04 USD với cổ phiếu A, nhưng chỉ thu được 0,03 USD với cổ phiếuB. Tuy nhiên, những cổ phiếu có tỷ suất cổ tức cao chưa hẳn đã là sự lựachọn tốt nhất. Giả sử, cổ phiếu A nói trên có cổ tức 2 USD và tỷ suất cổ tức 4%,tức là cao hơn hẳn tỷ suất trung bình của thị trường (2%). Điều này không cónghĩa là mua cổ phiếu đó là tốt nhất. Hãy xem xét điều gì sẽ xảy ra nếu công tyđó không thực hiện được kế hoạch thu nhập và giá cổ phiếu sụt trong vòng 1đêm từ 50 USD xuống còn 40 USD một cổ phiếu. Điều đó có nghĩa là giá cổphiếu giảm 20% và đẩy tỷ suất cổ tức lên tới 5% (2 USD/40 USD). Liệu bạn cómuốn đầu tư vào một cổ phiếu như vậy chỉ vì tỷ suất cổ tức cao hơn? Có lẽ làkhông. Ngay cả những cổ phiếu mang lại nhiều cổ tức, thì bạn cũng phải chắcchắn là công ty đó không có vấn đề gì về tài chính. Vì thế, yếu tố cổ tức chưahẳn đã tác động đến giá cổ phiếu theo tỷ lệ thuận mà còn do ảnh hưởng của cácnhân tố khác. 15Một chỉ số nữa về cổ tức cũng ảnh hưởng không nhỏ tới giá cổ phiếu, đólà tỷ lệ trả cổ tức. Khi bạn tìm mua những cổ phiếu có tỷ suất cổ tức cao, cầnxem xét tỷ lệ trả cổ tức của công ty. Chỉ số này thể hiện tỷ lệ phần trăm lợinhuận được trích ra để trả cho cổ đông dưới hình thức cổ tức. Nếu tỷ lệ nàyvượt quá 75% có nghĩa là công ty không tái đầu tư lợi nhuận một cách hợp lý.Một tỷ lệ trả cổ tức cao thường hàm ý là thu nhập của công ty được sử dụngphần lớn để trả cho cổ đông và có nghĩa là công ty đang cố gắng thu hút các nhàđầu tư mua cổ phiếu của mình. Do đó, tỷ lệ này phải ở mức hợp lý mới có thểthu hút các cổ đông và làm cho giá cổ phiếu đó tăng.Không phải bất cứ cổ phần nào cũng đem lại cho bạn cổ tức. Nếu mộtcông ty đang tăng trưởng nhanh có thể làm lợi cho các cổ đông bằng cách táiđầu tư. Trong trường hợp đó, công ty sẽ không trả cổ tức hoặc trả với tỷ lệ cổtức rất thấp. Ví dụ, công ty Microsoft không trả cổ tức nhưng các cổ đông củacông ty không hề phàn nàn gì về điều này. Và cổ phiếu của công ty vẫn luônđứng trong danh sách những cổ phiếu có giá cao nhất. Một cổ phiếu không đượctrả cổ tức không hẳn là cổ phiếu của công ty đang làm ăn thua lỗ. Vì vậy, cổ tức không đóng vai trò quan trọng đối với loại cổ phiếu tăngtrưởng. Cổ phiếu tăng trưởng là loại cổ phiếu mà người ta coi sự tăng giá củachúng là rất quan trọng, thường xuyên mang lại lợi suất đầu tư cuối cùng lớnhơn nhiều so với cổ tức hiện tại. Một công ty tăng trưởng có khả năng sử dụngsố vốn này có hiệu quả hơn cho các cổ đông, là những người luôn phải tìm kiếmcơ hội đầu tư. Nguyên tắc quan trọng là doanh nghiệp nên xác định và duy trì cổtức nên ở mức khá thấp và chỉ nên tăng mức cổ tức khi có những khoản thunhập tăng thêm. Việc thanh toán, chi trả cổ tức cho cổ đông, có khả năng bằng tiền mặthoặc không dùng tiền mặt, dưới 2 hình thức:♦ Chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, giữ tiền mặt cho đầu tư phát triển, nếu mức chitrả đó chiếm tỷ lệ nhỏ, khoảng 2-5% tổng số cổ phiếu đã phát hành, thì nhà đầutư không chú ý đến "loãng giá" (giá cổ phiếu sẽ giảm xuống), ảnh hưởng không16đáng kể đến thu nhập. Nhà đầu tư yên tâm khi họ nhận được cổ phiếu nhiềuhơn; nhưng thực tế họ không nhận được gì, vì khi công bố trả cổ tức bằng cổphiếu, thì giá cổ phiếu sẽ giảm xuống tương ứng với tỷ lệ trả cổ tức bằng cổphiếu.♦ Chi trả cổ tức bằng tách cổ phiếu. Tách cổ phiếu sẽ làm tăng số lượng cổphiếu đang lưu hành và làm giảm mệnh giá cổ phiếu tương ứng với tỷ lệ tách.Do đó, giá cổ phiếu trên thị trường cũng sẽ giảm tương ứng và giao dịch đượcthực hiện dễ dàng hơn. Việc tách cổ phiếu thường được thực hiện khi giá cổphiếu trên thị trường tăng quá cao làm cho các giao dịch sẽ khó thực hiện vàđiều này sẽ làm giảm tính thanh khoản của cổ phiếu. Vì vậy, khi giá cổ phiếutăng cao trên thị trường thì việc tách cổ phiếu là cần thiết để tạo điều kiện thuậnlợi cho việc giao dịch cổ phiếu. Đồng thời, sau khi tách giá cổ phiếu thường cóxu hướng tăng lên. Mặt khác, sau khi tách cổ phiếu, số lượng cổ phiếu đượcgiao dịch trên thị trường tăng lên có thể làm tăng số lượng cổ đông của công ty.Qua đó góp phần làm hạn chế khả năng công ty bị thâu tóm. Ví dụ, một công ty cổ phần ABC có 1 triệu cổ phiếu đang lưu hành, mệnhgiá 10.000 đồng/cổ phiếu (tổng giá trị niêm yết là 10 tỷ đồng) và giá thị trườngtại thời điểm hiện tại là 100.000 đồng/cổ phiếu. Công ty tiến hành tách cổ phiếutheo tỷ lệ 1:2 (nghĩa là người sở hữu 1 cổ phiếu cũ sẽ nhận được 2 cổ phiếumới, khi đó tổng số cổ phiếu mới của công ty sẽ là 2 triệu cổ phiếu mệnh giá5.000 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị niêm yết vẫn là 10 tỷ đồng nhưng giá thịtrường của cổ phiếu mới sẽ dao động ở mức 50.000 đồng/cổ phiếu. Cho đếnnay, nghiệp vụ tách, gộp cổ phiếu chưa xảy ra trên thị trường chứng khoán ViệtNam. Nhưng nhiều nhà đầu tư rất quan tâm đến nghiệp vụ tách, gộp cổ phiếucủa các công ty cổ phần như trường hợp Công ty cổ phần Cáp và Vật liệu viễnthông (SACOM) vừa có dự định tách cổ phiếu để nâng cao giá trị công ty. Dođó, rất có thể trong tương lai gần, giá cổ phiếu của công ty này sẽ tăng sau khitách. Như vậy, các tổ chức phát hành vẫn giữ lại được nguồn vốn bên trong đểđầu tư phát triển, đồng thời tăng thêm cổ phiếu cho các cổ đông, nguồn cung17cấp cổ phiếu cho thị trường tăng, do đó làm giảm biến động giá cả thị trường,bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà đầu tư.e) Lãi suấtMối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu là gián tiếp và luôn thay đổi.Nguyên nhân là do luồng thu nhập từ cổ phiếu có thể thay đổi theo lãi suất vàchúng ta không thể chắc chắn liệu sự thay đổi của luồng thu nhập này có làmtăng hay bù đắp cho mức biến động về lãi suất hay không. Lãi suất tăng sẽ rấtcó khả năng làm giảm giá các loại cổ phiếu trên thị trường. Người mua cổ phiếucủa công ty mới niêm yết thường trông chờ cổ tức thấp thôi. Nhưng đổi lại, họmong giá cổ phiếu sẽ tăng trên thị trường chứng khoán. Để giải thích rõ chiều hưởng ảnh hưởng của lãi suất tới giá cổ phiếu cần phảixem xét các khả năng có thể xảy ra khi tỷ lệ lạm phát tăng, cụ thể như sau: ♦ Lãi suất tăng do tỷ lệ lạm phát tăng và thu nhập công ty theo đó cũng tăng vìcông ty có thể tăng giá cho phù hợp với mức tăng của chi phí. Trong trường hợpnày, giá cổ phiếu có thể khá ổn định vì ảnh hưởng tiêu cực của việc tăng tỷ suấtlợi nhuận đã được đền bù một phần hay toàn bộ bởi phần tăng của tỷ lệ tăngtrưởng thu nhập và cổ tức. ♦ Lãi suất tăng, nhưng luồng thu nhập dự tính thay đổi rất ít do công ty khôngcó khả năng tăng giá để phù hợp với chi phí tăng. Do vậy, giá cổ phiếu giảm. Tỷsuất lợi nhuận quy định có thể tăng nhưng tỷ lệ tăng trưởng của cổ tức là khôngđổi, nên mức chênh lệch giữa hai nhân tố này càng lớn. ♦ Lãi suất tăng trong khi luồng thu nhập giảm vì các nguyên nhân làm tăng lãisuất lại gây tác động xấu tới thu nhập của công ty. Cụ thể là khi xảy ra lạm phátthì chi phí sản xuất tăng, nhưng nhiều công ty không thể tăng giá, dẫn tới biênđộ lợi nhuận giảm. Tác động của một loạt các sự kiện này là rất xấu đến giá cổphiếu. Trong những trường hợp này, giá cổ phiếu sẽ sụt nghiêm trọng vì tỷ suấtlợi nhuận giảm khi cổ tức giảm, dẫn tới chênh lệch giữa lãi suất và giá cổ phiếucàng lớn. 18Đối với những trường hợp ngược lại, đó là khi lạm phát và lãi suất giảmsẽ dẫn đến kết quả ngược với các trường hợp trên. Mối quan hệ giữa lạm phát,lãi suất và giá cổ phiếu là một vấn đề đòi hỏi phải có kinh nghiệm vì ảnh hưởngcủa chúng thay đổi theo từng thời kỳ. Do vậy, mặc dù mối quan hệ giữa lạmphát, lãi suất và thu nhập từ cổ phiếu là tiêu cực, nhưng điều này không phải lúcnào cũng đúng. Hơn nữa, ngay cả khi điều này là đúng trên toàn bộ thị trường,thì vẫn tồn tại một số ngành nhất định có thể có thu nhập và cổ tức tạo ảnhhưởng tích cực từ những biến động về lạm phát và lãi suất. Trong trường hợpnày, giá cổ phiếu có mối quan hệ tốt với lạm phát và lái suất.f) Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTOKhi Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại này, nền kinh tế ViệtNam sẽ có cơ hội phát triển và nó sẽ kéo theo sự phát triển của các công ty vànhiều thị trường, nhất là thị trường chứng khoán. Kinh nghiệm từ Trung Quốccho thấy khi quốc gia này trở thành thành viên của WTO, giá của một số cổphiếu tăng trưởng nhiều lần so với trước 2001. Cổ phiếu Việt Nam cũng sẽ tăngtrưởng như thế khi mà giá hiện nay chỉ cao hơn vài chục lần đến vài trăm lầnmệnh giá. Giá cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Chính vì vậy mà nhiềunhà đầu tư nước ngoài vào đây và họ đánh giá được tiềm năng cũng như sự hấpdẫn của thị trường này. Công ty Merri Lynch (một trong những hãng tư vấn đầu tư nổi tiếng củaMỹ) nói rằng chỉ cần bạn bỏ tiền đầu tư vào cổ phiếu blue-chip ở Việt Nam vàyên tâm 10 năm sau bạn sẽ kiếm được một khoản khá lớn mà không cần phảilàm gì. Công ty bluechip đó sẽ kiếm lời cho bạn. Câu nói này cho thấy đầu tưvào thị trường chứng khoán Việt Nam siêu lợi nhuận như thế nào. Các nhà đầutư nước ngoài dám bỏ tiền ra để đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam, lẽ nào ngườiViệt Nam lại không? Thêm một lý do nữa để cho rằng bây giờ là thời điểm thích hợp để đầu tưvào thị trường chứng khoán chính là thuế. Lợi nhuận kiếm được từ việc mua19bán cổ phiếu không bị đánh thuế, phải đến 2009 nhà đầu tư mới bị đánh thuế thunhập. Đầu tư cổ phiếu vì giá trị gia tăng của cổ phiếu trong tương lai. Các côngty niêm yết sẽ không được ưu đãi thuế vào năm sau, điều này không quan trọnglắm. Vấn đề là công ty niêm yết làm ăn như thế nào. Và đều này cũng khônglàm ảnh hưởng lớn đến sự hấp dẫn của thị trường, vốn còn rất nhỏ bé nhưng lạiđầy tiềm năng.Ngoài những yếu tố nói trên, có thể tính đến các yếu tố khác như mức trảcổ tức, thông tin mua bán cổ phiếu của các thành viên trong ban lãnh đạo côngty, thông tin tách gộp cổ phiếu, thông tin về việc phát hành thêm cổ phiếu, tinđồn…Những người đầu tư chuyên nghiệp hơn có thể còn tìm hiểu các thông tinliên quan đến chính sách của Chính phủ đối với thị trường chứng khoán, chínhsách cổ phần hoá DNNN, tình hình quản trị của công ty niêm yết, tên tuổi củaCTCK bảo lãnh phát hành hay tư vấn niêm yết cho công ty niêm yết.2. Yếu tố phi kinh tếa) Yếu tố chính trịKinh tế không thể tách rời khỏi chính trị. Điều kiện chính trị là một trongnhững yếu tố vĩ mô quan trọng, làm nền tảng cho sự biến động, tăng trưởngcũng như phát triển của mọi nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoánnói riêng. Do đó, khi đề cập đến các nhân tố tác động tới xu thế giá chứngkhoán, chúng ta không thể bỏ qua những yếu tố trong môi trường chính trị haysự biến động của tình hình chính trị. Tuy nhiên, trong điều kiện chính trị ổn định hiện nay của Việt Nam(không có chiến tranh, không có các thay đổi chế độ chính trị…) đồng thời vàothời điểm này khi thị trường chứng khoán non trẻ của Việt Nam chưa thực sựhoà nhập với biến động của thị trường chứng khoán thế giới, yếu tố này hầu nhưtác động rất ít tới sự biến động giá chứng khoán.b) Yếu tố văn hoá20Nhắc đến văn hoá ở đây không có nghĩa chỉ là văn hoá xã hội truyềnthống hay yếu tố dân gian, dân tộc của Việt Nam. Mỗi một lĩnh vực từ đời sống,xã hội hay kinh tế, kĩ thuật đều tồn tại một thứ văn hoá của riêng lĩnh vực ấy, vínhư văn hoá công ty, văn hoá ngành…Cũng như vậy, thị trường chứng khoánViệt Nam mặc dù còn non trẻ, mới được thành lập từ năm 2000, chưa hoànthiện được văn hoá của mình nhưng cũng đã có những yếu tố riêng đặc trưng,phần nào tác động tới xu thế giá chứng khoán.Trước hết, việc ứng dụng các mô hình phân tích cơ bản và phân tích kỹthuật để dự báo tỷ suất sinh lợi chứng khoán là rất cần thiết đối với các nhà đầutư mang tính chuyên nghiệp. Tuy nhiên, những diễn biến trên thị trường chứngkhoán Việt Nam trong thời gian qua là bằng chứng cho thấy sự thiếu vắng cáccông cụ dự báo này. Đa số các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán ViệtNam hiện nay là các nhà đầu tư cá nhân (chiếm 99%). Thông thường đối tượngnày trình độ hiểu biết còn hạn chế, họ chủ yếu thực hiện các quyết định đầu tưmột cách cảm tính hay theo trào lưu với tư tưởng chộp giật, đầu cơ. Hơn nữa,việc ứng dụng các mô hình dự báo trên cũng còn những hạn chế do hàng hoátrên thị trường chứng khoán Việt Nam nghèo nàn về chủng loại, ít ỏi về sốlượng và đặc biệt là thiếu các hàng hóa cao cấp để các nhà đầu tư có thể yêntâm đầu tư lâu dài hay hấp dẫn các nhà đầu tư chuyên nghiệp có nguồn tài chínhlớn cộng với tình trạng rò rỉ thông tin, không công khai, minh bạch. Một số dưluận còn cho thấy cứ đầu tư theo tâm lý bầy đàn còn chắc ăn hơn đầu tư theophân tích. Chính đặc điểm này khiến cho giá chứng khoán Việt Nam biến độngmột cách khó lường và không phản ánh xác thực các thông tin trên thị trườngcũng như giá trị thực của nó.Mặt khác, sự thay đổi về công nghệ, sự khác nhau trong phương thứcgiao dịch, hệ thống giao dịch cũng gây ảnh hưởng tới giá chứng khoán. Gần đâycó hiện tượng một số cổ phiếu khi chuyển sàn lại tăng giá mạnh. Ví dụ cổ phiếuPPC lúc còn ở sàn Hà Nội chỉ là 65.000 đồng, khi chuyển sang sàn TP.HCM lạităng lên 105.000 đồng. Đó chính là do sự khác nhau trong hệ thống giao dịch21giữa các sàn. Hệ thống giao dịch ở sàn Hà Nội (khớp lệnh báo giá) đòi hỏi nhàđầu tư phải biết “định giá đúng”. Do khớp lệnh liên tục nên nếu người chơikhông biết định giá sẽ bị thiệt. Ví dụ thị trường đang định giá cao cổ phiếu đó,nhưng nếu không biết nên nhà đầu tư bán với giá sàn thì ngay lập tức sẽ cóngười mua. Trong khi đó tại sàn TP.HCM (khớp lệnh định kỳ), người bán nàycó thể không bị thiệt do hệ thống giao dịch tìm ra mức giá thị trường, mà mứcgiá này thường cao hơn mức giá sàn (trừ trường hợp thị trường giảm giá quámức). Cách khớp lệnh này đã giúp cho không ít nhà đầu tư lớn “làm giá” cổphiếu, tức là tạo ra cung cầu ảo, đẩy giá khớp lệnh lên cao. Hay ngược lại, giờđây, khi hệ thống công nghệ thông tin dần đáp ứng được các yêu cầu kĩ thuậtcủa việc khớp lệnh mới, thị trường thành phố Hồ Chí Minh chuẩn bị chuyểnsang phương thức khớp lệnh liên tục, tức một lệnh được tung ra mà có lệnh đốiứng sẽ được khớp ngay, nếu các nhà đầu tư vẫn cứ giữ tôn chỉ đầu tư cũ: quyếtmua đặt giá trần, quyết bán đặt giá sàn thì giá chứng khoán chắc chắn sẽ biếnđộng khôn lường. Đến khi thói quen đầu tư thay đổi, các nhà đầu tư đã quen vớiviệc suy xét, xử lý, phân tích thông tin thị trường thì phương thức khớp lệnhliên tục sẽ tránh được tình trạng giá lên cao do cung cầu ảo, từ đó phản ánhđúng cung cầu thực tế hơn. Vì vậy mới có trường hợp khi chuyển cách thứcgiao dịch, giá lại thay đổi quá nhanh. Các trung tâm giao dịch CK Hà Nội vàHCM đang ráo riết hợp tác, liên thông với thị trường Mỹ, London, Singapore về nâng cấp cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, trao đổi kinh nghiệm nhằm hoànthiện hệ thống kĩ thuật cho các giao dịch chứng khoán.Về bản chất, dao động giá chứng khoán bị ảnh hưởng bởi sự kết hợp củanhiều nhân tố khác nhau mà hạt nhân chính là các yếu tố về khả năng thu nhậpcông ty, là hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết. Tuy nhiên, khi thịtrường chứng khoán là một kênh tạo ra lợi nhuận hấp dẫn như thời gian qua thìcác doanh nghiệp không nằm ngoài cuộc chơi ấy, cũng tranh thủ cho mìnhnhững khoản lợi nhuận nhằm gia tăng mức tỷ suất sinh lợi cho các cổ đông củahọ. 22CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU Ở VIỆT NAMĐể thực hiện các mục tiêu cụ thể theo định hướng phát triển thị trườngchứng khoán nói chung và thị trường cổ phiếu nói riêng của Nhà nước cần phảiđưa ra các giải pháp thực hiện, vừa khắc phục những điểm hạn chế còn tồn tại,vừa hướng tới phát triển thị trường. Giải pháp thực hiện được chia thành cácnhóm chính, cụ thể như sau: 1. Phát triển quy mô, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loạihàng hóa để đáp ứng nhu cầu thị trường Đẩy mạnh chương trình cổ phần hóa các doanh nghiệp, Tổng công ty,ngân hàng thương mại nhà nước, gắn việc cổ phần hóa với niêm yết trên thịtrường chứng khoán; Mở rộng việc phát hành cổ phiếu mới để huy động vốntrên thị trường. Đối với những doanh nghiệp đã cổ phần hóa đủ điều kiện phảithực hiện việc niêm yết; đồng thời tiến hành rà soát, thực hiện ngay việc bántiếp phần vốn, thực hiện ngay việc bán tiếp phần vốn Nhà nước tại các doanhnghiệp nhà nước không cần giữ cổ phần chi phối. Chuyển đổi các doanh nghiệpcó vốn đầu tư nước ngoài sang hình thức công ty cổ phần và niêm yết, giao dịchtrên thị trường chứng khoán. Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư chiến lược (trongvà ngoài nước) mua cổ phiếu của các doanh nghiệp nghiệp Việt Nam theophương thức thoả thuận, hoặc đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược với nhau,để cải thiện nhanh hơn về năng lực tài chính, chất lượng quản trị doanh nghiệp2. Phát triển thị trường cổ phiếu theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh vềcấu trúc, được quản lý, giám sát bởi Nhà nước và có khả năng liên kết vớithị trường khu vực và quốc tếPhát triển thị trường cổ phiếu theo nhiều cấp độ để đáp ứng nhu cầu pháthành cổ phiếu, niêm yết, giao dịch của nhiều loại hình doanh nghiệp và đảm bảokhả năng quản lý, giám sát của Nhà nước theo hướng tách biệt thị trường giao23dịch tập trung, thị trường OTC, thị trường đăng ký phát hành, giao dịch cho cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa; Nâng cấp đồng bộ hạ tầng kỹ thuật của thị trườngđảm bảo khả năng liên kết với thị trường các nước trong khu vực; Nghiên cứucơ chế giao dịch đối với các cổ phiếu không đủ điều kiện niêm yết theo mô hìnhthỏa thuận thông qua các công ty chứng khoán; Các giao dịch tập trung thanhtoán và chuyển giao thông qua Trung tâm lưu ký chứng khoán, đồng thời thiếtlập cơ chế giám sát của Sở giao dịch chứng khoán trong việc công bố thông tin,… để tăng cường tính công khai, minh bạch trên thị trường, đảm bảo sự quản lý,giám sát của Nhà nước đối với các giao dịch, thu hẹp hoạt động trên thị trườngtự do.3. Phát triển hệ thống nhà đầu tư trong và ngoài nước Khuyến khích các định chế đầu tư chuyên nghiệp (ngân hàng, chứngkhoán, bảo hiểm…) tham gia đầu tư trên thị trường. Thực hiện lộ trình mở cửađối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp nước ngoài vào thị trường Việt Nam theolộ trình đã cam kết; Đa dạng hóa các loại quỹ đầu tư, tạo điều kiện cho phépBảo hiểm xã hội Việt Nam, Tiết kiệm bưu điện…. tham gia đầu tư trên thịtrường cổ phiếu; Từng bước phát triển các quỹ hưu trí tư nhân để thu hút cácvốn dân cư tham gia đầu tư; Khuyến khích việc thành lập các quỹ đầu tư ở nướcngoài đầu tư dài hạn vào thị trường Việt Nam.4. Tăng cường công tác thanh tra giám sát hoạt động của của các tổchức tham gia thị trường, xử lý nghiêm các vi phạm về công bố thông tin,về tin đồn gây bất lợi cho hệ thống thị trường tài chính, về rò rỉ thông tin. Để ngăn chặn việc rò rỉ thông tin: Một là, rà soát lại thông tư của Bộ Tàichính hướng dẫn về việc công bố thông tin và áp dụng thống nhất cho việc côngbố thông tin trên thị trường; tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm khắcviệc công bố thông tin chậm, công bố thông tin không chính xác, để rò rỉ thôngtin bất luận là tổ chức hay cá nhân. Hai là; xử lý nghiêm khắc các cá nhân, tổchức, doanh nghiệp sử dụng phương tiện truyền thông (báo, chí, trang tin…)đưa thông tin sai lệch, hoặc làm méo mó tin, hoặc thông tin bất lợi cho thị24trường mà không rõ nguồn gốc. Ba là; Về phía cơ quan quản lý nhà nước cần cóthông điệp rõ ràng, minh bạch về việc điều hành các chính sách kinh tế - tàichính cũng như các thông tin vĩ mô để mọi người dân biết,hiểu đúng và chấphành nghiêm túc. Bốn là; Thu hẹp hoạt động của thị trường tự do bằng cách yêucầu các công ty đại chúng giao dịch trên thị trường tự do phải tuân thủ các yêucầu về kiểm toán, công bố thông tin, quản trị công ty như các doanh nghiệp đãniêm yết. Điều này vừa giúp giảm thiểu rủi ro trong thanh toán, vừa làm cho cácgiao dịch này được công khai, dễ kiểm soát, từng bước thu hút vào thị trường cótổ chức. Mặt khác cũng cần cải tiến và nâng cao chất lượng công tác tuyêntruyền để người dân tiếp cận được thông tin kịp thời về cơ chế chính sách củaNhà nước nói chung và thị trường cổ phiếu nói riêng.25