Thử việc bao nhiêu?

Hết thời gian thử việc, tôi nhận được thông báo do Tổng giám đốc người nước ngoài chưa sang Việt Nam, đồng thời cần thời gian đánh giá thêm năng lực của tôi nên đề nghị tôi thử việc thêm 1 tháng.

Sau 3 tháng thử việc, tôi nhận được thông báo do chính Tổng giám đốc ký, với kết quả tôi không đáp ứng yêu cầu công việc. Nếu vẫn có nhu cầu, tôi phải ký lại hợp đồng thử việc mới.

Xin hỏi, pháp luật quy định như thế nào về kéo dài thời thời gian thử việc? quyền và lợi ích của tôi trong thời gian này được tính như thế nào?

Trả lời

Điều 24 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về thử việc như sau:

“1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.

3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng”.

Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động; Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động; Công việc và địa điểm làm việc; Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động và thời gian thử việc.

Theo Điều 25 của Bộ luật này, “thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác”.

Thời gian thử việc do các bên thỏa thuận, tùy theo tính chất, mức độ công việc, chức danh nghề nghiệp và yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ. Mặc dù do hai bên thỏa thuận, nhưng “chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện” được nêu trên. Nếu trong hợp đồng thử việc đã ghi rõ thời gian thử việc, hết thời hạn này, theo khoản 1 Điều 27 của Bộ luật này, “người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.

Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc”.

Pháp luật hiện nay không có quy định về việc kéo dài thời hạn thử việc. Về nguyên tắc, khi kết thức thời gian thử việc 02 tháng theo hợp đồng đã ký, doanh nghiệp logistics nơi bạn làm việc phải thông báo kết quả cho bạn (đạt hoặc không đạt yêu cầu).

Cũng cần lưu ý, theo khoản 2 Điều này, “trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường”.

Về tiền lương thử việc, Điều 26 của Bộ luật này quy định: “Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó”.

Bạn cần kiểm tra lại hợp đồng về nội dung mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Nếu hợp đồng thử việc ghi rõ số tiền lương trong thời gian thử việc, bạn sẽ được nhận toàn bộ số tiền này. Nếu đó là hợp đồng lao động, mức lương khi bạn kết thúc thử việc có kết quả đạt yêu cầu (không phải là lương thử việc), thì tối thiểu bạn nhận được tiền lương bằng 85% của mức này.   

Khi người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc hoặc thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động. Với công việc làm thử này, người lao động sẽ được trả lương lương như thế nào?

Mức lương thử việc dành cho người lao động

Quy định về lương thử việc tại Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 vẫn được tiếp tục kế thừa từ BLLĐ năm 2012. Cụ thể, Điều 26 BLLĐ năm 2019 quy định về tiền lương thử việc như sau:

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Theo đó, khi thử việc, người lao động sẽ nhận được tiền lương theo thỏa thuận nhưng tối thiểu phải bằng 85% tiền lương của công việc đó.

Ví dụ: Công ty A tuyển dụng vị trí nhân viên kinh doanh với mức lương chính thức là 08 triệu đồng/tháng. Khi thử việc vị trí nhân viên kinh doanh, người lao động sẽ nhận được ít nhất: 85% x 08 triệu đồng = 6,8 triệu đồng. Tuy nhiên, người lao động cũng có thể trả với mức lương thử việc cao hơn số tiền 6,8 triệu đồng này.

Cùng với đó, theo quy định tại Điều 90 BLLĐ năm 2019, mức lương được trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Trong đó, mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng vẫn được áp dụng theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP như sau:

Mức lương tối thiểu vùng

Áp dụng với doanh nghiệp thuộc:

4.420.000 đồng/tháng

Vùng I

3.920.000 đồng/tháng

Vùng II

3.430.000 đồng/tháng

Vùng III

3.070.000 đồng/tháng

Vùng IV

Đồng thời theo Điều 5 Nghị định này, với những công việc đã qua học nghề, đào tạo nghề, trong điều kiện lao động bình thường, người sử dụng lao động còn phải trả cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

Theo đó, người lao động khi thử việc sẽ nhận được mức lương thử việc như sau:

Người lao động làm việc cho doanh nghiệp thuộc vùng

Mức lương thử việc tối thiểu

Công việc giản đơn nhất

Công việc đã qua học nghề, đào tạo nghề làm việc trong điều kiện bình thường

Vùng I

3.757.000 đồng/tháng

4.019.990 đồng/tháng

Vùng II

3.332.000 đồng/tháng

3.565.240 đồng/tháng

Vùng III

2.915.500 đồng/tháng

3.199.585 đồng/tháng

Vùng IV

2.609.000 đồng/tháng

2.791.630 đồng/tháng

Thử việc bao nhiêu?

Mức lương thử việc được quy định như thế nào? (Ảnh minh họa)

Một số lưu ý đối với lương thử việc

1 - Lương thử việc bằng 80% tiền lương đối với việc làm thử là trái luật

Mặc dù từ BLLĐ năm 2012 đến BLLĐ năm 2019 đều quy định tiền lương thử việc bằng ít nhất 85% tiền lương của công việc làm thử. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp vẫn đang áp dụng mức 80% tiền lương để trả cho người lao động thử việc.

Phần lớn người lao động không biết rằng quyền lợi của mình đã bị vi phạm. Việc trả lương thử việc thấp hơn mức quy định là hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó, người sử dụng lao động sẽ bị phạt hành chính theo điểm c khoản 2 Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;

Ngoài việc bị phạt tiền lên đến 05 triệu đồng, người sử dụng lao động trả lương thử việc thấp hơn mức 85% còn buộc phải trả đủ tiền lương theo mức này cho người lao động.

2 - Lương thử việc có thể phải trích đóng bảo hiểm xã hội

Theo quy định mới tại Điều 24 BLLĐ năm 2019, các bên có thể thỏa thuận về nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động thay vì ký hợp đồng thử việc.

Trong khi đó, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 ghi nhận người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Do đó, nếu các bên thỏa thuận về thử việc trong hợp đồng lao động, thì người lao động sẽ được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nói cách khác, người lao động sẽ phải trích một phần lương thử việc để đóng bảo hiểm.

Xem thêm: Khi nào người lao động thử việc được đóng bảo hiểm?

3 - Lương thử việc có thể bị tính đóng thuế thu nhập cá nhân

Căn cứ Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động được xác định là thu nhập chịu thế thu nhập cá nhân (TNCN). Do đó, tiền lương thử việc cũng được tính là khoản thu nhập chịu thuế TNCN.

Vì vậy, trước khi trả lương cho người lao động, người sử dụng lao động được phép trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người lao động theo khoản 1 Điều 25 Thông tư 111.

Tuy nhiên theo quy định này, người lao động chỉ phải nộp thuế TNCN trong các trường hợp sau:

- Người lao động thử việc bằng cách ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên mà có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công > 11 triệu đồng/tháng (nếu không có người phụ thuộc, nếu có 01 người phụ thuộc thì thu nhập phải > 15,4 triệu đồng/tháng).

- Người lao động ký hợp đồng thử việc hoặc thử việc với hợp đồng lao động dưới 03 tháng mà có tổng mức thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên nhưng không làm cam kết theo mẫu 02/CK-TNCN gửi người sử dụng lao động sẽ bị khấu trừ 10% tiền lương thử việc.

Xem thêm: Lao động thử việc có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

Trên đây là quy định về mức tiền lương thử việc và những lưu ý quan trọng. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.