Thương tích 11 đi tù bao nhiêu năm?

Ông Nguyễn Văn Nhẫn có nhu cầu tư vấn: Con trai tôi là H (38 tuổi) tranh chấp ranh đất với ông A (45 tuổi). Hai bên cự cãi và xảy ra xô xát. Ông A dùng cọc hàng rào bằng tre đánh con tôi. H cũng nhổ cọc tre đánh trúng đầu ông A chảy máu (tỷ lệ thương tật 8%). H đã bồi thường tiền điều trị thuốc cho ông A nhưng ông đòi phải xử lý hình sự đối với con trai tôi. Xin hỏi: Gây thương tích với tỷ lệ bao nhiêu thì bị xử lý hình sự?

Thắc mắc của ông được luật sư Nguyễn Văn Tặng (Đoàn Luật sư Bến Tre) tư vấn như sau:

- Theo quy định pháp luật, hành vi cố ý gây thương tích (CYGTT) tùy theo mức độ, tính chất cũng như hậu quả sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự hoặc hình sự hoặc xử phạt hành chính thỏa đáng.

Theo điều 134, Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2017 quy định về tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

1. Người nào CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11 - 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

i) Có tính chất côn đồ;

Theo quy định trên về cơ bản, thì hành vi CYGTT sẽ bị khởi tố hình sự theo khoản 1 Điều 134 nếu mức độ thương tích từ 11 - 30%.

Trường hợp này, ông A bị thương tật với tỷ lệ 8% (dưới 11%). Tuy nhiên, khi thực hiện hành vi gây thương tích mà có một trong các điều kiện được quy định từ điểm a đến điểm k, khoản 1, Điều 134 thì dù mức độ thương tích dưới 11% vẫn có thể bị khởi tố hình sự.

Mặt khác, theo hướng dẫn tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I của Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì hung khí nguy hiểm là: Vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm có khả năng gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Phương tiện nguy hiểm là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe của người bị tấn công.

Luật hiện hành chưa liệt kê danh mục hung khí nguy hiểm, mà chỉ định nghĩa về hung khí nguy hiểm.

Do vậy, đối với trường hợp này thì tùy thuộc vào cơ quan điều tra kết luận cọc tre mà H sử dụng gây thương tích cho ông A có phải là “hung khí nguy hiểm” theo điểm a, khoản 1, Điều 134 BLHS; hoặc hành vi của H có phải là “có tính chất côn đồ” theo điểm 1, khoản 1, Điều 134 hay không mà kết luận H có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?

Nếu chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự, thì H sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng (quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội).

Tết vừa qua, anh trai em có đi ăn với bạn bè đi sang huyện bên câu cá. Trong lúc anh em và bạn bè đang câu thì có đám thanh niên gần kéo đến cầm gậy gộc đến (sau được biết là có một anh trong nhóm lúc đi mua ít đồ đã lời qua tiếng lại với một thanh niên khác trong nhóm kia). Hai bên cãi nhau một lúc thì xảy ra đánh nhau. Trong lúc đánh nhau, anh em có cầm một chai bia và đập trúng đầu một thanh niên bên kia dẫn đến chảy máu. Sau khi thấy thanh niên kia bị chảy máu đầu thì hai bên cũng ngừng đánh nhau, đám thanh niên kia rút về và đưa thanh niên kia đến viện. Hai ngày sau đó, có mấy người đến nhà em kêu là người nhà của thanh niên bị anh em đánh chảy máu đầu, họ bảo thanh niên kia đã đi giám định và thương tật là 12%, bắt gia đình em phải bồi thường 100 triệu nếu không sẽ kiện anh em ra tòa, bắt anh em đi tù. Số tiền 100 triệu quá lớn so với gia đình em nên gia đình em đang muốn thương lượng với bên kia để giảm số tiền xuống. Nếu không thể thương lượng được thì mọi người cho em hỏi, nếu bên kia kiện anh em ra tòa thì anh em có phải bị đi tù không ạ? Nếu có theo quy định ở đâu ạ? Mọi người giúp em với ạ!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: [email protected]

Đánh người gây thương tích là hành vi phạm tội bị Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung) 2017 cấm và sẽ bị khởi tố hình sự nếu gây ra thương tích trên 11%. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đánh gây thương tích dưới 11% vẫn sẽ bị khởi tố hình sự. Để khởi tố người gây thương tích, bị hại có thể đi giám định thương tật và nộp đơn tố cáo đánh người gây thương tích lên cơ quan có thẩm quyền. Bài viết sẽ tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này.

Thương tích 11 đi tù bao nhiêu năm?

Đánh người gây thương tích trên 11% có xử lý như thế nào

Mục lục

Cách xác định tỷ lệ phần trăm thương tích

Tổng tỷ lệ % tổn thương = T1 + T2 + T3 +…+ Tn; trong đó:

  • T1: Được xác định là tỷ lệ % TTCT của TTCT thứ nhất.
  • T2: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ hai. Tỷ lệ tổn thương cơ thể thứ hai được tính T2= (100 – T1) x tỷ lệ % TTCT thứ 2/100.
  • T3: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ ba. Tỷ lệ tổn thương cơ thể thứ ba được tính T3= (100 – T1 – T2) x tỷ lệ % TTCT thứ 3/100.
  • Tn: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ n. Tỷ lệ tổn thương cơ thể thứ n được tính Tn= {100 – T1 – T2 – T3 – … – T(n-1)} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 4 Thông tư 22/2019/TT-BYT

>>> Tham khảo thêm về: Giám định thương tích ở đâu

>>> Tham khảo thêm về: Đánh người gây thương tích bao nhiêu phần trăm trở lên thì bị truy cứu hình sự

Thương tích 11 đi tù bao nhiêu năm?

Căn cứ xác định tỷ lệ thương tích khi bị đánh

Mức xử phạt tội đánh người gây thương tích trên 11%

  • Tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% – 30%: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% – 60%: phạt tù từ 02 năm đến 06 năm.
  • Tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên: tùy vào mức độ nguy hiểm và tỷ lệ thương tổn cơ thể để áp dụng mức xử phạt tương ứng từ 07 năm – 20 năm hoặc tù chung thân.

Cơ sở pháp lý: Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Thủ tục tố cáo hành vi đánh người gây thương tích trên 11%

Hồ sơ cần chuẩn bị

Để tố cáo hành vi đánh người gây thương tích cần chuẩn bị đơn tố cáo bao gồm các nội dung sau:

  • Ngày, tháng, năm tố cáo.
  • Họ tên, địa chỉ của người tố cáo.
  • Cách thức liên hệ với người tố cáo.
  • Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo, người bị tố cáo.
  • Các thông tin khác có liên quan.
  • Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
  • Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo, họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.

Bên cạnh đơn tố cáo, cần chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm pháp luật.

Cơ sở pháp lý: Điều 23 Luật Tố cáo 2018

Trình tự thủ tục tố cáo

  1. Nộp đơn tố cáo lên cơ quan điều tra công an quận/huyện nơi xảy ra vụ việc.
  2. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, Cơ quan công an trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
  3. Trong trường hợp sự việc bị tố giác có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng.
  4. Nếu sau thời hạn hai tháng, Cơ quan công an không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì người tố cáo có thể làm đơn khiếu nại gửi Thủ trưởng Cơ quan công an đó để yêu cầu giải quyết để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Cơ sở pháp lý: điểm d khoản 1 Điều 36, Điều 147 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

Luật sư tư vấn, bảo vệ bị hại khi bị đánh thương tích trên 11%

  • Tư vấn luật hình sự về biện pháp xử lý hành vi cố ý gây thương tích.
  • Hỗ trợ thân chủ tìm bằng chứng, chứng cứ trong vụ án.
  • Tiến hành nghiên cứu hồ sơ, tổng hợp, xem xét và đánh giá chứng cứ.
  • Soạn đơn đề nghị khởi tố vụ án hình sự
  • Soạn thảo hồ sơ, văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi tố hình sự hành vi cố ý gây thương tích.
  • Hỗ trợ giải quyết công việc tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Đứng ra làm luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ tại Tòa án.

Thương tích 11 đi tù bao nhiêu năm?

Luật sư tư vấn, bảo vệ bị hại khi bị đánh thương tích trên 11%

Như vậy, bài viết trên đây của Luật L24H đã cung cấp những thông tin pháp lý xung quanh vấn đề đánh người gây thương tích trên 11%. Theo đó, khi đánh người gây thương tích từ 11% trở lên, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 06 tháng trở lên, thậm chí bị tù chung thân. Nếu còn vấn đề gì chưa rõ hay có nhu cầu cần sử dụng dịch vụ Luật sư hình sự tư vấn, bào chữa giải đáp xin vui lòng liên hệ qua Hotline 1900633716 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.