Tìm các từ Ngữ thuộc trường từ vựng chỉ về cơ thể con người

Trường từ vựng – Soạn bài Trường từ vựng. Khái niệm: Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét nghĩa chung.

KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Thế nào là trường từ vựng? – Ví dụ:

+ Các từ: thầy giáo, công nhânm nông dân, thầy thuốc, kỹ sư… đều có một nét nghĩa chung là: người nói chung xét về nghề nghiệp.

+ Các từ : đi, chạy, nhảy, bò, bơi, trườn… đều có một nét nghĩa chung là: hoạt động dời chỗ.

+ Các từ: thông minh, nhanh trí, sáng suốt… ngu đần, dốt, chậm… đều có chung nét nghĩa: tính chất trí tệu của con người.

– Khái niệm: Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét nghĩa chung.

2. Một số điểm lưu ý

– Tuỳ theo mức độ khái quát của ý nghĩa, một trường từ vựng có thể chia thành nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.

Ví dụ:

Trường từ vựng “Hoạt động của con người” bao gồm các trường nhỏ hơn:

+ Hoạt động của trí tuệ: nghĩ, suy nghĩ, ngẫm, nghiền ngẫm, phán đoán…

+ Hoạt động của các giác quan để cảm giác: nhìn, trông, ngó, ngửi, nếm, nghe, sờ…

+ Hoạt động dời chỗ: đi, chạy, nhảy, trườn, bò, bay…

+ Hoạt động thay đổi tư thế: đứng, ngồi, cúi, lom khom, ngửa, nghiêng, vắt (chân)…

– Các trường từ vựng nhỏ trong trường từ vựng lớn có thể thuộc về nhiều từ loại khác nhau.

Ví dụ:

+ Trường từ vựng “các bộ phận của tay”: cánh tay, bàn tay, ngón tay, móng tay, đốt tay… đều là danh từ.

+ Trường từ vựng chỉ “Hoạt động của tay”: vẫy, cầm, nắm, ném, ôm… đều là động từ.

– Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau:

Ví dụ:

+ Mắt

. Trường bộ phận của cơ thể: mắt, miệng, tay, chân, tai, mũi….

. Trường hoạt động: nhìn, ngó, trông, theo…

+ Chữ “sắc” trong các trường hợp sau thuộc về những trường từ vựng khác nhau:

. Dao mài rất sắc.

. Mắt sắc như dao.

. Chè nấu nhiều đường quá, ngọt sắc lên.

– Trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong văn chương, sử dụng cách chuyền từ vựng, thường nhằm mục đích tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ thông qua các phương thức: nhân hoà, so sánh, ẩn dụ…

Ví dụ:

Khăn thương nhớ ai.

Khăn rơi xuống đất.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn vắt lên vai.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn chùi nước mắt.

Đèn thương nhớ ai,

Mà đèn không tắt?

Mắt thương nhớ ai,

Mắt ngủ không yên!

Đêm qua, em những lo phiền

Lo vì một nỗi không yên mọi bề.

Quảng cáo

(Ca dao)

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

1. Hãy đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ dưới đây:

a. Cày, cuốc, thuổng, mai, bừa, đào, …

b. Dao, cưa, rìu, liềm, hái, …

c. Tủ, rương, hôm, vali, chạn, thúng, mủng, nong, nia, chai, lọ, vại, hũ, bình, …

d. Hiền, hiền lành, dữ, ác, độc ác, tốt bụng, rộng rãi, …

e. Buồn, vui, giận, căm phẫn, kích động, xao xuyến, …

Gợi ý:

a. Dụng cụ để xới đất.

b. Dụng cụ để chia cắt

c. Dụng cụ để chứa đựng.

d. Tính chất tâm lý.

e. Trạng thái nội tâm.

2. Các từ gạch chân trong đoạn văn sau, thuộc trường từ vựng nào?

Làng mạc bị tàn phá, nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về. Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng tám nước lên, tôi đi đánhgiậm, úp  cá,  đơm tép; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông.

(Nguyễn Khải)

Gợi ý:

Các từ gạch chân thuộc trường từ vựng: Hoạt động tác động đến một đối tượng khác ngoài chủ thể.

3. Từ “ướt” trong câu sau đây thuộc trường từ vựng nào?

Em thấy cơn mưa rào

Ướt tiếng cười cả bố

(Phan Thế Cải)

Gợi ý:

Từ “ướt” trong câu, thuộc trường từ vựng xúc giác, do phép chuyển nghĩa ẩn dụ.

 4. Các từ sau đây đều thuộc trường từ vựng “người”, hãy xếp chúng vào những trường từ vựng nhỏ hơn:

Đàn ông, trẻ em, nhi đồng, đàn bà, thầy giáo, nam, nữ, giáo viên, thiếu niên, thanh niên, công nhân, học sinh, cụ già, trung niên, thầy thuốc, bác sĩ, kỹ sư, giám đốc, lái xe,…

Gợi ý:

– Người nói chung xét về giới tính: đàn ông, đàn bà…

– Người nói chung xét về tuổi tác: trẻ em, nhi đồng, thanh niên…

– Người nói chung xét về nghề nghiệp: thầy thuốc, thầy giáo…

5. Tìm các từ thuộc trường từ vựng sau:

+ Hoạt động của con người tác động đến đối tượng.

+ Tính chất ngoại hình của cơ thể

+ Dụng cụ để nằm

Gợi ý:

+ Hoạt động của con người tác động đến đối tượng: đá, ném, quăng, lôi, kéo…

+ Tính chất ngoại hình của cơ thể: cao, thấp, béo…

+ Dụng cụ để nằm: giường, phản…

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2
3. Bài soạn số 3

I. THẾ NÀO LÀ TRƯỜNG TỪ VỰNG

Các từ “mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng” 🡺 Chỉ các bộ phận trên cơ thể con người

II. LUYỆN TẬP

Câu 1: Các từ: cô, mợ, thầy, mẹ, con, cháu, anh, em,…🡺 thuộc trường từ vựng “người ruột thịt”

Câu 2.

Câu 3: Trường từ vựng: thái độ, tình cảm

Câu 4.- Mũi, thơm, thính, điếc 🡪 Khứu giác

- Tai, nghe, rõ 🡪 Thính giác

Câu 5.

Câu 6: Các từ: “chiến trường, vũ khí, chiến sĩ” vốn thuộc trường từ vựng quân sự đã được tác giả Hồ Chí Minh chuyển sang trường từ vựng về nông nghiệp

Câu 7: Bóng đá là môn thể thao vô cùng quen thuộc với thế hệ thanh thiếu niên. Mỗi đội bóng bao gồm 11 người. Các thành viên trong đội đảm nhiệm các vị trí khác nhau như: thủ môn, hậu vệ, tiền vệ, trung vệ, tiền đạo,..Luật chơi của môn bóng đá yêu cầu các thành viên phối hợp với nhau để đưa bóng vào khung thành của đội bạn. Bóng được đưa vào khung thành của đội bạn càng nhiều đội đó sẽ chiến thắng.

-----------------------HẾT BÀI 1-------------------------

Ngoài Soạn bài Trường từ vựng, để học tốt Ngữ Văn 8 hơn các em cần tìm hiểu thêm các bài viết khác như Soạn bài Bố cục của văn bản cũng như Soạn bài Tức nước vỡ bờ nằm trong phần soạn bài SGK Ngữ Văn 8.
 

Soạn bài Trường từ vựng, ngắn 2

I. THẾ NÀO LÀ TRƯỜNG TỪ VỰNG

1. Các từ in đậm: "mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng" cùng là các bộ phận trên cơ thể con người.

II. LUYỆN TẬP

Câu 1: Các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt”
- Thầy, mẹ, cô, mợ, cậu, bác, chú, thím.

Câu 2: Tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ dưới đây:a. Lưới, nơm, câu, vó ⟶ dụng cụ đánh cá, bắt thủy sản.b. Tủ, rương, hòm, vali, chai lọ ⟶ đồ dùng để đựng trong gia đình (vật dụng).c. Đá, đạp, giẫm, xéo ⟶ động tác của chân (hành động).d. Buồn, vui, phấn khởi, sợ hãi ⟶ trạng thái tâm lý, tình cảm.e. Hiền lành, độc ác, cởi mở ⟶ tính cách người.

g. Bút máy, bút bi, phấn, bút chì ⟶ đồ dùng để viết.

Câu 3: Các từ in đậm "hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, thương yêu, kính mến, rắp tâm" thuộc trường từ vựng: thái độ của con người.

Câu 4:Khứu giác: Mũi, thính, điếc, thơm, rõ

Thính giác: nghe, tai, thính, điếc, rõ.

Câu 5: - Lưới:+ Trường đồ dùng bắt cá: vó, chài.+ Trường dụng cụ, máy móc: rào lưới sắt, túi lưới, mạng lưới điện…- Lạnh:+ Trường thời tiết: rét, buốt, cóng…+ Trường tình cảm: lạnh nhạt, giọng nói lạnh lùng, mặt lạnh như tiền..

+ Trường màu sắc: màu xám lạnh, màu xanh ngắt.

Câu 6: Tác giả đã chuyển trường từ vựng "quân sự" sang trường từ vựng "nông nghiệp".

Câu 7: Những ngày cuối năm học, quang cảnh sân trường trở nên rộn ràng và mới lạ. Hàng cây bằng lăng khoe sắc tím trong ánh nắng hè rộn rã. Cây phượng vĩ góc sân trường đã chớm nở những chùm hoa đỏ rực xen lẫn tiếng ve râm ran gọi hè. Trong lớp học, tiếng mở sách vở khe khẽ của những bạn học sinh đang tập trung ôn bài. Tiếng thầy cô giảng bài đầy nhiệt huyết vẫn vang vọng khắp các phòng học. Một bầu không khí rộn rang, khẩn trương, tất cả để chuẩn bị cho kì thi kết thúc năm học diễn ra thật tốt đẹp.

Soạn bài Trường từ vựng, ngắn 3

I. Thế nào là trường từ vựng

Câu 1 (trang 21 sgk Ngữ Văn 8 tập 1) - Các từ in đậm: mặt, mắt, đầu, gò má, đùi, đầu, cánh, tay để chỉ bộ phận cơ thể con người=> Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩaĐặc điểm của trường từ vựng- Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.- Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại

- Do hiện tượng từ nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau

II. Luyện tập

Bài 1 (trang 23 sgk Ngữ Văn 8 tập 1) Văn bản trong lòng mẹ của Nguyên Hồng, các từ thuộc trường từ vựng " người ruột thịt"

+ Thầy, mẹ, em , mợ, cô, cháu, mợ, em bé, anh, em, con, bà, họ, cậu

Bài 2 ( trang 23 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)a, Dụng cụ đánh bắt cá: lưới, nơm, vó, câub, Vật chứa, đựng: tủ, rương, hòm, va li, chai, lọc, Hoạt động của chân: đá, đạp, giẫm, xéod, Tâm trạng con người: buồn,vui, sợ hãi, phấn khởie, Tính cách con người: hiền lành, độc ác, cởi mở

g, Bút viết: bút máy, bút bi, phấn, bút chì.

Bài 3 (trang 23 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)Các từ in đậm thuộc trường từ vựng:

- Tình cảm, thái độ của con người: hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, thương yêu, kính mến, rắp tâm

Bài 4 (trang 32 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)Có thể sắp xếp các từ đó vào hai trường từ vựng

Bài 5 (trang 23 sgk Ngữ Văn 8 tập 1) - Từ " lưới" thuộc trường từ vựng:+ Trường "dụng cụ đánh bắt cá+ Trường " phương án bao vây bắt người": giăng lưới bắt tội phạm, lưới trời, lưới phục kích, lưới mật thám.- Từ "lạnh" thuộc trường từ vựng:+ Trường "nhiệt độ"+ Trường tính cách, thái độ+ Trường "màu sắc"- Từ "tấn công" thuộc trường:+ Trường "hành động bạo lực"

+ Trường từ vựng về " hoạt động thể thao"

Bài 6 (trang 23 sgk Ngữ Văn 8 tập 1) Các từ: chiến trường, vũ khí, chiến sĩ vốn thuộc trường từ vựng "quân sự" chuyển sang trường từ vựng về "nông nghiệp"

-> Nông nghiệp cũng là mặt trận. Thúc đẩy tinh thần hăng say lao động

Câu 7 (trang 24 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)Viết đoạn văn ngắn có 5 từ cùng trường từ vựng "trường học"

Thông qua bức thư của tổng thống Mỹ Lincoln gửi đến thầy hiệu trưởng ta càng hiểu thêm về tầm quan trọng của nhà trường, thầy cô đối với sự phát triển nhân cách và trí tuệ của đứa trẻ. Thầy cô phải để trẻ nhìn thấy thế giới diệu kỳ, tuyệt diệu của những cuốn sách nhưng cũng nên trao cho chúng thời gian lặng lẽ suy tư về những điều thú vị bí mật của cuộc sống. Dạy cho chúng biết cách sống thành thực với chính bản thân. Giúp trẻ biết cách tin vào chủ kiến của bản thân, đối xử hòa nhã với những người tốt và cương quyết với những người thô bạo. Trường học luôn là thế giới nhiệm màu gìn giữ và nâng tầm những giấc mơ của tuổi trẻ.

------------------------HẾT-------------------------------

Cô bé bán diêm là bài học nổi bật trong Bài 6 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 8, học sinh cần Soạn bài Cô bé bán diêm, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.

Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Soạn bài Chương trình địa phương, phần Văn, bài 14 để học tốt môn Ngữ Văn 8 hơn.

Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tới với phần Soạn bài Bài toán dân số để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 8 của mình.

Các em hãy cùng tham khảo soạn bài Trường từ vựng để hiểu được khái niệm cũng như cách xác định trường từ vựng cho những từ cùng trường nghĩa.

Soạn bài Sự phát triển của từ vựng Soạn bài Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Trường học Soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ về môi trường Soạn bài Tổng kết từ vựng (Tiếp theo) Soạn bài Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo) Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo), bài 12