Tổng giá trị vốn hóa là gì

Vốn hóa thị trường (Market Capitalization) là tổng giá trị hiện tại của các tất cả cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường của một doanh nghiệp. Hiểu nôm na, vốn hóa thị trường của một doanh nghiệp chính là tổng số tiền cần phải bỏ ra để mua lại một doanh nghiệp đó tính theo giá thị trường tại thời điểm mua.

Giá trị vốn hóa thị trường của một doanh nghiệp được xác định bằng:

Vốn hóa thị trường (đồng) = Số lượng cổ phiếu đang lưu hành (cổ phiếu) x thị giá một cổ phiếu (đồng/cổ phiếu)

Ví dụ: Số cổ phiếu đang lưu hành của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã chứng khoán: VNM) là 2.089.956.345 cổ phiếu. Thị giá chốt phiên 26/11 của cổ phiếu VNM là 88.300 đồng/cổ phiếu.

Do đó, vốn hóa thị trường của Vinamilk tại thời điểm 26/11/2021 là: 2.089.956.345 x 88.300 = 184.543.145.263.500 (đồng) ~ 184.543 (tỷ đồng)

Tổng giá trị vốn hóa là gì

Thông thường tại Việt Nam, dựa vào giá trị vốn hóa thị trường, các doanh nghiệp sẽ được chia thành 4 nhóm:

- Nhóm vốn hóa lớn (Largecap) có giá trị vốn hóa thị trường lớn hơn 10.000 tỷ đồng

- Nhóm vốn hóa vừa (Midcap) có giá trị vốn hóa thị trường từ 1.000 tỷ đồng đến 10.000 tỷ đồng

- Nhóm vốn hóa nhỏ (Smallcap) có giá trị vốn hóa thị trường từ 100 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng

- Nhóm vốn hóa siêu nhỏ (Microcap) có giá trị vốn hóa thị trường nhỏ hơn 100 tỷ đồng.

Ý nghĩa của vốn hóa thị trường

Vốn hóa thị trường là yếu tố rất quan trọng khi đánh giá một doanh nghiệp. Giá trị này sẽ vừa thể hiện được quy mô hoạt động (thông qua số lượng cổ phiếu lưu hành), vừa biểu hiện sự đánh giá của thị trường đối với doanh nghiệp về tiềm năng tăng trưởng, vị thế và uy tín trong ngành (thông qua thị giá cổ phiếu).

Ngoài ra, doanh nghiệp có giá trị vốn hóa thị trường lớn sẽ hạn chế một phần rủi ro thanh khoản của cổ phiếu đang lưu hành. Vốn hóa thị trường một doanh nghiệp thông thường sẽ tỷ lệ thuận với độ tin cậy, uy tín và tỷ lệ nghịch với mức độ rủi ro khi đầu tư vào doanh nghiệp đó. Từ đây, nhà đầu tư có thể lựa chọn các loại cổ phiếu của các doanh nghiệp có mức vốn hóa khác nhau nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư để phân tán rủi ro, tối ưu khoản lợi nhuận thu về.

Từ công thức, có thể thấy rõ vốn hóa thị trường phụ thuộc vào số lượng cổ phiếu đang lưu hành và thị giá của cổ phiếu. Trong đó, thị giá cổ phiếu chịu tác động bởi nhiều yếu tố không chỉ từ phía nội tại doanh nghiệp mà còn các vấn đề vĩ mô, lãi suất, lạm phát, sự kiện xã hội…; còn số lượng cổ phiếu đang lưu hành cũng sẽ có sự thay đổi theo thời gian tùy thuộc doanh nghiệp có phát hành thêm cổ phiếu mới hoặc mua vào cổ phiếu quỹ. Do vậy, vốn hóa thị trường sẽ có tính thời điểm, biến động tăng giảm liên tục chứ không cố định và phụ thuộc hoàn toàn vào giá trị thực sự của doanh nghiệp đó.

Top 30 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam (cập nhật đến 28/11/2021)

Thống kê dựa trên dữ liệu đóng cửa phiên 26/11 cho biết thị trường chứng khoán Việt Nam hiện có 60 doanh nghiệp có vốn hóa trên 1 tỷ USD. Trong đó, Vietcombank hiện có vốn hóa lớn nhất với gần 362.000 tỷ đồng, tương ứng 16 tỷ USD, xếp tiếp theo lần lượt là VinGroup (15,9 tỷ USD), VinHomes (15,9 tỷ USD), Hòa Phát (10,9 tỷ USD)…

Giá trị vốn hóa thị trường là gì? Giá trị vốn hóa thị trường với nhà đầu tư? Vai trò của vốn hóa thị trường?

Hiểu được giá trị của một công ty là điều khá quan trọng nhưng việc này thường rất khó để xác định một cách chính xác nhất. thông qua vốn hóa thị trường chúng ta có thể dễ dàng hơn trong việc ước tính giá trị của một công ty.

Mục lục bài viết

  • 1 1. Giá trị vốn hóa thị trường là gì?
  • 2 2. Giá trị vốn hóa thị trường với nhà đầu tư:
  • 3 3. Vai trò của vốn hóa thị trường:

1. Giá trị vốn hóa thị trường là gì?

Như chúng ta đã biết về vốn hóa thị trường đề cập đến giá trị của một công ty được xác định bởi thị trường chứng khoán. Nó được định nghĩa là tổng giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu đang lưu hành. Theo đó muốn tính vốn hóa thị trường của một công ty, chúng ta thực hiện theo công thức nhân số lượng cổ phiếu đang lưu hành với giá trị thị trường hiện tại của một cổ phiếu. Các công ty thường được phân chia theo vốn hóa thị trường, vốn hóa lớn (10 tỷ USD trở lên), vốn hóa trung bình (2 tỷ USD đến 10 tỷ USD) và vốn hóa nhỏ (300 triệu USD đến 2 tỷ USD).

Vốn hóa thị trường là một trong những đặc điểm quan trọng nhất giúp nhà đầu tư xác định lợi nhuận và rủi ro trong cổ phiếu, giúp nhà đầu tư lựa chọn cổ phiếu có thể đáp ứng tiêu chí của họ.

Giá trị vốn hóa thị trường trong tiếng Anh là Market capitalization hay Market Cap.

Như vậy ta hiểu về giá trị vốn hóa thị trường nó sẽ là công cụ hay có thể được xem là một thước đo qui mô của một doanh nghiệp, là tổng giá trị thị trường của doanh nghiệp, được xác định bằng số tiền bỏ ra để mua lại toàn bộ doanh nghiệp này trong điều kiện hiện tại.

Bên cạnh đó chúng ta thấy khi nói về giá trị vốn hóa thị trường là loại vốn sẽ đại diện cho sự đồng thuận của công chúng về giá trị của vốn chủ sở hữu của một công ty. Theo đó cụ  thể trong một công ty đại chúng, quyền sở hữu được tự do mua và bán thông qua mua, bán cổ phiếu, cung cấp một cơ chế thị trường (phát hiện giá), mà quyết định giá cổ phiếu của công ty. Từ đó ta thấy với giá trị vốn hóa thị trường sẽ gần sấp sỉ với giá thị trường của cổ phiếu nhân với số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành hiện nay.

Như vậy từ các thông tin như trên ta thấy với tốc độ tiến lên của giá trị vốn hoá thị trường là thước đo quan trọng, đánh giá thành công hay thất bại của một công ty niêm yết. Bên cạnh đó thì với giá trị vốn hóa thị trường còn có thể tăng giảm do nguyên nhân không liên quan gì đến kết quả hoạt động, ví dụ như việc mua lại một công ty khác, bán bớt một số bộ phận của tập đoàn, hay mua lại chính cổ phiếu công ty trên thị trường chứng khoán. Không những thế với giá trị vốn hóa thị trường sẽ biểu thị lên giá trị đối với giá cổ phiếu của một công ty, trong khi giá này có thể thay đổi theo kì vọng của các nhà đầu tư, vì vậy, chỉ số này không phản ánh hoàn toàn chính xác giá trị thực sự của công ty đó.

2. Giá trị vốn hóa thị trường với nhà đầu tư:

Công thức xác định

Giá trị vốn hoá thị trường = Giá thị trường của cổ phiếu x Số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành.

Ví dụ, một công ty có 10 triệu cổ phiếu được bán với giá 100 đô la mỗi cổ phiếu sẽ có mức vốn hóa thị trường là 1 tỉ đô la.

Xem thêm: Phương pháp vốn hóa trực tiếp là gì? Nội dung phương pháp?

Lưu ý:

– Như chúng ta thấy được ở giá trị vốn hóa này thì nếu tính giá trị vốn hoá thị trường người ta chỉ tính đến các cổ phiếu phổ thông không phải là tính cổ phiếu ưu đãi, vì chỉ có cổ phiếu phổ thông mới đem lại cho người sở hữu quyền tham gia điều hành doanh nghiệp.

– Với lí do như vậy cho nên chúng ta không nên nhầm lẫn giữa giá trị vốn hoá thị trường với tổng giá trị vốn cổ phần của doanh nghiệp vì trong tổng giá trị vốn cổ phần còn bao gồm các quyền mua cổ phiếu chưa thực hiện, cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu…

– Theo ta thấy được hiện nay với quy mô và tốc độ tăng của giá trị vốn hoá thị trường là thước đo vô cùng quan trọng để đánh giá thành công hay thất bại của một doanh nghiệp niêm yết công khai.

– bên cạnh đó với mức giá trị vốn hoá thị trường của một doanh nghiệp còn có thể tăng giảm do một số tác động cụ thể không liên quan gì đến kết quả hoạt động, ví dụ như việc mua lại một doanh nghiệp khác, bán bớt một số bộ phận của tập đoàn, hay mua lại chính cổ phiếu của mình trên thị trường chứng khoán.

Phân loại doanh nghiệp theo giá trị vốn hoá thị trường

Hiện nay như chúng ta đã biết thì chưa có một chuẩn mực nào cho việc phân loại doanh nghiệp theo giá trị vốn hoá thị trường nhưng căn cứ dựa theo các yếu tố ở mức độ tương đối có thể phân ra thành 6 nhóm cụ thể như sau:

– Công ty có vốn hóa siêu lớn (Mega Cap): trên 200 tỉ USD

Xem thêm: Công ty có vốn hóa trung bình là gì? Nội dung liên quan đến công ty

– Công ty có vốn hóa lớn (Big/Large Cap): 10 đến 200 tỉ USD

– Công ty có vốn hóa trung bình (Mid Cap): 2 đến 10 tỉ USD

– Công ty có vốn hóa nhỏ (Small Cap): 300 triệu đến 2 tỉ USD

– Công ty có vốn hóa rất nhỏ (Micro Cap): 50 triệu đến 300 triệu USD

– Công ty có vốn hóa siêu nhỏ (Nano Cap) : dưới 50 triệu USD

Những sai lầm thường gặp khi tìm hiểu về vốn hóa thị trường:

Theo các bước này ta thấy dường như với nguồn vốn hóa thị trường là giá trị thị trường của cổ phiếu đang lưu hành của một công ty, nhưng điều quan trọng là phải chỉ ra rằng nó không thực sự đo lường giá trị vốn chủ sở hữu của một công ty. Nó chỉ đơn giản là phản ánh tổng giá trị cổ phiếu của công ty đó.

Theo đó ta thấy số cổ phiếu thường được thị trường định giá cao hơn hoặc thấp hơn, có nghĩa là giá thị trường chỉ xác định mức độ mà thị trường sẵn sàng trả cho cổ phiếu của nó. Nhưng điều này không xác định số tiền mà công ty sẽ phải trả để có được trong một giao dịch sáp nhập, chẳng hạn. Một phương pháp tốt hơn nhiều để tính giá của việc mua lại hoàn toàn một doanh nghiệp là giá trị doanh nghiệp.

3. Vai trò của vốn hóa thị trường:

Hiện nay, với bản chất dễ biến động của các loại tiền kỹ thuật số, làm cho nhiều nhà đầu tư đau đầu dù cho có thông thái đến đâu. Và làm thế nào để những nhà đầu tư này có thể áp dụng các nguyên tắc kinh tế truyền thống vào lĩnh vực tiền điện tử, tuy có lợi nhuận cao nhưng lại rất khó dự đoán?

Và vốn hóa thị trường chính là một phần câu trả lời đơn giản cho câu hỏi trên. Dữ liệu được tham khảo từ hai nguồn chính là từ Coinmarketcap hoặc CoinGecko. Là 2 trang web chuyên thống kê về vốn hóa thị trường và một số chỉ số khác về các đồng coin và token. Sử dụng vốn hóa thị trường sẽ giúp cho việc dự đoán giá trị của một đồng tiền mã hóa mới trở nên thú vị hơn.

Nhưu vậy ta thấy với các chỉ số vốn hóa thị trường của các đồng coin có thể rất hữu ích, nhưng điều quan trọng là phải ghi nhớ vô số các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến thị trường kỹ thuật số. Đây vẫn là những ngày đầu tiên, và ngay cả những coin có giá trị vốn hóa cao nhất vẫn đang phải chịu sự dịch chuyển của cá mập trong hệ sinh thái.

Xem thêm: Công ty có vốn hóa rất nhỏ là gì? Nội dung liên quan đến công ty

Hiểu được giá trị của một công ty là một nhiệm vụ quan trọng. Đồng thời thường khó xác định một cách nhanh chóng và chính xác. Trong khi đó, vốn hóa thị trường là một phương pháp nhanh chóng và dễ dàng để ước tính giá trị của một công ty.

Việc sử dụng vốn hóa thị trường để thể hiện quy mô của một công ty rất quan trọng. Vì quy mô công ty là yếu tố cơ bản quyết định các đặc điểm khác nhau mà các nhà đầu tư quan tâm, bao gồm cả rủi ro.

Vốn hóa thị trường của một công ty lần đầu tiên được thiết lập thông qua phát hành lần đầu ra công chúng (IPO). Trước khi IPO, công ty muốn niêm yết cổ phiếu sẽ nhờ một ngân hàng đầu tư sử dụng các kỹ thuật định giá để xác định giá trị của công ty. Đồng thời xác định số lượng cổ phiếu sẽ được chào bán ra công chúng và ở mức giá nào.

Sau khi một công ty niêm yết cổ phiếu và bắt đầu giao dịch trên sàn giao dịch, giá của nó được xác định bởi cung và cầu đối với cổ phiếu của công ty đó trên thị trường. Nếu có nhu cầu cao đối với cổ phiếu của nó do các yếu tố thuận lợi, giá sẽ tăng. Nếu tiềm năng tăng trưởng trong tương lai của công ty có vẻ không tốt, những người bán cổ phiếu có thể làm giảm giá của nó. Sau đó, vốn hóa thị trường trở thành ước tính thời gian thực về giá trị của công ty.