Top 500 thương hiệu lớn nhất thế giới

Tháng 6 vừa qua là giai đoạn tệ nhất trong 7 tháng gần đây đối với các cổ phiếu công nghệ của Mỹ. Tuy nhiên, các công ty công nghệ vẫn nằm trong top dẫn đầu các thương hiệu lớn nhất thế giới.

Xếp hạng gần đây nhất từ Kantar Millward Brown (KMB) của WPP cho thấy những thương hiệu có giá trị nhất trên thế giới chủ yếu là các công ty công nghệ, và Mỹ là nước áp đảo bảng xếp hạng này.

Google lần thứ nhì liên tiếp là thương hiệu có giá trị nhất thế giới với giá 245,6 tỷ USD, tiếp theo là Apple với 234,7 tỷ USD và Microsoft đạt 143,2 tỷ USD. Amazon đã nhảy vọt lên vị trí thứ tư với giá trị tăng 41% lên 139,3 tỷ USD, trong khi Facebook giữ hạng 5 lần thứ nhì liên tiếp với 129,8 tỷ USD, còn AT&T giảm hai bậc xuống vị trí thứ 6 với giá trị 115,1 tỷ USD.

Tập đoàn Tencent Holdings đến từ Trung Quốc trở thành thương hiệu đầu tiên bên ngoài nước Mỹ lọt vào top 10 kể từ năm 2013, giành vị trí thứ 8 với 102,1 tỷ USD, ngay dưới thương hiệu thẻ Visa (trị giá 111 tỷ USD). IBM thế chỗ McDonald's ở vị trí thứ 9 với 102,1 tỷ USD, đẩy người khổng lồ ngành thức ăn nhanh xuống vị trí thứ 10 với 97,7 tỷ USD.

Khác hẳn với các cuộc điều tra khác, vốn đo lường giá trị thương hiệu dựa trên một tiêu chí duy nhất như giá trị vốn hóa thị trường, KMB sử dụng một nhóm chỉ số tổng hợpcho bảng xếp hạng này, bao gồm cả khả năng thuyết phục người tiêu dùng lựa chọn và trả mức giá cao hơn cho sản phẩm của công ty.

Năm 2017, tổng giá trị của 100 thương hiệu hàng đầu tăng 8% so với năm ngoái lên 3,6 nghìn tỷ USD, và giá cổ phiếu của các thương hiệu này đã tăng 124,9% trong khoảng thời gian từ tháng 4/2006 đến tháng 4/2017, vượt xa cả chỉ số S&P 500 và chỉ số MSCI World Index trong cùng thời kì, theo tính toán của KMB.

Top 500 thương hiệu lớn nhất thế giới

Tăng trưởng giá trị của danh sách BrandZ đã vượt hơn tăng trưởng của chí số S&P 500 và MSCI World Index. Ảnh: Bloomberg/Kantar Millward Brown.

Bảng xếp hạng này cũng là minh chứng cho sức mạnh mềm và ảnh hưởng kinh tế của nước Mỹ. Các thương hiệu của nước này đã chiếm 54 vị trí trong top 100, và chiếm 71% tổng giá trị.

Các công ty công nghệ, tính luôn cả các hãng viễn thông và công ty thương mại điện tử, gần như thống trị danh sách top 100 với 37 thương hiệu, chiếm 54% tổng giá trị danh sách. Trên thực tế, tổng giá trị của 2 thương hiệu Apple và Google là tương đương GDP của Thụy Điển. 7 cái tên mới được đưa vào danh sách năm nay cũng đều có liên quan đến công nghệ - YouTube, Hewlett Packard, Salesforce.com, Netflix, Snapchat , Xfinity và Sprint Corp.

Top 500 thương hiệu lớn nhất thế giới

Các công ty mới gia nhập danh sách. Ảnh: Market Watch/Kantar Millward Brown.

Ngoài ra cũng có một sự chuyển giao thế hệ đã diễn ra. Các thương hiệu hàng đầu có xu hướng là những công ty trẻ trung, với tuổi đời trung bình của top 10 doanh nghiệp dẫn đầu giảm xuống còn 42 năm, từ mức 88 trong năm 2006.

Chỉ có 3 thương hiệu đứng vững trước thử thách của thời gian, so với bảng xếp hạng năm 2006. Đây cũng là 3 công ty công nghệ: Microsoft, Google và IBM.

Top 500 thương hiệu lớn nhất thế giới

Danh sách 10 thương hiệu lớn nhất thế giới của năm 2006 và 2017. Ảnh: Market Watch/Kantar Millward Brown

Năm nay, “gã khổng lồ” thương mại điện tử Mỹ Amazon vẫn chiếm vị trí hàng đầu mặc dù mất 51 tỷ USD giá trị. Trong khi đó, Google được xếp hạng là thương hiệu có giá trị lớn thứ ba trên thế giới.

Top 500 thương hiệu lớn nhất thế giới

Ảnh minh họa: AFP

Kênh truyền hình RT đưa tin bảng xếp hạng Brand Finance Global 500 vừa công bố cho thấy tập đoàn Amazon đã lấy lại vị trí thương hiệu giá trị nhất thế giới mặc dù giảm 15% giá trị trong năm nay.

Theo định giá, mặc dù Amazon đã giành lại vị trí dẫn đầu nhưng giá trị thương hiệu của họ đã giảm hơn 50 tỷ USD trong năm nay, từ 350,3 tỷ USD xuống còn 299,3 tỷ USD.

Xếp hạng của Amazon đã giảm từ mức AAA+ xuống AAA, do người tiêu dùng đánh giá khắt khe hơn vào thời hậu đại dịch Covid-19.

Nghiên cứu trên cho thấy mức đánh giá về dịch vụ khách hàng của tập đoàn thương mại điện tử Mỹ này giảm xuống, khi thời gian giao hàng kéo dài hơn và người tiêu dùng ít có khả năng giới thiệu Amazon cho người khác hơn.

“Cùng lúc với việc kết thúc các biện pháp kiểm soát của đại dịch, mọi người đang quay trở lại mua sắm trực tiếp, làm giảm nhẹ nhu cầu bán lẻ trực tuyến”, báo cáo cho biết.

Tập đoàn công nghệ Apple của Mỹ tụt xuống vị trí thứ hai, với giá trị thương hiệu giảm 16% từ 355,1 tỷ USD xuống còn 297,9 tỷ USD.

Theo Brand Finance, nguyên nhân sụt giảm năm nay của Apple là do dự báo doanh thu thấp hơn, khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn và thị trường lao động hạn chế sẽ thu hẹp nguồn cung các sản phẩm của hãng này.

Tuy nhiên, Apple vẫn là công ty có giá trị lớn nhất thế giới về vốn hóa thị trường, tính đến ngày 18/1 là 2,163 nghìn tỷ USD, trong khi Amazon có vốn hóa thị trường là 979,8 tỷ USD.

Google được xếp hạng là thương hiệu có giá trị lớn thứ ba trên thế giới với giá trị tăng 7% lên 281,4 tỷ USD.

Một số thương hiệu có giá trị lớn khác phải kể đến nhà sản xuất ô tô điện Tesla, có giá trị tăng 44% lên 66,2 tỷ USD, và BYD có giá trị thương hiệu tăng 57% lên 10,1 tỷ USD, trong bối cảnh nhu cầu về ô tô điện tăng lên trên toàn cầu.

Trong số những công ty bị giảm giá trị thương hiệu nhiều nhất có Samsung, với mức giảm 7% xuống còn 99,7 tỷ USD; Alibaba với mức giảm 56% xuống còn 10 tỷ USD và Facebook, giảm 42% xuống còn 59 tỷ USD.