Tum trong xây dựng là gì

Tầng tum là gì? Với các dự án bất động sản xây dựng nhà phố, biệt thự, villa thường có thêm khái niệm tầng tum. Vậy ý nghĩa của tầng lầu này là gì và quy định cụ thể về chiều cao của các tầng ra sao? Cùng tham khảo câu trả lời chi tiết qua bài viết nhé.

Tầng tum là gì?

Khái niệm tầng tum không quá xa lạ đối với dân trong nghề xây dựng nhưng với người ngoài đôi khi sẽ cảm thấy khó hiểu vì ít tiếp xúc. Tầng tum theo tiếng Anh là Attic và được định nghĩa là không gian hoặc phòng trên cùng của một ngôi nhà, ở dưới mái nhà và thường được sử dụng để lưu trữ đồ đạc.

Tìm hiểu tầng tum tại dự án Summerland

Tum trong xây dựng là gì
Tầng nhỏ được thiết kế che chắn cầu thang được gọi là tầng tum

Hiện nay người ta thường biến tấu phần này kết hợp với sân phơi, sân thượng để phơi đồ hoặc trồng cây cảnh, rau xanh tiện lợi. Tầng tum có thể được sử dụng như nhà kho đựng đồ hoặc làm phòng ngủ, phòng thờ…đều được.

Tùy vào vị trí thiết kế của cầu thang trong nhà để xác định vị trí cụ thể của tầng tum là ở giữa, ở một bên hay hướng về phía mặt tiền ngôi nhà. Và theo thiết kế thì kích thước của tầng tum thường nhỏ hơn các tầng còn lại.

Vai trò của tầng tum là gì?

Tìm hiểu về vai trò của tầng tum trong ngôi nhà mọi người sẽ phải ngạc nhiên trước những công năng tuyệt vời như:

Tum trong xây dựng là gì
Tầng tum có nhiều vai trò – chức năng mang lại tiện ích khi sử dụng
  • Trước hết là công dụng che chắn cho cầu thang các tầng trong nhà.
  • Ngoài ra, tầng này còn được biết đến là có tác dụng chống nóng cho ngôi nhà. Nếu công trình chỉ lợp mái bình thường hay đổ bê tông mái bằng rất dễ ảnh hưởng từ nhiệt độ cao.
  • Tạo thêm không gian sử dụng cho căn nhà, đặc biệt có lợi với những công trình có diện tích nhỏ hẹp và phải xây dựng theo kiểu nhà ống, nhà phố,
  • Tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với việc xây hẳn một tầng lầu mới ở trên cùng.
  • Tận dụng không gian để làm phòng ngủ, phòng thờ tự, nhà kho hay các loại phòng khác.
  • Cản mứ gió, nắng nóng cho không gian bên dưới đặc biệt là cầu thang đi lên tầng thượng.
  • Cũng là cách hay để tránh đi con số không may mắn trong phong thủy khi xây dựng nhà ở với số tầng không ưng ý.
  • Tạo nên diện mạo khác biệt cho các công trình nhà ở.

Đó là lý do tại sao ngày càng nhiều công trình thích áp dụng tầng tum hơn. Trước đây, loại tầng lầu này chỉ áp dụng ở kiểu nhà nông thôn, nhà quê. Giờ đây, nhà phố hay biệt thự hiện đại cũng thiết kế tầng tum không ít.

Xem thêm >> Đô thị thông minh là gì?

Tầng tum có được xem là một tầng lầu không?

Với những thông tin trên mọi người đã biết tầng tum là gì và chức năng rồi. Vậy theo quy định trong ngành xây dựng thì tầng tum có được tính là một tầng? Câu trả lời là không, vì theo công văm số 68/BXD-HĐXD ngày 18/5/2017 Bộ Xây dựng đã nêu rõ những điều sau:

  • Xây dựng tầng tum thì mái tum có diện tích không được vượt quá 30% diện tích của sàn mái.
  • Chức năng của tầng tum có thể làm tum thang.
  • Theo kỹ thuật không tính tầng tum vào số tầng nhà công trình.
Tum trong xây dựng là gì
Tầng tum được quy định rõ ràng về quy cách thiết kế, chiều cao và diện tích mái

Vậy nên theo đúng quy định thì không gian được gọi là tầng tum khi có diện tích mái không vượt quá 30% diện tích sàn mái. Ví dụ cụ thể dễ hiểu như sau:

Diện tích của sàn mái là 100m2, thì tầng tum đúng quy định sẽ có diện tích nhỏ hơn 100 x 30% = 30m2. Nếu diện tích tầng tum lớn hơn 30m2 sẽ được tính là một tầng chính thức trong công trình. Mọi người cần lưu ý kỹ điều này khi xin cấp giấy phép xây dựng nhé.

Quy định về cách thiết kế và chiều cao của tầng tum là gì?

Ngoài yêu cầu về diện tích tầng tum thì còn có những yêu cầu nào khác nữa không? Cùng tìm hiểu về quy cách thiết kế cùng chiều cao của tầng tum nhé.

Tum trong xây dựng là gì
Lưu ý để xây dựng tầng tum đúng với quy định của Bộ Xây dựng

Thông tư 07/2019 của Bộ Xây dựng đã nêu rõ về quy cách thiết kế, chiều cao, diện tích của tầng tum trong các công trình. Các quy định đó chính là:

  • Về kiểu thiết kế: lắp mái che cho thang bộ, thang máy, hay khu vực kỹ thuật nhà ở.
  • Diện tích mái tum không cao hơn 30% diện tích mái sàn của công trình.
  • Chiều cao tầng tum không được vượt quá 3m.

Nếu tầng tum được thiết kế vượt quá các tiêu chí trên sẽ được tính như một tầng lầu cơ bản. Để xây dựng tầng tum đẹp – đúng quy định mọi người cũng nên lưu ý vài điều quan trọng như: hướng đến sự đơn giản tối đa, tận dụng ánh sáng tự nhiên, thiết kế cửa sổ hoặc cửa thông thoáng không gian…

Lời kết

Bài viết đã giải đáp rõ tầng tum là gì và các thông tin liên quan rồi. Với những ai có nhu cầu tư vấn về các dự án bất động sản hot tại TPHCM hãy liên hệ đến Hưng Lộc Phát nhé. Một trong những dự án chất lượng công ty trực tiếp đầu tư chính là The Peak Garden quận 7 với các loại hình sản phẩm chính là căn hộ cao cấp, officetel, shophouse, biệt thự, nhà phố liền kề. Mỗi công trình đều được lên kế hoạch thiết kế độc đáo, tiện nghi, đúng quy định xây dựng. Vậy hãy liên hệ thêm để được giải đáp mọi thắc mắc nhé.

Nhà 1 tầng 1 tum là gì?

Tầng tum là tầng cuối cùng của ngôi nhà. Tum tức một từ dùng để diễn tả phần che chắn của cầu thang, tức là 1 phần tầng trên cùng của ngôi nhà, ở phần này thì chúng ta thường hay kết hợp thêm 1 phòng ngủ. Cái này chúng ta thấy phổ biến ở các ngôi nhà bằng xây dựng tại quê.

Tại sao gọi là tầng tum?

Tầng tum là tầng trên cùng của ngôi nhà. Cái tên “tum tên gọi chỉ 1 phần hạng mục của kiến trúc nhà ở, có công dụng giúp che chắn đi cầu thang. Ở tầng này, bạn có thể tận dụng để làm bất kỳ loại phòng nào chẳng hạn như phòng thờ cúng, phòng ngủ, hay phòng chứa đồ đạc đều được.

Tầng tum thường cao bao nhiêu?

Chiều cao tầng tum sẽ cao từ 2m – 3m. Đối với khu vực bị khống chế chiều cao tầng và nằm trong hẻm nhỏ và có diện tích dưới 35m2 chiều cao tum chỉ 2m. Thông thường tầng tum sẽ cao 3m chưa tính chiều cao của mái.

Xây nhà 2 tầng 1 tum hết bao nhiêu tiền?

Theo khảo sát, xây nhà 2 tầng 1 tum có giá thi công trọn gói dao động từ 4.500.000 đến 6.500.000đ/m2 tùy vào nơi ở, giá nhân công và nguyên liệu. Vật tư trung bình khoảng 4.500.000 – 5.000.000đ/m2, vật tư khá từ 5.500.000 – 6.000.000đ/m2, vật tư tốt 6.000.000 – 6.500.000đ/m2.