Tỷ lệ thu đổi với tiền tài chính là bao nhiêu

“Chi xài bao nhiêu là sáng suốt? Dành dụm bao nhiêu thì đủ?” là câu hỏi muôn thuở của những ai quan tâm đến quản lý tài chính cá nhân. Và nếu không thể tìm được câu trả lời, hầu hết chúng ta sẽ hành động theo cảm tính để rồi khi hữu sự lại phải chạy đôn chạy đáo lo tiền bạc.

Chính vì thế Prudential sẽ giới thiệu đến bạn 4 phương pháp ước lượng đơn giản sau đây để giúp bạn tính toán và lên kế hoạch chi tiêu, dành dụm một cách hiệu quả và dễ dàng.

Kiểm soát chi tiêu luôn là vấn đề đau đầu của nhiều người, nhất là trong thời đại ngày nay khi việc thanh toán vô cùng dễ dàng nhờ sự có mặt của các loại thẻ, Internet và các thiết bị điện tử thông minh. Những “cơn shopping” bất chợt trên các trang mua sắm online hay những buổi tụ họp bạn bè quá chén đều có thể khiến bạn lâm vào tình trạng “vung tay quá trán”.

Theo các chuyên gia tài chính, dù mỗi người có nhu cầu chi tiêu khác nhau nhưng nên theo một quy tắc 50-20-30. Đây là tỷ lệ của 3 khoản tiền chia ra từ thu nhập cuối cùng sau thuế của cá nhân/gia đình. Trong đó:

  • Khoản tiền 50% sẽ dành cho các chi phí sinh hoạt thiết yếu của bạn và gia đình như tiền thuê nhà, điện nước, thực phẩm, đi lại, nhu yếu phẩm…
  • Khoản tiền 20% dùng để tiết kiệm, đầu tư tích luỹ cho các mục tiêu tài chính dài hạn như mua nhà, hưu trí, tiền ăn học cho con…
  • Khoản tiền 30% dành để chi tiêu cho những nhu cầu về giải trí, sở thích như xem phim, du lịch, mua sắm điện thoại mới.

Để tránh việc chi tiêu nhập nhằng giữa 3 khoản tiền trên, hãy chắc rằng bạn để chúng ở những nơi khác nhau. Khoản tiền 20% nên được bỏ vào tài khoản tiết kiệm trong ngân hàng của bạn hoặc đóng tiền bảo hiểm ngay khi bạn nhận được lương của tháng đó. Khoản tiền 50% và 30% nên được chia ra làm 2 tài khoản khác nhau với 2 thẻ ATM khác nhau để tránh việc các chi phí tiện nghi thâm lạm sang các chi phí thiết yếu cho cuộc sống.

Không phải ai trong chúng ta cũng may mắn có đủ tiền để mua nhà. Vì thế, một trong những giải pháp tài chính hiện nay được nhiều người sử dụng để có được chỗ ở là vay ngân hàng. Nếu bạn có cùng ý định, hãy nhớ rằng một tiêu chí quan trọng mà các ngân hàng áp dụng để đánh giá hồ sơ vay của bạn là tỷ lệ nợ trên thu nhập không vượt quá 28%, nghĩa là tiền trả nợ vay hàng tháng phải thấp hơn 28% thu nhập. Nếu không đạt được tỷ lệ này, nhiều nguy cơ bạn sẽ bị từ chối cho vay hoặc phải trả lãi suất cao hơn.

Để không gặp khó khăn trong việc đi vay, bạn nên cân nhắc lựa chọn nhà có mức giá phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng nên tích luỹ một khoản trả trước để không phải vay quá nhiều và có nguy cơ không trả được nợ.

Bảo hiểm nhân thọ là một trong những biện pháp thiết yếu giúp bảo vệ tài chính cho gia đình bạn trong trường hợp trụ cột là bạn gặp rủi ro trong cuộc sống, không thể tiếp tục tạo ra thu nhập.

Vậy chi bao nhiêu tiền cho bảo hiểm nhân thọ là phù hợp? Một trong những cơ sở quan trọng để bạn xác định mức phí bảo hiểm cho mình và gia đình là số tiền bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm chính là số tiền sẽ được các doanh nghiệp chi trả trong trường hợp người được bảo hiểm gặp những rủi ro như trong hợp đồng quy định. Theo nhiều chuyên gia, số tiền bảo hiểm này cần ở tối thiểu bằng 10 lần thu nhập năm của gia đình bạn. Ví dụ, nếu thu nhập hàng tháng hiện tại của gia đình là 20 triệu đồng, thì thu nhập năm của gia đình sẽ ở mức 240 triệu đồng. Từ đó, bạn nên duy trì hợp đồng bảo hiểm của mình với số tiền bảo hiểm từ 2,4 tỷ đồng trở lên.

Tỷ lệ thu đổi với tiền tài chính là bao nhiêu

Số tiền bảo hiểm này cũng có thể thay đổi tuỳ theo tình trạng tài chính hiện tại của bạn (nợ phải trả hay tài sản hiện có) và mục tiêu tài chính của bạn trong tương lai (cho con đi du học, đầu tư bất động sản, kế hoạch hưu trí…). Hãy tham khảo công cụ phân tích nhu cầu bảo hiểm tại đây để có thể tính được số tiền bảo hiểm phù hợp với bạn.

Một điều cần lưu ý là bảo hiểm nhân thọ là một sản phẩm rất “cá nhân”, và mức phí bảo hiểm của bạn sẽ không phải là một con số xác định. Ngoài số tiền bảo hiểm mong muốn thì mức phí bảo hiểm sẽ còn thay đổi tuỳ độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tình trạng sức khoẻ của bản thân… Bạn nên đến các văn phòng bảo hiểm nhân thọ hoặc liên hệ nhân viên tư vấn để có thể được tư vấn kỹ hơn về hợp đồng bảo hiểm của mình.

Về hưu là một cột mốc khá xa xôi đối với đa số chúng ta nên việc ước lượng nhu cầu tài chính sau khi về hưu để có thể chuẩn bị chu đáo là một việc gần như không thể.

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của Trung Tâm Nghiên Cứu Hưu Trí thuộc Đại Học Boston cho thấy tuỳ theo mức thu nhập, bạn sẽ cần 67-80% thu nhập hiện tại để có thể sống thoải mái khi nghỉ hưu.

Tỷ lệ thu đổi với tiền tài chính là bao nhiêu

Trong đó, những người có thu nhập trung bình sẽ cần khoảng 71% và để đạt được mức này, bạn sẽ phải tiết kiệm 15% thu nhập hàng năm, bắt đầu ở độ tuổi 25 và kết thúc ở độ tuổi 60. Khoản dành dụm này có thể tăng giảm tuỳ theo độ tuổi bạn bắt đầu tiết kiệm. Ví dụ, nếu khởi động kế hoạch tiết kiệm ở độ tuổi 40, bạn sẽ phải cần dành riêng một khoản tương đương 30% thu nhập hàng năm cho quỹ hưu trí

Dù đã được chứng minh hiệu quả bởi các chuyên gia và nghiên cứu khoa học, nhưng những quy tắc kinh nghiệm trên đây không phải là bất di bất dịch. Tuỳ theo,hoàn cảnh và nhu cầu bản thân, bạn có thể điều chỉnh chúng cho phù hợp. Chúc bạn có được kế hoạch quản lý tài chính cá nhân luôn hiệu quả và sáng suốt nhé!

Tuần báo Nature Human Behavior từng thực hiện một cuộc nghiên cứu với hơn 1,7 triệu người tại 164 quốc gia tham gia. Kết quả cho thấy, mức độ hạnh phúc của con người thường tỷ lệ với số tiền người đó kiếm được; qua đó đưa ra kết luận rằng con người sẽ hạnh phúc nhất khi kiếm được từ 60.000 đến 75.000 đô la/ năm.

Cuộc sống hiện đại đòi hỏi con người có nhiều tiền để có thể đáp ứng những nhu cầu cá nhân. Mong muốn tự do làm công việc yêu thích mà không quá quan tâm đến thu nhập trở thành nhu cầu của không ít người trong xã hội. Khái niệm Tự do tài chính cũng từ đó được nhiều người theo đuổi.

Có bao nhiêu tiền thì bạn có tự do tài chính?

Tự do tài chính là trạng thái mà con người có đủ tiền để trang trải cuộc sống hay đưa ra những quyết định và lựa chọn mà không phải đắn đo đến tác động về mặt tài chính. Tự do tài chính không phụ thuộc vào thời gian, độ tuổi hay trí thông minh của bạn. Tự do tài chính phụ thuộc vào năng lực làm chủ và kiểm soát sức khỏe tài chính của bạn. Theo một cách hiểu khác, tự do tài chính là trạng thái khi bạn thoát khỏi nỗi lo lắng về tiền bạc.

Hình dung thế này, khi bạn có số tiền gấp 25 lần chi phí sinh hoạt hàng năm tối thiểu của mình (cách tính này tương tự cho hộ gia đình) thì bạn được coi là người có tự do tài chính. Ví dụ, bạn cần chi tiêu 20 triệu mỗi tháng thì một năm bạn cần 240 triệu. Vậy bạn cần ít nhất 6 tỷ để cơ bản đạt được tự do tài chính.

Con số 25 lần thu nhập bắt nguồn từ quy luật 4% trong một nghiên cứu năm 1998 của 3 giáo sư đại học Trinity Texas. Trong đó các giáo sư phân tích danh mục đầu tư của nhiều người trong khoảng thời gian 1926 đến 1995. Kết quả cho thấy, với đại đa số các trường hợp, nếu mỗi năm rút 4% số tiền ban đầu thì đủ (hoặc dư) để sống thêm 30 năm. Nghiên cứu chỉ ra rằng trong thời gian từ năm 1926 đến năm 1995, trung bình lợi nhuận từ cổ phiếu và trái phiếu ở Mỹ đạt con số 10%. Trừ đi lạm phát trung bình khoảng 3%/năm thì 4% là số tiền an toàn có thể rút ra mà vẫn đảm bảo số tiền gốc.

Trên thực tế, con đường dẫn đến Tự do tài chính không hề dễ dàng. Mỗi người có một cuộc đời khác nhau, con đường đến tự do tài chính vì thế cũng khác nhau.

Các cấp độ của Tự do tài chính – Bạn đang ở đâu?

Tỷ lệ thu đổi với tiền tài chính là bao nhiêu

Cấp độ 1: Có tài khoản dự phòng

- Khi bạn đủ tiền để chi trả cho những trường hợp khẩn cấp trong ít nhất 3 đến 6 tháng. Tiền lương được nhận hàng tháng sẽ không còn là vấn đề không thể chậm trễ nữa.

- Một bất ngờ là ngay cả những người giàu có hay tầng lớp trung lưu vẫn phải sống trông chờ vào khoản thu nhập hàng tháng.

Cấp độ 2: Đủ tiền cho những kì nghỉ

- Đôi khi bạn muốn có một kỳ nghỉ bất ngờ cùng người thân. Cấp độ 2 của tự do tài chính cho phép bạn có thể tạm thời rời khỏi công việc trong thời gian ngắn và vẫn có đủ chi phí cho những chuyến du lịch. (Tất nhiên chi phí này nằm ngoài khoản tiết kiệm dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp)

Cấp độ 3: Hạnh phúc với tiền bạc

- Bạn đạt đến cấp độ này khi đã thoải mái với các khoản chi tiêu cho nhu cầu hàng tháng sau khi đã bỏ ra khoản tiền cần thiết để tiết kiệm.

Cấp độ 4: Tự do trong lựa chọn

- Đó là khi bạn có đủ tiềm lực về tài chính để rời bỏ công việc làm công. Bạn có thể dành thời gian cho sở thích mà không cần suy nghĩ đến mức lương.

- Đây cũng là cấp độ mà nhiều người mong muốn. Khi có thể tự do theo đuổi đam mê hoặc chăm sóc gia đình mà không phải đắn đo nhiều về thu nhập.

Cấp độ 5: Sẵn sàng để nghỉ hưu

- Bạn có khoản tiền tiết kiệm đủ nhiều để trích ra một con số cố định hàng tháng đến hết đời. Tuy nhiên số tiền này đủ để chi trả cho những nhu cầu cơ bản và bạn phải cắt giảm một số nhu cầu và chi tiêu vô cùng kỉ luật.

- Nhiều bạn trẻ trên khắp thế giới đang hướng đến cấp độ này trong phong trào F.I.R.E (Độc lập tài chính, nghỉ hưu sớm). Nguyên tắc của phong trào này là tiết kiệm tối đa 50- 75% thu nhập của bạn để tích lũy tài sản từ đó tạo ra các nguồn thu nhập thụ động để chi trả cho các chi phí hưu trí.

Cấp độ 6: Sẵn sàng cho một kì nghỉ hưu tốt

- Là khi bạn có đủ tiền hoặc dòng thu nhập thụ động cố định dư dả so với phí sinh hoạt hàng tháng mà bạn cần.

Cấp độ 7: Đủ đầy cho cuộc sống trong mơ

- Đó là khi khoản tiền thụ động đủ để bạn đi du lịch nước ngoài và tận hưởng cuộc sống với bạn bè.

Cấp độ 8:  Có nhiều hơn số tiền mà bạn có thể chi tiêu

- Đó là khi của cải sẽ sống lâu hơn chính bạn. Bạn không thể tiêu hết số tiền mình có trong suốt cuộc đời.

Ở Việt Nam, tự do tài chính đang là từ khoá nóng trong cộng đồng giới trẻ. Được coi là chương trình đầu tiên và gần gũi nhất với giới trẻ về vấn đề quản lý tài chính cá nhân, "Tự do Tài chính" – chuỗi talkshow định kỳ hàng tuần của Đài Truyền hình Việt Nam, phát sóng trên mạng xã hội, sẽ là nơi để những vị Guru, cách gọi những chuyên gia tài chính hàng đầu Việt Nam, chia sẻ và dẫn dắt để giới trẻ từng bước hiểu hơn những con đường làm giàu cho bản thân, giảm thiểu những rủi ro, vấp ngã trong quản lý tài chính, dần dần tận hưởng sự tự do tài chính.

Tỷ lệ thu đổi với tiền tài chính là bao nhiêu

Host chương trình Dương Ngọc Trinh

Tỷ lệ thu đổi với tiền tài chính là bao nhiêu

Những vị khách mời uy tín xuất hiện trong số đầu tiên

Chương trình phát livestream 20h, thứ Sáu hàng tuần trên Fanpage Trung tâm tin tức VTV24, bắt đầu từ ngày 10/12 với 2 vị Guru "khủng" trong giới tài chính – những người đầu tiên góp sức tạo nên thị trường chứng khoán và phát triển khối doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam:

- Ông Trần Thanh Tân – Founder và Phó Chủ tịch Dragon Capital Việt Nam (DCVFM), công ty quản lý quỹ có lịch sử hoạt động lâu đời và tổng tài sản quản lý lớn nhất trên thị trường vốn Việt Nam.. Ông cũng từng là CEO của VFM, công ty quản lý quỹ nội địa đầu tiên của VN, là chứng nhân lịch sử trực tiếp tham gia vào những giai đoạn thăng trầm của đất nước thời kỳ mới mở cửa, cởi trói năng lực sản xuất, phát triển doanh nghiệp tư nhân và khởi đầu thị trường chứng khoán Việt Nam.

- Bà Nguyễn Thị Mai Thanh – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh REE, công ty Việt Nam đầu tiên cổ phần hóa và niêm yết trên thị trường chứng khoán, đầu tiên phát hành trái phiếu chuyển đổi và là người phụ nữ 2 lần được Forbes được Tạp chí Forbes vinh danh trong Top 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á.

T.D.V