Vai trò của việc xây dựng thương hiệu cá nhân

Theo Ông Nguyễn Đức Sơn – Chủ tịch sáng lập Học viện Thương hiệu Plato, thương hiệu cá nhân rất quan trọng nhưng nó không thể đứng trên thương hiệu công ty.

* Các doanh nghiệp lớn hầu như đều gắn với dấu ấn cá nhân. Theo ông, vì sao thương hiệu công ty cần đứng trên thương hiệu cá nhân?

Người Nga nói rằng đón tiếp dựa vào quần áo, tiễn đưa dựa vào trí tuệ. Hình thức luôn rất quan trọng lúc ban đầu. Thương hiệu cá nhân có thể ví như của “quần áo” của doanh nghiệp. Còn điều níu giữ khách hàng quay lại lần sau lại phụ thuộc vào chất lượng của “trí tuệ”. Lúc này, uy tín chuyên môn của thương hiệu cá nhân cũng quan trọng nhưng nó chỉ là một trong số nhiều mắt xích để thu hút khách hàng. Chất lượng dịch vụ của đội ngũ nhân viên, chất lượng sản phẩm, hệ thống đồng bộ về quản lý và chăm sóc khách hàng mới là điều người tiêu dùng quan tâm. Nếu không có sự tương thích của thương hiệu cá nhân với các yếu tố còn lại khác, doanh nghiệp rất khó tiến xa. Trong một giai đoạn nào đó, thương hiệu cá nhân có thể là chất xúc tác để xây dựng thương hiệu công ty nhưng về lâu dài, thương hiệu công ty mới là cái đích cuối cùng của doanh nghiệp.

Ai hay xem bóng đá sẽ hiểu hàm ý của cụm từ chiến lược hiệp hai. Một huấn luyện viên lỗi lạc thường điều chỉnh chiến lược, chiến thuật ở hai hiệp đấu khác nhau; tuỳ vào diễn biến trận đấu và phản ứng của đối thủ để có đối sách thích hợp. Chẳng hạn, với huấn luyện viên người Bồ Đào Nha Jose Mourinho, việc ông ta rút siêu sao Ronaldo ra khỏi trận đấu là bình thường. Chiến thắng của đội bóng (thương hiệu công ty) quan trọng hơn nhiều việc làm hài lòng một ngôi sao (thương hiệu cá nhân).

* Vậy uy tín của thương hiệu cá nhân nên được sử dụng như thế nào cho hợp lý?

Lộ trình của một start-up chia ra nhiều giai đoạn. Giai đoạn ra mắt được xem là hiệp một. Lúc này cần yếu tố “wow-factor” để gây chú ý và nhận biết thương hiệu. Giai đoạn này, uy tín của thương hiệu cá nhân rất quan trọng. Xuất hiện thường xuyên, gây ảnh hưởng các sự kiện đông người liên tục là điều cần thiết. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng “hiệp hai” cần có chiến lược khác; phát huy ảnh hưởng của hiệp một và chuẩn bị cho hiệp phụ tiếp theo.

* So với các trường đào tạo về thương hiệu và marketing khác, Học viện Thương hiệu Plato có những giá trị khác biệt nào?

Khác biệt lớn nhất nằm ở giảng viên. Điều này đã được chính những học viên là những doanh nhân, marketers rất giỏi từng tham dự các khoá học trước đây thừa nhận. Họ đều là những người hiểu biết sâu sắc về kinh doanh và va chạm nhiều thực tế, vì vậy, họ đến với học viện không phải để đi học như sinh viên mà cần được “huấn luyện” bởi những giảng viên hiểu sâu về học thuật và cũng va chạm thực tế kinh doanh rất nhiều.

* Ông có thể giải thích thêm về triết lý “huấn luyện”?

Nói huấn luyện thì dễ, làm cho tới thì rất khó. Mục tiêu của huấn luyện không những giúp học viên hiểu được, làm được, ứng dụng được trong thực tế kinh doanh của họ mà còn phải xây dựng thương hiệu cho nhiều doanh nghiệp. Theo tôi, khó nhất là trang bị cho học viên cách suy nghĩ và tư duy đúng về xây dựng thương hiệu. Những học viên đã trải qua huấn luyện và ra “chiến trường” mới thấm thía được ý nghĩa của 2 từ này.

* Học viện Plato phụ thuộc như thế nào vào uy tín thương hiệu cá nhân là các giảng viên?

Trong giáo dục, uy tín, chuyên môn của người thầy rất quan trọng và Học viện Thương hiệu Plato cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, trong dài hạn, Plato đặt mục tiêu học viên sẽ nói về uy tín thương hiệu của học viện trước khi nhắc tên giảng viên. Uy tín giảng viên và học viện sẽ là mối quan hệ tương hỗ bình đẳng thay vì quan hệ một chiều phụ thuộc hoàn toàn vào tên tuổi giảng viên.

* Học viện Plato có những lớp đào tạo nào?

Plato là học viện chuyên sâu đào tạo về thương hiệu và các chuyên ngành liên quan. Ngoài lớp xây dựng thương hiệu bền vững theo chuẩn quốc tế còn có các lớp Actionable Marketing (Marketing ứng dụng), Copywriting (lớp dạy về kỹ năng viết). Các lớp này đều được thiết kế cùng một mục đích là xây dựng thương hiệu một cách bài bản bền vững theo chuẩn quốc tế.

Thương hiệu là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp thành công. Nhưng bạn có biết từ trước đến nay thương hiệu cá nhân mới chính là thương hiệu giúp bạn và doanh nghiệp của bạn thành công hơn cả. Vậy thương hiệu cá nhân là gì,thương hiệu cá nhân có tầm quan trọng như thế nào và có bao nhiêu bước để xây dựng một thương hiệu cá nhân hoàn hảo nhất? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Thương hiệu cá nhân là gì?

Như nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos từng nói: “Thương hiệu cá nhân là những gì người ta nói về bạn khi bạn không có mặt ở đó”. Đó là danh tiếng, là những thứ giúp người khác nhanh chóng nhận ra bạn, là cách bạn tự quảng bá tên tuổi và định giá lời hứa của bản thân”. Nếu như thương hiệu doanh nghiệp là những giá trị hình ảnh, lợi ích, điểm nhận dạng riêng biệt của từng doanh nghiệp  thì thương hiệu cá nhân chính là các hình ảnh, giá trị giúp người ta phân biệt được bạn với người khác. Nói cách khác, đó là tất cả những gì mọi người nhìn nhận được ở bạn về ngoại hình, tính cách, nghề nghiệp và các giá trị mà bạn đóng góp được cho xã hội.

Người ta vẫn hay nhầm lẫn giữa xây dựng thương hiệu cá nhân và xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Điểm khác biệt lớn nhất chính là doanh nghiệp quảng bá sản phẩm hay dịch vụ, trong khi thương hiệu cá nhân tập trung vào quảng bá hình ảnh của chính bạn.

Vai trò của việc xây dựng thương hiệu cá nhân

Tầm quan trọng của thương hiệu cá nhân đối với doanh nghiệp

Thương hiệu cá nhân mang lại cho người sở hữu nhiều lợi ích. Thương hiệu cá nhân sẽ giúp bạn hiểu bản thân tốt hơn, giúp tăng sự tự tin và tính khẳng định. Quá trình phát triển thương hiệu cá nhân chính là quá trình “truyền bá” những thông điệp, khẳng định những giá trị cá nhân của bạn. Xây dựng được một thương hiệu cá nhân thành công cũng đồng nghĩa với việc bạn có một công cụ hữu ích để kiểm soát bản thân mình.

Thương hiệu cá nhân của những người đứng đầu có vai trò vô cùng lớn đối với một công ty, doanh nghiệp nhất là với những công ty ” start up”. Vì với những người có thương hiệu cá nhân riêng, việc ký kết hợp đồng hay việc liên kết với khách hàng trở nên dễ dàng hơn. Đơn giản vì hình ảnh cá nhân, cách làm việc hay ” chữ tín” chính là cách mà họ tạo thương hiệu cá nhân của mình với khách hàng. Việc xây dựng được thương hiệu cá nhân ngoài thương hiệu sản phẩm chính là yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp ngày càng thành công và phát triển.

Vai trò của việc xây dựng thương hiệu cá nhân

Các bước xây dựng thương hiệu cá nhân

Bước 1: Phải hiểu được bạn là ai?

Hiểu được bạn là ai không phải cách hiểu đơn giản như: tên bạn là gì, bạn đến từ đâu, bạn học trường nào…? Mà cách hiểu ” bạn là ai” ở đây chính là bạn có những kỹ năng gì : trình độ chuyên môn, năng lực làm việc, kinh nghiệm, học vấn; thế mạnh của bạn là gì; và đặc biệt đam mê, mục tiêu công việc bạn muốn hướng đến lâu dài là công việc gì?

Bước 2: Bạn được đánh giá như thế nào?

Trong mối quan hệ cá nhân : Bạn được bạn bè đánh giá là người như thế nào

Trong mối quan hệ về công việc: Đồng nghiệp, khách hàng nói gì về bạn

Sự nổi tiếng trên mạng : Bạn có được tìm thấy khi tìm kiếm trên google không

Bước 3: Bạn muốn đạt được điều gì?

Trong lĩnh vực kinh doanh của bạn: Tạo được sản phẩm hay dịch vụ của riêng bạn chưa?

Thị trường của bạn: Chọn chính xác thị trường mục tiêu cho thương hiệu của bạn

Phong cách của bạn: Hoạch định việc truyền thông một cách rõ ràng và nhất quán.

Bước 4: Kiến tạo thương hiệu?

Đặt tên và sáng tạo slogan thể hiện chính xác về bạn cũng như đảm bảo yếu tố đơn giản và dễ nhớ

Chọn màu sắc, thiết kế logo và nhận diện thương hiệu thể hiện được chính con người bạn

Tạo ra câu chuyện thương hiệu của chính bạn

Bước 5 : Tạo dựng ” hệ sinh thái “của riêng bạn

” Căn nhà” của bạn: Tạo blog để làm nơi trung tâm cho mọi sự kết nối truyền thông trên mạng.

“Công viên” của bạn: Hãy sử dụng các mạng xã hội để chia sẻ và kết nối

“Nhà hát và câu lạc bộ”: Sử dụng kênh truyền thông xã hội để chia sẻ các nội dung hay của bạn.

Bước 6: Tạo quan hệ

Người ảnh hưởng: Hãy đi theo các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực của bạn để học hỏi và tạo mối quan hệ

Cộng đồng: Chủ động tham gia vào các hiệp hội hay cộng đồng trong lĩnh vực của bạn.

Offline: Tham dự các sự kiện offline trong lĩnh vực của bạn.

Bước 7: Xây dựng nội dung

Blog: Đăng các bài viết hay cập nhật thường xuyên

Kênh truyền thông xã hội: Tạo và chia sẻ các nội dung để tạo hiệu ứng chia sẻ mạng xã hội

Bước 8: Tạo kết nối và chia sẻ

Đối thoại: Tham gia các cuộc đối thoại của các thành viên trên mạng xã hội

Bình luận: Xem các lời bình luận có giá trị trong các blog của chuyên ngành.

Chia sẻ: Chia sẻ các nội dung có giá trị trên blog hay kênh của người khác.

Bước 9: Lắng nghe và theo dõi

Tin tức: Lưu giữ các bài viết trên mạng

Sự phê bình: Lắng nghe và ứng xử với các phê bình một cách chuyên nghiệp

Theo dõi: Theo dõi và ghi nhận lại các hoạt động về tạo dựng thương hiệu của bạn

Vai trò của việc xây dựng thương hiệu cá nhân

Trên đây chính là tầm quan trọng của thương hiệu cá nhân và các bước xây dựng một thương hiệu cá nhân hoàn chỉnh mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng với bài viết trên bạn có thể tự xây dựng thương hiệu cá nhân của riêng mình để tăng cao giá trị bản thân và đem lại lợi ích cho công ty, doanh nghiệp của bạn.